Giá trị ngữ dụng của yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp

Một phần của tài liệu yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người việt nam ở thành phố huế (Trang 47 - 59)

5. Bố cục

3.2. Giá trị ngữ dụng của yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp

3.2.1. Dùng từ xưng hô theo thái độ, tình cảm của vai giao tiếp

- Xưng hô theo thái độ tôn trọng hay không tôn trọng

 Thái độ tôn trọng

Để thể hiện thái độ tôn trọng, các nhân vật thường hô nâng bậc (dùng từ chỉ quan hệ trên hoặc chỉ người có độ tuổi cao để hô người không ở quan hệ trên hoặc chưa ở độ tuổi cao tương ứng). Đáng là ông mà hô là cụ, không phải người sinh trước mình vẫn hô là anh chị, đang ở tuổi thanh niên mà hô là ông, đây chính là cách xưng hô nâng bậc.

Ví dụ:

(a)- Bác dùng thêm cơm nữa để con lấy - Cảm ơn chị, tôi đủ rồi.

(b)- Chị cho em hỏi đường Nguyễn Huệ đi đường nào? - Anh cứ đi thẳng rồi rẽ phải là đến.

Trong những phát ngôn trên, cách xưng hô kiểu nâng bậc thể hiện thái độ tôn trọng đối với người nghe, đảm bảo được sự chân thành và thể hiện

mình là người có văn hóa, nhất là đối với những người mình mới gặp lần đầu, chưa quen biết thì nên xưng hô kiểu nâng bậc để không làm mất thể diện và càng gây được thiện cảm với người đối thoại.

 Thái độ không tôn trọng

Không tôn trọng tức là đáng ở bậc trên mà dùng từ bậc dưới mà hô, đáng tuổi trên mà dùng từ tuổi dưới mà hô (đáng hô là cụ mà hạ xuống thành ông, đáng bậc anh chị mà gọi là mày...)

Khi hai người tham gia giao tiếp mâu thuẫn, tranh cãi nhau họ thường dùng cách hô hạ bậc người đối thoại và nâng bậc của mình mà không còn cần biết vai giao tiếp như thế nào mới là đúng như: Ông đây, bà đây nhằm làm mất thể diện của đối phương.

Ví dụ:

-Bà thách mày đấy, có giỏi mày đụng vào bà đây xem.

Tuy nhiên, đôi khi người nói vi phạm cách ứng xử thông thường này, không phải cứ xưng hô nâng bậc là để bày tỏ sự tôn trọng và hô hạ bậc lại sự coi thường. Có khi cách xưng hô hạ bậc bày tỏ sự thân hữu, gắn bó hơn đối với người đối thoại. Khi xưng hô hạ bậc và được cả hai bên tham gia giao tiếp thỏa thuận, đồng tình điều này làm cho khoảng cách sẽ được thu hẹp lại và giao tiếp càng đạt được hiệu quả giao tiếp cao mà không mất đi tính chất lịch sự vốn có.

Ví dụ:

-Chỗ bạn bè thân thiết chị chị em em làm gì, cứ mày tao cho thoải mái.

Khi người nói nêu lý do dùng cách xưng hô hạ bậc, để tránh sự hiểu lầm của người nghe người nói dùng cách rào đón “chỗ bạn bè thân thiết” vì thường thì lối xưng hô “mày - tao” là biểu thị thái độ coi thường, khiếm nhã.

Để thể hiện được tính lịch sự thì từ xưng hô đóng vai trò rất quan trọng, dựa vào từ ngữ xưng hô ta có thể nhận thấy được quan hệ giữa những người tham gia hội thoại, từ đó có thể nhận biết được mức độ lịch sự của nhân vật giao tiếp.

Hệ thống từ xưng hô trong hội thoại rất đa dạng và phức tạp. Trong mỗi cặp từ xưng hô là tiền giả định cho các kiểu quan hệ và vị thế hội thoại nhất định. Việc sử dụng từ xưng hô nào sẽ quyết định quan hệ giao tiếp và cần phải duy trì trong suốt cuộc hội thoại. Xưng hô thế nào để bày tỏ được tính lịch sự, không đe dọa thể diện của người khác và duy trì được cuộc thoại theo chiều hướng tích cực.

Trong quan hệ giao tiếp có quan hệ ngang vai và không ngang vai

- Quan hệ ngang vai

Quan hệ ngang vai là quan hệ của các cặp giao tiếp mà có vị thế xã hội ngang hàng hoặc ngang bằng nhau về tuổi tác. Ở quan hệ này các vai tham gia giao tiếp có thể sử dụng các từ xưng hô khá tự do, thoải mái, không bị bó buộc bởi một quy tắc ứng xử nào và không bị coi là bất lịch sự, không tôn trọng người đối thoại, điều này sẽ làm cho cuộc thoại giàu sắc thái hơn. Trong quan hệ ngang bên cạnh việc vẫn giữ vững được tính lịch sự sẵn có vẫn còn có cả giá trị suồng sã khi sử dụng từ xưng hô. Suồng sã trong quan hệ giao tiếp đó không đe dọa thể diện của người tiếp nhận thông tin mà cách dùng từ xưng hô đó làm cho không khí của cuộc thoại không gò bó, không căng thẳng, làm cho cuộc thoại trở nên thân mật, gần gũi và đạt hiệu quả giao tiếp tốt hơn. Có thể sử dụng các từ kèm theo phía sau để tăng sắc thái tình cảm thân mật.

Ví dụ:

Xưng hô bằng danh từ chỉ tên riêng như vậy cũng được sử dụng nhiều trong quan hệ ngang vai.

Như vậy, ta có thể thấy từ xưng hô trong quan hệ ngang thì rất đa dạng, đa dạng thể hiện ở chỗ quan hệ này không bị ràng buộc bởi tính tôn ti và sự lễ phép trong quan hệ. Những người giao tiếp có quan hệ ngang vai có thể có cách xưng hô rất thoải mái và thay đổi linh hoạt theo tính chất cuộc thoại, dễ tạo được cảm giác bình đẳng, thân thiện với người đối thoại để cuộc hội thoại đi đến đích như mong muốn.

- Quan hệ không ngang vai

Quan hệ không ngang vai là quan hệ giữa cấp dưới với cấp trên, giữa người lớn tuổi và người nhỏ tuổi hơn, những người có vị thế xã hội không ngang bằng nhau. Trong quan hệ này thì tính tôn ti được đề cao hơn, người ở vai giao tiếp thấp hơn thường phải sử dụng những từ xưng hô mang tính tôn trọng, lễ phép, đề cao đối với người ở vai giao tiếp cao hơn. Tuy nhiên, người ở vai giao tiếp trên khi xưng hô với người dưới cũng phải đảm bảo được tính lịch sự mà vẫn thể hiện được mối quan hệ của mình với vai giao tiếp dưới. Các từ xưng hô thể hiện trong quan hệ này thường là: ông – con, bà – cháu, bác – cháu, anh – em, bà – con, mẹ - con, bố - con...

Ví dụ:

-Anh Cần đi đâu mà có vẻ vội vàng thế?

-Dạ. Con có tý việc muốn nhờ bác giúp đây.

Trong đoạn hội thoại trên anh Cần gọi người đối thoại của mình là “bác” còn xưng mình là “con”, thể hiện được tính lễ phép, tôn trọng của anh với người đối thoại là người lớn tuổi hơn phù hợp với tính chất của cuộc thoại.

Tùy vào từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể mà có thể lựa chọn từ xưng hô sao cho phù hợp, đảm bảo không đe dọa thể diện của người tiếp nhận cũng như thể diện của bản thân người phát ngôn.

Trong giao tiếp với người vai trên không được lược bỏ từ xưng hô, nếu lược bỏ sẽ bị coi là không lễ phép, vô lễ. Ở Huế không ai xưng “tôi” với người cao tuổi, một người bậc trên; cũng như không ai có thể gọi một người cao tuổi, người bậc trên là “nó”

Phép lịch sự trong ứng xử vai giao tiếp, bên cạnh việc bị chi phối bởi sự lựa chọn và sử dụng các từ xưng hô, thì còn bị chi phối bởi cách thức diễn đạt của các bên tham gia giao tiếp. Thông qua sự lựa chọn ngôn ngữ của nhân vật có thể nhận ra chân giá trị của lịch sự.

Ví dụ:

-Trời đất, hôm nay rồng có đến nhà tôm chơi, lâu mới thấy chị ghé chơi.

Với phát ngôn trên vị thế xã hội, vị thế giao tiếp của người nghe được đề cao hơn thông qua việc người nói sử dụng ngữ đoạn tình thái “rồng đến nhà tôm”

Trong giao tiếp hội thoại, một mặt người nói phải tự làm nổi mình lên (thể diện dương tính) mặt khác lại phải tôn trộng thể diện của đối phương. Trong hội thoại phải tôn trọng lãnh địa của người những cũng phải làm sao cho lãnh địa của mình không bị xúc phạm.

Giá trị ngữ dụng làm nổi bật nét văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp của người Việt đó là: vừa mềm mỏng nhưng vô cùng tinh tế, vừa lích sự mà lại sâu sắc, vừa hiện đại nhưng cũng đậm chất truyền thống, và cuối cùng đó là thể hiện được giá trị nhân văn cao đẹp của người Việt cũng như người Huế. Sự vận dụng khéo léo của ngôn từ sẽ mang lại những hiệu quả giao tiếp như mong muốn.

3.3. Tiểu kết chương 3

Lịch sự trong giao tiếp rất đa dạng và phong phú. Việc vận dụng các tình huống giao tiếp cụ thể vào phân tích để thấy rõ được giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của yếu tố này là điều cần thiết và nó đem lại kết quả xác đáng cho vấn đề đang được nghiên cứu.

Khi phân tích về giá trị ngữ nghĩa, tiền giả định về lịch sự luôn được gắn kết với từng trường hợp sử dụng khác nhau trong giao tiếp. Lịch sự nhằm giữ và không làm phương hại thể diện của cả người nghe lẫn người nói.

Giá trị ngữ dụng lại làm nổi bật lên nét văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp trong đời sống diễn ra hằng ngày. Trong giao tiếp cần phải biết lựa chọn từ xưng hô sao cho phù hợp với vai giao tiếp, vị thế giao tiếp biểu thị được tính lịch sự trong nói năng. Việc lựa chọn đúng từ ngữ xưng hô sẽ làm cho cuộc thoại đi đến đích như mong muốn và đạt hiệu quả giao tiếp cao.

Nếu hệ thống từ xưng hô chỉ chiếu vật vai giao tiếp thì rất tiện dụng trong giao tiếp. Tuy nhiên, trong giao tiếp còn tồn tại quan hệ liên cá nhân và bị chi phối bởi phép lịch sự. Tất cả những nhân tố này đều phải được biểu hiện trong hoạt động giao tiếp nói năng, mà trước hết là trong xưng hô giữa các nhân vật tham gia hội thoại. Ngoài cái cốt lõi là vai giao tiếp ra, các từ xưng hô còn thể hiện vị thế xã hội, mức độ thân cận khác nhau, đảm bảo được sự lịch sự của người nói đối với người nghe. Vì vậy, việc lựa chọn từ xưng hô sao cho phù hợp với vai vế, vị thế là tất yếu và cũng là điều kiện quan trọng, nó quyết định đến tính chất lịch sự trong giao tiếp. Mỗi nơi, mỗi vùng miền khác nhau do đặc điểm về văn hóa, xã hội và lối sống của từng vùng thì sẽ có hệ thống từ xưng hô không giống nhau. Hiệu quả giao tiếp phụ thuộc nhiều vào khả năng ứng xử và lựa chọn cung cách xưng hô của đối tượng giao tiếp.

Cách xưng hô của người Huế thể hiện sự biến chuyển và chịu sự tác động mạnh của thời gian và lịch sử. Lối sống trọng tình cảm dẫn tới việc lựa chọn từ xưng hô cũng nghiêng hẳn về tình cảm, lấy yêu ghét làm nguyên tắc ứng xử: “yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”.Tùy vào quan hệ xã hội , tùy vào hoàn cảnh giao tiếp mà lựa chọn ngôn ngữ, cung cách giao tiếp sao cho phù hợp với từng đối tượng và có thể dần dần thay đồi theo chiều hướng của cuộc thoại sao cho không đe dọa thể diện của người nghe.

KẾT LUẬN

Trong cuộc sống hằng ngày lịch sự trong giao tiếp là một nhân tố nhằm duy trì các mối quan hệ xã hội, nó tác động trực tiếp tới quá trình giao tiếp và hiệu quả giao tiếp. Mỗi người khi tham gia hội thoại luôn phải ý thức về phép lịch sự và đặt nó vào một vị trí quan trọng để từ đó lựa chọn một cách thức giao tiếp hợp lý và có hành vi ngôn ngữ phù hợp. Trong tâm thức người Việt nói chung và người Huế nói riêng, nơi trật tự, tôn ti xã hội được coi trọng, thì lịch sự trong nghi thức lời nói được đánh giá rất cao. Nghiên cứu về “Yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người Việt ở thành phố Huế” là một công việc rất thú vị và thực tế. Đề tài mạng lại cho chúng tôi được nhiều hiểu biết về vấn đề văn hóa lịch sự của con người ở thành phố Huế, những nét đặc trưng trong cung cách giao tiếp của người Huế.

Trong phạm vi và giới hạn cho phép khóa luận đã tập trung trình bày những nội dung cơ bản liên quan đến đề tài như:

1. Xuất phát từ mục đích và ý nghĩa nghiên cứu đề tài của chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra thực tế, thống kê ngôn ngữ và phương pháp so sánh, đối chiếu vầ vấn đề lịch sự ở thành phố Huế. Khóa luận của chúng tôi tập trung nghiên cứu những vấn đề về ngữ cảnh giao tiếp, lý thuyết hội thoại và đặc biệt quan tâm đến chiến lược lịch sự trong giao tiếp; đặc điểm của yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người Việt ở thành phố Huế; các giá trị về ngữ nghĩa – ngữ dụng của yếu tố lịch sự và hiệu quả của nó mang lại.

2. Khi nghiên cứu về vấn đề cơ sở lý luận, lý thuyết của yếu tố lịch sự ngoài việc tìm hiểu về ngữ cảnh giao tiếp và lý thuyết hội thoại thì đề tài tập trung vào chiến lược lịch sự trong quá trình giao tiếp và các quan điểm của các nhà nghiên cứu về lịch sự, trong đó chúng tôi chủ yếu đề cập đến quan điểm của R. Lakoff và quan điểm của G. Leech, là hai tác giả có nhiều đóng

góp quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu về lịch sự. Đồng thời đề tài cũng tìm hiểu về các nguyên tắc, phương châm cộng tác trong hội thoại và tính chất lịch sự của nó. Tất cả những nội dung này chính là nền tảng cho việc khảo sát yếu tố lịch sự mà đề tài cần triển khai. Nhằm định hướng cho việc khảo sát và phân tích nội dung đề tài theo đúng như bản chất và mục đích của nó.

3. Trong phần đặc điểm của yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp ở thành phố Huế, đề tài chúng tôi nêu khái quát về tự nhiên, đặc điểm văn hóa - xã hội và những ảnh hưởng của nó trong quá trình giao tiếp. Bên cạnh đó, đề tài tập trung đi sâu hơn vào các quan hệ vai giao tiếp giữa các nhân vật tham gia hội thoại, cụ thể hơn là các thuộc tính quan hệ như tuổi tác, vị thế xã hội, chức vụ, uy tín...Ở phần này chúng tôi chú ý đặc biệt đến vấn đề từ ngữ xưng hô trong giao tiếp ở Huế như xưng hô bằng danh từ thân tộc, bằng tên riêng hay bằng các từ chỉ chức danh, chức vụ và phân tích là rõ những hiệu quả giao tiếp của chính sự lựa chọn đó mang lại.

4. Ngoài ra đề tài còn tìm hiểu và nghiên cứu về các giá trị ngữ nghĩa - ngữ dụng của yếu tố lịch sự. Mỗi cách xưng hô đề có những giá trị riêng sẵn có và tiêu biểu. Lịch sự trong giao tiếp của người Việt nói chung và người Huế nói riêng chịu sự tác động, chi phối của yếu tố văn hóa - xã hội, hoàn cảnh giao tiếp và quan hệ liên cá nhân và gắn với mục đích của từng đối tượng trong mỗi cuộc giao tiếp cụ thể nào đó. Tùy vào quan hệ xã hội, tùy vào hoàn cảnh giao tiếp mà lựa chọn ngôn ngữ, cung cách giao tiếp sao cho phù hợp với từng đối tượng và có thể dần thay đổi theo chiếu hướng của cuộc thoại sao cho không đe dọa đến thể diện của người nghe. Hiệu quả của một cuộc thoại phù thuộc đáng kể vào năng lực ứng xử vai trong quan hệ xã hội đa dạng ứng với các tình huống giao tiếp khác nhau, mục đích, nhiêm vụ giao tiếp khác nhau.

Như vậy, đề tài đã nghiên cứu, khảo sát yếu tố lịch sự của người Việt ở Huế một cách rất cơ bản có hệ thống và khoa học.

Qua đề tài này, chúng ta phần nào hiểu được những đặc điểm về phép lịch sự trong xưng hô, trong ứng xử vai giao tiếp của con người miền đất cố

Một phần của tài liệu yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người việt nam ở thành phố huế (Trang 47 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w