5. Bố cục
3.2.2. Dùng từ xưng hô theo quan hệ vai giao tiếp
Để thể hiện được tính lịch sự thì từ xưng hô đóng vai trò rất quan trọng, dựa vào từ ngữ xưng hô ta có thể nhận thấy được quan hệ giữa những người tham gia hội thoại, từ đó có thể nhận biết được mức độ lịch sự của nhân vật giao tiếp.
Hệ thống từ xưng hô trong hội thoại rất đa dạng và phức tạp. Trong mỗi cặp từ xưng hô là tiền giả định cho các kiểu quan hệ và vị thế hội thoại nhất định. Việc sử dụng từ xưng hô nào sẽ quyết định quan hệ giao tiếp và cần phải duy trì trong suốt cuộc hội thoại. Xưng hô thế nào để bày tỏ được tính lịch sự, không đe dọa thể diện của người khác và duy trì được cuộc thoại theo chiều hướng tích cực.
Trong quan hệ giao tiếp có quan hệ ngang vai và không ngang vai
- Quan hệ ngang vai
Quan hệ ngang vai là quan hệ của các cặp giao tiếp mà có vị thế xã hội ngang hàng hoặc ngang bằng nhau về tuổi tác. Ở quan hệ này các vai tham gia giao tiếp có thể sử dụng các từ xưng hô khá tự do, thoải mái, không bị bó buộc bởi một quy tắc ứng xử nào và không bị coi là bất lịch sự, không tôn trọng người đối thoại, điều này sẽ làm cho cuộc thoại giàu sắc thái hơn. Trong quan hệ ngang bên cạnh việc vẫn giữ vững được tính lịch sự sẵn có vẫn còn có cả giá trị suồng sã khi sử dụng từ xưng hô. Suồng sã trong quan hệ giao tiếp đó không đe dọa thể diện của người tiếp nhận thông tin mà cách dùng từ xưng hô đó làm cho không khí của cuộc thoại không gò bó, không căng thẳng, làm cho cuộc thoại trở nên thân mật, gần gũi và đạt hiệu quả giao tiếp tốt hơn. Có thể sử dụng các từ kèm theo phía sau để tăng sắc thái tình cảm thân mật.
Ví dụ:
Xưng hô bằng danh từ chỉ tên riêng như vậy cũng được sử dụng nhiều trong quan hệ ngang vai.
Như vậy, ta có thể thấy từ xưng hô trong quan hệ ngang thì rất đa dạng, đa dạng thể hiện ở chỗ quan hệ này không bị ràng buộc bởi tính tôn ti và sự lễ phép trong quan hệ. Những người giao tiếp có quan hệ ngang vai có thể có cách xưng hô rất thoải mái và thay đổi linh hoạt theo tính chất cuộc thoại, dễ tạo được cảm giác bình đẳng, thân thiện với người đối thoại để cuộc hội thoại đi đến đích như mong muốn.
- Quan hệ không ngang vai
Quan hệ không ngang vai là quan hệ giữa cấp dưới với cấp trên, giữa người lớn tuổi và người nhỏ tuổi hơn, những người có vị thế xã hội không ngang bằng nhau. Trong quan hệ này thì tính tôn ti được đề cao hơn, người ở vai giao tiếp thấp hơn thường phải sử dụng những từ xưng hô mang tính tôn trọng, lễ phép, đề cao đối với người ở vai giao tiếp cao hơn. Tuy nhiên, người ở vai giao tiếp trên khi xưng hô với người dưới cũng phải đảm bảo được tính lịch sự mà vẫn thể hiện được mối quan hệ của mình với vai giao tiếp dưới. Các từ xưng hô thể hiện trong quan hệ này thường là: ông – con, bà – cháu, bác – cháu, anh – em, bà – con, mẹ - con, bố - con...
Ví dụ:
-Anh Cần đi đâu mà có vẻ vội vàng thế?
-Dạ. Con có tý việc muốn nhờ bác giúp đây.
Trong đoạn hội thoại trên anh Cần gọi người đối thoại của mình là “bác” còn xưng mình là “con”, thể hiện được tính lễ phép, tôn trọng của anh với người đối thoại là người lớn tuổi hơn phù hợp với tính chất của cuộc thoại.
Tùy vào từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể mà có thể lựa chọn từ xưng hô sao cho phù hợp, đảm bảo không đe dọa thể diện của người tiếp nhận cũng như thể diện của bản thân người phát ngôn.
Trong giao tiếp với người vai trên không được lược bỏ từ xưng hô, nếu lược bỏ sẽ bị coi là không lễ phép, vô lễ. Ở Huế không ai xưng “tôi” với người cao tuổi, một người bậc trên; cũng như không ai có thể gọi một người cao tuổi, người bậc trên là “nó”
Phép lịch sự trong ứng xử vai giao tiếp, bên cạnh việc bị chi phối bởi sự lựa chọn và sử dụng các từ xưng hô, thì còn bị chi phối bởi cách thức diễn đạt của các bên tham gia giao tiếp. Thông qua sự lựa chọn ngôn ngữ của nhân vật có thể nhận ra chân giá trị của lịch sự.
Ví dụ:
-Trời đất, hôm nay rồng có đến nhà tôm chơi, lâu mới thấy chị ghé chơi.
Với phát ngôn trên vị thế xã hội, vị thế giao tiếp của người nghe được đề cao hơn thông qua việc người nói sử dụng ngữ đoạn tình thái “rồng đến nhà tôm”
Trong giao tiếp hội thoại, một mặt người nói phải tự làm nổi mình lên (thể diện dương tính) mặt khác lại phải tôn trộng thể diện của đối phương. Trong hội thoại phải tôn trọng lãnh địa của người những cũng phải làm sao cho lãnh địa của mình không bị xúc phạm.
Giá trị ngữ dụng làm nổi bật nét văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp của người Việt đó là: vừa mềm mỏng nhưng vô cùng tinh tế, vừa lích sự mà lại sâu sắc, vừa hiện đại nhưng cũng đậm chất truyền thống, và cuối cùng đó là thể hiện được giá trị nhân văn cao đẹp của người Việt cũng như người Huế. Sự vận dụng khéo léo của ngôn từ sẽ mang lại những hiệu quả giao tiếp như mong muốn.