Nhóm giải pháp tạo môi trường thuận lợi cho người nghèo, hộ

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ (Trang 64 - 67)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Nhóm giải pháp tạo môi trường thuận lợi cho người nghèo, hộ

Đây là các nhóm giải pháp nhằm tạo ra những cơ hội thuận lợi để người nghèo có thể tận dụng để vươn lên thoát nghèo và hướng tới làm giàu, trong nhóm này cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

nắm bắt tình hình và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh. Muốn vậy cần phải: - Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ngay từ khâu xây dựng quy hoạch, kế hoạch. Thực hiện tốt nhiệm vụ an ninh quốc phòng và các chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, ngăn chặn tình trạng truyền đạo trái phép.

- Tăng cường dân chủ ở cơ sở

Thứ hai, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH), phát triển ngành nghề nhằm đa dạng hoá việc làm, tăng thu nhập, tạo tiền đề cho giảm nghèo bền vững.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, phát triển ngành nghề ở Hạ Hoà là giải pháp cơ bản, lâu dài để đa dạng hoá việc làm, tăng thu nhập ổn định cho các hộ ở nông thôn. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện cần thực hiện bao gồm cả chuyển dịch cơ cấu theo ngành, lĩnh vực, theo vùng và theo thành phần kinh tế, trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực là trọng tâm.

* Phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế

Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch và nâng cao chất lượng cơ cấu trong công nghiệp bằng phát triển các ngành chủ lực, đẩy nhanh tốc độ xây dựng khu công nghiệp tập trung, hình thành các khu công nghiệp mới, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng có nghề.

Phát triển dịch vụ và du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng là một trong những trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch của cả vùng trung du miền núi Bắc Bộ…

Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện đến năm 2020 trong GDP: Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm 9,5%; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 49%; Dịch vụ chiếm 41,5%.

* Đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế

- Vùng thị trấn: Phát huy lợi thế so sánh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, có khả năng tiếp thu và triển khai những thành tựu khoa học công nghệ mới vào cuộc sống. Tập trung

đầu tư phát triển toàn diện thị trấn Hạ Hoà cả về kinh tế, quy mô và diện tích, từng bước trở thành một trong những trung tâm chính trị,

* Đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế

- Vùng đô thị: phát huy lợi thế so sánh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, có khả năng tiếp thu và triển khai những thành tựu khoa học công nghệ mới vào cuộc sống. Tập trung đầu tư phát triển toàn diện thành phố Việt Trì cả về kinh tế, quy mô và diện tích, từng bước trở thành một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Quy hoạch và phát triển hệ thống thị trấn, thị tứ trên các tuyến giao thông, các tụ điểm kinh tế.

- Vùng nông thôn: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH, HĐH; tập trung phát triển nông lâm sản hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến; khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống và du nhập các ngành nghề mới; đẩy mạnh phát triển dịch vụ ở khu vực nông thôn.

* Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế

Tiếp tục đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là cổ phần hoá. Coi trọng và khuyến khích phát triển mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá. Tập trung đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể. Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình kinh tế tư nhân đầu tư phát triển. Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài vào địa bàn huyện.

Thứ ba, tăng cường quản lý KT - XH, quản lý thị trường, ổn định giá cả, thực hiện chính sách tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực về vốn, tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động, tài sản công.

- Triệt để xoá bỏ bao cấp, tạo môi trường pháp lý dân chủ trong kinh doanh

- Tập trung sức giải quyết vấn đề tiêu thụ nông sản và các hàng hoá khác cho nông dân, tăng cường giải pháp để phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh, tạo điều kiện thích hợp cho các hộ nghèo phát triển kinh tế, tự vươn lên XĐGN.

- Tập trung vào quản lý vốn, quản lý đất đai, quản lý chặt chẽ quy trình xây dựng cơ bản, các chương trình dự án đầu tư có hiệu quả. Đảm bảo cho người nghèo được cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động kinh tế, các chỉ tiêu kế hoạch và nguồn tài chính cho các dự án, chương trình phát triển kinh tế ở địa phương; được quyền tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch phát triển, tham gia thực hiện, vận hành, bảo dưỡng và góp công lao động, thể hiện vai trò là chủ nhân để nâng cao trách nhiệm trong sử dụng và quản lý công trình cơ sở hạ tầng. Đảm bảo tính minh bạch của ngân sách địa phương, kiểm tra, giám sát việc sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính huy động được vào công tác giảm nghèo.

- Tăng cường quản lý thị trường, chống lợi dụng để ép mua, ép bán các loại nông sản và sản phẩm của người dân. Quản lý tốt nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)