Tiểu kết chương 2

Một phần của tài liệu yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người việt nam ở thành phố huế (Trang 37 - 38)

5. Bố cục

2.3. Tiểu kết chương 2

Từ sự phân tích trên ta thấy, văn hóa giao tiếp của người Huế cũng mang đậm đặc trưng của một nền văn hóa nông nghiệp, và đậm đà màu sắc nhân văn chủ nghĩa. Lối sống trọng tình, trọng nghĩa càng xích mọi người gần nhau hơn và họ luôn coi trọng nhu cầu giao tiếp, phải nói sao cho lịch sự, nói sao cho vừa lòng người nghe và không làm ảnh hưởng đến thể diện của họ “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, nói làm sao để duy trì được cuộc giao tiếp đạt hiệu quả như mong muốn. Trong giao tiếp phải nói năng ra sao để không đe dọa thể diện dương tính của người khác mà cũng không làm mất đi thể diện âm tính của bản thân là một vấn đề không phải dễ dàng thực hiện được trong mọi tình huống giao tiếp.

Việc lựa chọn từ ngữ xưng hô nói riêng và lựa chọn cách thức diễn đạt nói chung là vấn đề không chỉ có ý nghĩa ngôn ngữ học đơn thuần mà nó còn là vấn đề văn hóa ứng xử vai giao tiếp trong quá trình thực hiện chức năng giao tiếp của thành viên tham gia hội thoại. Mỗi người trong khi giao tiếp phải nhận thức được bản thân mình trong quan hệ với người đối thoại, đồng thời cũng đoán nhận được hình ảnh của người đối thoại để lựa chọn đúng từ xưng hô, để đạt đươc mục đích giao tiếp mỗi người phải biết tạo dựng riêng cho mình những quy ước, chuẩn mực riêng trong cách biểu thị tính chất lịch sự. Bằng cách sử dụng nghệ thuật giao tiếp này chúng ta dễ dàng thành công trong giao tiếp cả về phương diện truyền đạt thông điệp cơ bản và cả về phương diện lịch sự. Lịch sự không phải là cái gì đó chỉ xuất hiện đôi lúc mà xuất hiện bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu có cuộc hội thoại diễn ra. Lịch sự chính là những gì mà mọi người mong muốn có trong mọi cuộc hội thoại.

Ở Huế hệ thống từ xưng hô rất đa dạng, xưng hô thể hiện được thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe. Vì thế, để thể hiện sự tôn trọng mà những người tham gia giao tiếp cần biết lựa chọn từ xưng hô thế nào cho phù hợp với người đối thoại với mình, trong hoàn cảnh nào thì xưng hô như thế nào để thể hiện được tính lịch sự.

Chương 3

GIÁ TRỊ NGỮ NGHĨA – NGỮ DỤNG CỦA YẾU TỐ LỊCH SỰ TRONG NGÔN NGỮ GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT Ở

THÀNH PHỐ HUẾ

Phần lớn các nhà nghiên cứu về lịch sự thường quan tâm tới các giá trị ngữ nghĩa – ngữ dụng của yếu tố đó mang lại trong quá trình giao tiếp. Lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người Việt nói chung và của người Huế nói riêng thường thể hiện rõ nhất qua cách chọn từ xưng hô giữa những người tham gia hội thoại. Các nhân vật xưng hô dựa trên sắc thái, tình cảm, thái độ của vai giao tiếp, tùy thuộc vào tình cảm, thái độ và vai giao tiếp mà có cách chọn từ xưng hô sao cho phù hợp. Đồng thời, thông qua từ ngữ xưng hô chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được mối quan hệ giữa các bên tham gia hội thoại và mức độ lịch sự và sự tương tác hội thoại mà từ ngữ đó mang lại như thế nào.

Một phần của tài liệu yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người việt nam ở thành phố huế (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w