Thực trạng sử dụng đất đai, nhân khẩu, lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ (Trang 41 - 43)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2.1.Thực trạng sử dụng đất đai, nhân khẩu, lao động

Đất đai và nông dân là hai vấn đề không thể tách rời nhau, vì vậy đất nhiều hay ít, màu mỡ hay cằn cỗi ảnh hưởng rất lớn đến việc giàu có hay nghèo của nông hộ được thể hiện qua bảng 3.7 như sau:

Bảng 3.7: Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra

TT Chỉ tiêu ĐVT Tính chung Hộ nghèo

1 Đất canh tác/hộ m2 2.650,92 2.096,00

2 Đất canh tác/khẩu m2 584,17 400,00

3 Hệ số canh tác lần 2,39 2,10

4 Đất vườn m2 350,04 270,89

5 Nhân khẩu/hộ Người 4,78 5,24

6 Lao động/hộ Lao động 2,36 2,13 7 Trình độ văn hoá chủ hộ % 100,00 100,00 - Mù chữ % 3,56 6,85 - Cấp 1 % 25,56 38,77 - Cấp 2 % 47,78 49,34 - Cấp 3 % 23,11 5,04

8 Trình độ văn hoá lao động % 100,00 100,00

- Mù chữ % 2,35 5,46

- Cấp 1 % 24,88 35,47

- Cấp 2 % 46,01 48,34

- Cấp 3 % 26,76 10,73

Qua bảng 3.7 cho chúng ta thấy, hộ nghèo có diện tích đất canh tác ít hơn diện tích đất bình quân chung của các hộ rất nhiều (554,92m2), qua điều tra phỏng vấn các chủ hộ nghèo cho thấy, sở dĩ diện tích đất canh tác của các hộ nghèo ít hơn bình quân chung các hộ như vậy là do một số hộ nghèo không có khả năng sản xuất trên diện tích đất được chia nên đã cho các hộ khác có điều kiện sản xuất một phần diện tích đất của gia đình, mặt khác một số hộ do thiếu ăn, ốm đau bệnh tật đã chuyển nhượng một phần diện tích đất cho các hộ khác. Việc chuyển quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Hạ Hoà chủ yếu là làm giấy viết tay có xác nhận của trưởng khu hành chính, vì theo số liệu quản lý của phòng Địa chính Nhà đất và Đô thị các hộ dân làm giấy chuyển quyền sử dụng đất hiện tại không nhiều. Trong khi đất sản xuất ít thì hệ số canh tác của hộ nghèo là nhỏ hơn hệ số canh tác bình quân chung của các hộ trong huyện 0,29 lần, không những vậy hộ nghèo lại có số nhân khẩu lớn hơn, trong khi lao động lại ít hơn 0,23 lao động/hộ so với bình quân chung của huyện.

Về trình độ văn hoá của chủ hộ: đa số chủ hộ thuộc diện nghèo có trình độ tiểu học và THCS, ngoài ra còn có 6,85% chủ hộ nghèo mù chữ, một số nhỏ chủ hộ nghèo có trình độ THPT và có bằng dạy nghề lại rơi vào trường hợp gia đình neo đơn hoặc bệnh tật. Trình độ lao động của hộ nghèo quá thấp, đây là vấn đề rất đáng được quan tâm đầu tư, trong khi bình quân chung của các hộ trong huyện có 26,76% số lao động có trình độ THPT và có 17,89% số lao động được đào tạo nghề thì lao động nghèo có trình độ THPT chỉ chiếm 10,73% và 4,28% số lao động thuộc hộ nghèo được đào tạo nghề. Qua đây chúng ta thấy, trình độ dân trí là một trong những khâu then chốt quyết định hiệu quả công tác giảm nghèo của Hạ Hoà hiện nay. Thực tế ở Hạ Hoà đã chứng minh, các hộ dân có con, em có trình độ PTTH hoặc có bằng nghề nếu có đủ sức khoẻ sẽ có nhiều khả năng được tuyển dụng vào làm việc tại khu công nghiệp Thuỵ Vân tập trung ở thành phố Việt Trì hoặc các đơn vị sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn của huyện. Nếu một hộ nghèo có một lao động được tuyển dụng làm việc tại các đơn vị trên thì với mức lương, công lao động hiện tại đã đủ khả năng giảm nghèo cho một hộ gia đình, hoặc chí ít cũng góp phần to lớn vào việc giảm nghèo của gia đình đó.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ (Trang 41 - 43)