Các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ (Trang 67 - 73)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.3. Các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo

Nhóm giải pháp này là thực hiện những cơ chế, chính sách giảm nghèo mang tính hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng là hộ nghèo, người nghèo, vùng nghèo. Các giải pháp này nhằm tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu ở các xã đặc biệt khó khăn, đẩy mạnh trợ giúp người nghèo phát triển sản xuất kinh doanh, áp dụng phương thức trợ giúp lãi suất đối với tín dụng cho người nghèo, thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục, nhà ở...cụ thể với các giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, hỗ trợ vay vốn ưu đãi và hướng dẫn người nghèo cách làm ăn

Vốn là nhu cầu không thể thiếu được cho sản xuất, kinh doanh, và đối với người nghèo thì nhu cầu vốn còn thiết yếu hơn nữa, đó là cơ hội để họ vươn lên hòa nhập với cuộc sống cộng đồng, là cứu cánh để giúp họ thoát đói, vượt nghèo. Vốn tạo ra việc làm cho người nghèo và cho gia đình họ, từ đó tạo ra thu nhập, giúp họ giải quyết được những nhu cầu cơ bản từng bước thoát ra khỏi đói nghèo lạc hậu. Đồng thời, vốn được tiếp tục đầu tư vào sản xuất để nâng cao hiệu quả của sản xuất, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng

cao chất lượng sản phẩm làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm để tăng thu nhập, tạo điều kiện cho người nghèo có tích lũy. Vì vậy, cần tạo điều kiện cho hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh được vay vốn với lãi suất ưu đãi, ưu tiên hộ nghèo có chủ hộ là phụ nữ, đối tượng chính sách, dân tộc thiểu số. Thủ tục vay vốn cần được đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, thời gian cho vay phải phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh. Kết hợp đẩy mạnh các biện pháp huy động để tạo nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Cần phải kiểm soát vốn đầu tư nhằm đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, sử dụng đúng mục đích, chống lãng phí, thất thoát và hiện tượng tiêu cực trong quản lý, sử dụng vốn.

Muốn giúp hộ nghèo thoát nghèo bền vững, huyện cần phải hỗ trợ về kiến thức, kỹ năng xây dựng kế hoạch bố trí sản xuất hợp lý, áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm để tăng thu nhập, đặc biệt quan tâm đến đối tượng hộ nghèo do thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức làm ăn. Hình thức chủ yếu là mở các lớp tập huấn tại thôn, bản với mô hình hội nghị đầu bờ, xây dựng các mô hình thí điểm, phát hành tài liệu phổ biến kiến thức cho nhân dân. Các chương trình, dự án đào tạo, tập huấn hướng dẫn người nghèo cách làm ăn phải phù hợp với tâm lý của người nghèo, phong tục của từng địa phương, đảm bảo cho đối tượng nghèo nhanh chóng có ý thức vươn lên thoát nghèo.

Thứ hai, nâng cao khả năng tiếp cận của người nghèo với giáo dục cơ bản và nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Một là, để tăng khả năng tiếp cận của người nghèo với giáo dục cần phải giải quyết được 2 vấn đề là giảm chi phí cho việc đi học của người nghèo và nâng cao lợi ích của việc giáo dục, tức là tạo ra những hiệu quả thiết thực nhận được từ giáo dục của người nghèo. Để giải quyết 2 vấn đề trên ở Hạ Hòa cần tập trung vào các vấn đề sau:

- Tập trung các nguồn lực, tranh thủ sự ủng hộ của trung ương để xoá bỏ tình trạng xã, bản trắng cơ sở giáo dục, xoá mù chữ; thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học cho trẻ hộ nghèo, phổ cập nghề cho thanh niên nông thôn, vùng dân tộc.

và nhà ở giáo viên cho các xã đặc biệt khó khăn, gắn với sắp xếp lại mạng lưới trường lớp đảm bảo thuận tiện cho người học.

- Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ giáo dục miền núi như: cấp sách giáo khoa miễn phí, miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác có liên quan đến học tập của con em hộ nghèo, thực hiện trợ cấp và cấp học bổng nhằm tạo điều kiện cho con em các gia đình hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số đi học ở 3 cấp.

Hai là, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người nghèo

Đây cũng là một giải pháp quan trọng bởi vì, để thoát nghèo thì vấn đề quan trọng là phải giải quyết việc làm cho người nghèo mà người nghèo thường ít có điều kiện học tập để có một trình độ chuyên môn nhất định nên tự tìm việc làm là rất khó khăn. Muốn giải quyết khó khăn này, huyện cần mở rộng quy mô và nâng cao năng lực đào tạo của các trường dạy nghề nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo lao động có chất lượng cao cho huyện.

Chú trọng đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động ở vùng nông nghiệp, nông thôn đã dành đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị, xã nghèo thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm. Ưu tiên đào tạo nghề cho người nghèo, người mới thoát nghèo, đối tượng chính sách, thanh niên chưa có nghề, bộ đội mới xuất ngũ.

Mở rộng ngành nghề đào tạo với đa cấp trình độ, chú trọng dạy nghề trình độ cao nhằm nâng cao chất lượng lao động đáp ứng nhu cầu thị trường và xuất khẩu lao động có thời hạn. Đào tạo nghề cần gắn với giải quyết việc làm cho người lao động, đào tạo theo địa chỉ và theo hợp đồng với doanh nghiệp sử dụng lao động.

Thứ ba, hỗ trợ pháp lý và khả năng tiếp cận pháp lý cho người nghèo. Mở rộng mạng lưới trợ giúp pháp luật để người nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp pháp luật.

Hoàn thiện thể chế trợ giúp pháp lý, ban hành văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý có hiệu lực cao làm cơ sở pháp lý cho việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, bao gồm: xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước và của các tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng chế định luật sư trợ giúp pháp lý, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của người thực hiện trợ giúp pháp lý...

Xây dựng và từng bước kiện toàn đội ngũ cán bộ pháp lý (luật sư, chuyên viên trợ giúp pháp lý và cộng tác viên), đáp ứng các nhu cầu trợ giúp pháp lý đa dạng. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên và chuyên sâu cho cán bộ pháp lý, chú trọng vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều nhu cầu trợ giúp pháp lý. Tăng cường cơ sở vật chất và điều kiện làm việc cho các tổ chức trợ giúp pháp lý ở địa phương, xây dựng các trung tâm trợ giúp pháp lý, tủ sách pháp luật ở xã, phường và phương tiện lưu động xuống làng xã, thôn bản.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến đời sống nhân dân như: Luật đất đai, Luật hôn nhân và gia đình, Luật chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, chính sách vay vốn, hỗ trợ giáo dục, khám chữa bệnh cho người nghèo...

Thứ tư, phát triển mạng lưới an sinh xã hội, trợ giúp các đối tượng yếu thế, gặp hoàn cảnh khó khăn

Ở vùng sâu vùng xa, mật độ dân cư thưa thớt, kết cấu hạ tầng yếu kém, điều kiện học tập, chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng dân cư khó khăn và điều kiện sống, phong tục tập quán các dân tộc khác nhau. Vì vậy, việc xây dựng đời sống văn hoá mới ở các thôn, bản, làng gặp rất nhiều khó khăn.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo đảm bảo an sinh xã hội, có điều kiện hỗ trợ các đối tượng yếu thế, gặp hoàn cảnh khó khăn, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Một là, tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội nói chung và đối với người nghèo, người bị rủi ro, nhất là phụ nữ và trẻ em nghèo. Bổ sung một số chính sách cứu trợ đột xuất: đối với hộ người nghèo gặp rủi ro (thiên tai, hoả hoạn, mất mùa...) được trợ cấp có thời hạn hoặc một lần (cứu đói, mai táng, trợ giúp chữa trị người bị thương tật, dựng lại nhà ở bị đổ, sập hoặc di chuyển chỗ ở...). Thực hiện tốt chương trình phòng chống thiên tai đặc biệt quan tâm đến đối tượng nghèo, hạn chế rủi ro, tái nghèo. Xây dựng hệ thống các giải pháp cứu trợ xã hội đột xuất hữu hiệu đối với người nghèo. Chuẩn bị các phương tiện cứu trợ kịp thời, nhanh chóng ứng phó và hạn chế thiệt hại về người và của khi

thiên tai xảy ra. Trợ giúp người nghèo khắc phục hậu quả thiên tai ổn định cuộc sống và sản xuất bình thường.

Hai là, ưu tiên các đối tượng yếu thế được thụ hưởng lợi ích từ các chương trình, mục tiêu quốc gia về phát triển xã hội như: đào tạo nghề, việc làm... Có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với hộ gia đình hoặc cơ sở sản xuất của đối tượng yếu thế (như người tàn tật, trẻ em lang thang kiếm sống, người bị nhiễm chất độc hoá học...) về mặt bằng sản xuất, thuế, tín dụng, thị trường... để đối tượng tự sản xuất kinh doanh, tạo thu nhập, cải thiện đời sống.

Ba là, khuyến khích chăm sóc trợ giúp đối tượng yếu thế tại cộng đồng làng, xã là chính, đồng thời quy hoạch phát triển các trung tâm xã hội để chăm sóc đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không nơi nương tựa bằng nguồn trợ giúp trong dân, nguồn viện trợ nhân đạo và hỗ trợ của Nhà nước.

Bốn là, có chính sách hỗ trợ ưu đãi để chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ngành nghề... phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, môi trường ở những vùng thường xuyên xảy ra thiên tai.

Thứ năm, chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế

Tạo điều kiện để người nghèo được cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng với giá cả phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và mức thu nhập của các tầng lớp dân cư. Thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là đối tượng chính sách và người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số...

Nâng mức đầu tư, tăng cường cán bộ y tế và tủ thuốc thông thường cho các thôn, bản. Tăng cường y, bác sỹ đến các xã nghèo, vùng nghèo. Nâng cao chất lượng đội ngũ và dịch vụ y tế cho các xã nghèo. Thực hiện tất cả các xã nghèo đều có trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% trạm y tế xã có nữ hộ sinh; 100% số trạm y tế xã miền núi, vùng sâu, vùng xa có bác sỹ; 100% phòng khám đa khoa cụm xã được xây dựng kiên cố và có bác sỹ; 100% thôn, bản có nhân viên y tế có trình độ sơ học trở lên; có chính sách tăng cường đào tạo cán bộ y tế người dân tộc thiểu số.

khám chữa bệnh nhân đạo, khuyến khích các đội y tế lưu động vùng cao, vùng sâu, biên giới hải đảo; xác định trách nhiệm của người nghèo trong phòng bệnh, tự bảo vệ chăm lo sức khoẻ của bản thân. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai thuộc diện nghèo được hỗ trợ theo các chương trình chống suy dinh dưỡng, bảo vệ sức khoẻ sinh sản.

Thứ sáu, khuyến khích người nghèo tham gia tích cực vào chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình.

Chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình là chương trình của toàn xã hội, song đối với người nghèo, vùng nghèo thì đây là vấn đề trực tiếp liên quan đến việc nâng cao đời sống của họ.

Thông thường nghèo gắn liền với lạc hậu, dân trí thấp, đời sống văn hóa tinh thần nghèo nàn, đông con. Đến lượt nó, đông con, nhiều người ăn theo trước hết là một gánh nặng cho gia đình và sau đó là toàn xã hội. Do đó làm cho người dân và đặc biệt là người nghèo hiểu rằng hạn chế sinh đẻ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, thực hiện mô hình gia đình có từ 1 đến 2 con là cách khôn ngoan để người nghèo tự cứu mình và cứu con cháu họ thoát khỏi trạng thái và cảnh ngộ nghèo.

Nhà nước, các cơ quan chức năng và các đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ... cần giúp đỡ, hỗ trợ người nghèo để họ có đủ hiểu biết và cuối cùng là khả năng tiếp cận được với chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình, từ đó mà thúc đẩy sự nghiệp giảm nghèo đến thắng lợi.

Về các giải pháp hỗ trợ người nghèo thực hiện chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, hiện nay huyện Hạ Hòa đang hướng tới các biện pháp cụ thể sau:

- Thực hiện miễn phí các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đối với người nghèo.

- Vận động làm chuyển biến nhận thức đối với người nghèo, vùng nghèo, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc về ý nghĩa của kế hoạch hoá gia đình...

Thứ bảy, đẩy mạnh thực hiện chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở, đất sản xuất, công cụ lao động cho hộ nghèo.

- Mở rộng phong trào làm nhà tình thương cho hộ nghèo, từng bước giải phóng các khu nhà tạm, nhà dột nát, xiêu vẹo, tranh tre, nhà ở trong khu vực môi trường bị ô nhiễm nặng, độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng người nghèo bằng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước kết hợp với huy động nguồn lực tại cộng đồng, sự đóng góp của chính hộ nghèo để bảo đảm nơi ở cho các hộ nghèo.

- Thông qua các biện pháp điều chỉnh quỹ đất, tạo điều kiện cho người nghèo sản xuất nông nghiệp có nhu cầu về ruộng đất, diện tích mặt nước (hồ, ao) để sản xuất theo hướng sau: hỗ trợ đất đai, diện tích mặt nước sản xuất cho những hộ nghèo làm nông nghiệp thông qua các hình thức khai hoang mở rộng diện tích, vận động cho người nghèo mượn đất, diện tích mặt nước để sản xuất; cấm chuyển nhượng đất đai bất hợp pháp. Nhằm giảm bớt khó khăn cho hộ nghèo trong cuộc sống, tạo điều kiện cho hộ nghèo tập trung vốn đầu tư cho sản xuất, Nhà nước có chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ nghèo...

- Ở những nơi không còn quỹ đất, cần hỗ trợ di dân vào các vùng kinh tế mới đã được quy hoạch.

- Hỗ trợ công cụ sản xuất cho hộ nghèo chuyển đổi nghề từ sản xuất nông nghiệp sang hoạt động dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp thông qua dạy nghề, trợ vốn mua sắm công cụ phù hợp...

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ (Trang 67 - 73)