Đặc điểm ngữ nghĩa của danh từ chỉ tên riêng

Một phần của tài liệu yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người việt nam ở thành phố huế (Trang 45 - 47)

5. Bố cục

3.1.4.Đặc điểm ngữ nghĩa của danh từ chỉ tên riêng

Cách xưng hô bằng danh từ chỉ tên riêng là cách xưng hô được sử dụng rất phổ biến ở Huế. Cách xưng hô này thay đổi theo tuổi tác, giới tính...Người Việt nói chung và người Huế nói riêng dùng danh từ chỉ tên riêng để xưng hô chứ không dùng hô như một số nơi khác.

Ví dụ:

(a) - Tối nay Lan có đi xem ca nhạc không?

(b) - Tối nay Lan có việc bận mất rồi. Mai có đi được không? (c) - Mai chắc cũng không đi được, mẹ Mai đang ốm.

Trong đoạn hội thoại trên, Lan ở câu (a) để chỉ ngôi thứ 2, Lan ở câu (b) dùng để chỉ ngôi thứ nhất. Mai thứ nhất ở câu (c) để chỉ ngôi thứ 2, Mai thứ 2 và thứ 3 ở câu (c) dùng để chỉ ngôi thứ nhất. Danh từ riêng Lan và Mai được sử dụng trong cách xưng hô hằng ngày của cả Lan và Mai. Thông qua cách

xưng hô này có thể thấy được mức độ tình bạn của hai người, đó là tình cảm thân thiết giữa hai người bạn chơi thân với nhau.

Xưng hô bằng danh từ chỉ tên riêng thường được dùng trong giao tiếp với sắc thái ý nghĩa thân mật, gần gũi giữa các vai khi tham gia giao tiếp. Tuy nhiên, trong các môi trường giao tiếp khác nhau nhằm thể hiện các sắc thái tình cảm hoặc trân trọng, hoặc suồng sã, miệt thị mà bản thân cách xưng hô bằng danh từ chỉ tên riêng không thể hiện hết được người ta thường kết hợp danh từ chỉ tên riêng với các yếu tố khác tạo thành tổ hợp từ dùng để xưng hô như: danh từ chỉ thân tộc, danh từ chỉ chức danh, danh từ chỉ giới tính....

+ Danh từ chỉ tên riêng + danh từ chỉ thân tộc: - Mồng một anh gắng về nhà nghe anh Minh.

- Chuyện năng lực của chị Liên thì nói làm gì nữa, những dư luận dậy sóng lắm chị Hạnh ạ.

Cách nói này thể hiện mối quan hệ rất gần gũi, tình cảm giữa những người tham gia hội thoại.

Ví dụ:

Cuộc nói chuyện giữa hai người cùng hoạt động cách mạng với nhau họ xưng hô rất thân mật. Đoạn hội thoại giữa anh Thất và chị Hạnh thể hiện rõ:

-Giai đoạn thong thả qua rồi chị Hạnh à, ăn nhau là lúc này đây.

- Dạ, tui biết, chi bộ có học

(Tô Nhuận Vỹ, Dòng sông phẳng lặng)

Theo phép lịch sự mặc dù chị Hạnh lớn tuổi hơn anh Thất nhưng chị Hạnh vẫn gọi anh Thất bằng anh và “dạ” khi trả lời anh Thất. Cách xưng hô này cho thấy tình cảm thân thiết giữa hai người không chỉ là tình đồng chí mà còn là tình cảm giữa hai người có cùng lý tưởng cách mạng.

-Bí thư Thùy Linh đại diện đoàn trường đi dự đại hội vào thứ 2 tuần sau nhé.

Phát ngôn này tạo sự trang trọng trong phong cách hành chính, thể hiện được sự tôn trọng của người nói đối với người nghe, thể diện của người nghe được tôn vinh nhờ có danh từ chỉ chức danh “bí thư”

+ Danh từ chỉ tên riêng + danh từ chỉ giới tính: -Trưa nay, thằng Nam sẽ đi Hà Nội đấy.

“Thằng Nam” dùng để chỉ một người con trai tên là Nam, đây có thể là lời thông báo của người cùng tuổi hoặc người lớn tuổi hơn, người nói gọi người tên Nam là “thằng” thể hiện sự thân mật chứ không suồng sã, hay có thái độ xem thường.

Một phần của tài liệu yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người việt nam ở thành phố huế (Trang 45 - 47)