Đặc điểm ngữ nghĩa của các từ chỉ chức danh

Một phần của tài liệu yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người việt nam ở thành phố huế (Trang 43 - 45)

5. Bố cục

3.1.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của các từ chỉ chức danh

Như chương 2 đã phân tích danh từ chỉ chức danh là những từ chỉ chức vụ, danh hiệu, nghề nghiệp, học hàm, học vị...Nét đặc biệt của danh từ chỉ chức danh là thường dùng để hô (để chỉ ngôi thứ 2), rất ít khi danh từ chỉ chức danh dùng để xưng (chỉ ngôi thứ nhất).

Xưng hô bằng danh từ chỉ chức danh thường là cách xưng hô mang tính xã giao, tuân theo những quy định bắt buộc. Các danh từ này chỉ được sử dụng nhiều ở trong các cuộc giao tiếp mang tính nghi thức như các cuộc họp...

Ở Huế mọi người khi lên chùa dù lớn tuổi hay nhỏ tuổi thường gọi những người đứng đầu ngôi chùa là “thầy”, nếu là nam xuất gia thì gọi là “chú”, nếu là nữ xuất gia thì gọi là “cô” hoặc gọi bằng pháp danh của người đó và hạ bậc của mình bằng “con” . Điều đó thể hiện được sự tôn trọng, thành kính của họ đối với những người nơi cửa Phật.

Ví dụ:

-Bạch thầy, Đăng Minh trốn học, la cà ở quán cà phê tím.

(Trần Thùy Mai, Thương nhớ hoàng lan) -Thầy cho phép con vào trong thắp hương được không ạ?

Hay khi chúng ta đi ra chợ vẫn thấy những người bán hàng gọi những người dạy học là cô, thầy.

Ví dụ:

-Hôm nay mua chi ?

Hay

-Hôm nay thầy đi chợ giùm vợ à?

Tất cả những phát ngôn trên đều thể hiện thái độ kính trọng của người nói đối với người nghe với chức danh xưng gọi theo nghề nghiệp nhằm đề cao thể diện của người đối thoại, và người nghe cũng cảm thấy vị thế xã hội của mình cũng được nâng lên, cảm thấy bản thân được tôn trọng.

Danh từ chỉ chức danh cũng được kết hợp với các yếu tố xưng hô khác như: danh từ thân tộc, danh từ chỉ tên riêng, danh từ chỉ giới tính nhưng tần số xuất hiện của kiểu xưng hô này ở Huế hiện nay là rất hiếm. Xưng hô phải phù hợp với thoại trường, trong giao tiếp thường ngày mà cứ lúc nào cũng cứ “một giáo sư, hai giáo sư” với người khác sẽ bị xem là “vô duyên” Họ ít khi

gọi thầy giáo là ông giáo, hoặc gọi thợ điện là bác thợ điện...họ cũng không gọi người giúp việc là thằng mõ hay con sen...

Ví dụ:

-Hôm nay bác phó chủ tịch sẽ tới thăm làng mình.

Trong cuộc họp chẳng hạn:

- Xin đồng chí bí thư cho ý kiến về kế hoạch sắp tới của chi bộ.

Các danh từ chỉ chức danh thường mang sắc thái trang trọng, lịch sự, ngoài ra các danh từ chỉ chức danh còn mang yếu tố nghĩa tôn ti, thể hiện được vị thế của vai tham gia giao tiếp. Tùy vào từng hoàn cảnh giao tiếp mà sử dụng từ chỉ chức danh phù hợp nhằm tạo ra sắc thái thân mật, gần gũi hay coi thường, khinh miệt. Và phạm vi hoạt động của những từ này chỉ phù hợp trong các cuộc giao tiếp mang tính chất xã hội như nơi công sở, trong không khí trang trọng chứ không thích hợp với giao tiếp trong gia đình, thân mật.

Một phần của tài liệu yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người việt nam ở thành phố huế (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w