Thực trạng nhà ở, phương tiện sinh hoạt chủ yếu

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ (Trang 43 - 45)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2.2. Thực trạng nhà ở, phương tiện sinh hoạt chủ yếu

Kể từ khi tái lập huyện Hạ Hoà đến nay đời sống của hộ nông dân ở huyện cũng đã được cải thiện, tỷ lệ hộ có nhà kiên cố, bán kiên cố, sử dụng các tiện nghi sinh hoạt đắt tiền như ti vi, xe máy tăng nhanh, song bình quân chung vẫn còn thấp, chủ yếu tập trung ở nhóm hộ giàu. Hộ nghèo, chất lượng nhà ở và tiện nghi sinh hoạt chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của cuộc sống hàng ngày được thể hiện qua bảng 3.8 như sau:

Bảng 3.8: Tình hình nhà ở, phƣơng tiện sinh hoạt chủ yếu

ĐVT: %

TT Chỉ tiêu Tính chung Hộ nghèo

1 Nhà ở - Tỷ lệ hộ có nhà kiên cố 21,5 - - Tỷ lệ hộ có nhà bán kiên cố 56,2 52,6 - Tỷ lệ hộ có nhà tạm bợ 22,3 47,4 2 Tỷ lệ hộ dùng điện 87,5 78,9 3 Tỷ lệ hộ dùng nước sạch 94,4 89,5 4 Tỷ lệ hộ có nhà tắm 77,5 52,6 5 Tỷ lệ hộ có nhà vệ sinh 89,9 54,2 6 Tỷ lệ hộ có đồ dùng sinh hoạt

- Máy thu thanh 36,2 57,8

- Tủ các loại 66,8 10,5 - Giường 89,9 73,6 - Xe đạp 80,0 68,4 - Rađio Castett 28,7 - - Ti vi 38,7 - - Xe máy 6,2 -

Qua bảng 3.8 cho ta thấy, tình trạng nhà cửa và tiện nghi sinh hoạt của hộ nông dân nghèo còn thấp, hầu như nhà cửa không kiên cố. Bình quân chung, tỷ lệ hộ có nhà tạm là 22,3% còn đối với hộ nghèo thì tỷ lệ này cao là 47,4%, số hộ này thường xuyên phải đối phó với mưa nắng, lũ lụt, sương gió, đây là nguyên nhân gây ra bệnh tật ở hộ nghèo. Tỷ lệ hộ dùng điện đã tăng lên đáng kể, bình quân chung 87,5% số hộ được dùng điện, tuy vậy nhóm hộ nghèo có 78,9%. Đại bộ phận nông dân đã có ý thức dùng nước sạch nhờ có tuyên truyền của các phương tiện thông tin đại chúng và của Ban quản lý dự án nước sạch và vệ sinh môi trường của huyện nên các hộ hiểu được nước là tài nguyên vô cùng quý giá, đến nay đã có tới 94,4% số hộ được dùng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày. Số hộ nghèo chủ yếu là tự đào giếng lấy nước sạch, một số hộ trung bình và giàu đã tự hào và xây dựng giếng có lắp bơm tay của chương trình UNICEF hoặc lắp máy bơm, đây là một chương trình lồng ghép của một chương trình XĐGN. Tuy nhiên một số hộ gia đình vẫn phải đầu tư ít nhất là 300 đến 400 nghìn đồng cho một giếng, do vậy đối với hộ nghèo đây là vấn đề khó thực hiện được. Bình quân chung, tỷ lệ hộ có nhà tắm là 77,5% và có nhà vệ sinh là 89,9%, đối với hộ nghèo thì tỷ lệ này rất thấp chỉ là 52,6% có nhà tắm và 54,2% có nhà vệ sinh. Điều kiện vệ sinh không sạch sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường, kết hợp với điều kiện sinh hoạt thấp như ăn uống không đủ dinh dưỡng, nhà cửa không đảm bảo dẫn đến các hộ nghèo hay ốm đau và do ngủ thiếu chăn màn, nên dễ mắc bệnh truyền nhiễm vì vậy chi phí chữa bệnh của các hộ nghèo thường cao. Số hộ nghèo có phương tiện tối thiểu để nắm bắt thông tin như Rađio chiếm tỷ lệ khá thấp hộ nghèo là 57,8%. Mặt khác, hộ nghèo khả năng tiếp nhận thông tin rất chậm và hạn chế nên khó tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, tình hình thời tiết, khí hậu để phục vụ cho sản xuất. Phương tiện đi lại chính đối với hộ nông dân là xe đạp, song số hộ nghèo có xe đạp mới chiếm có 68,4%

Nhìn chung, điều kiện cơ sở vật chất nhà ở và trang thiết bị sinh hoạt của nhóm hộ nghèo là rất thấp đã ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống và sản xuất. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho các hộ đang đi trong vòng luẩn quẩn của nghèo mà chưa tìm được đường ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)