5. Kết cấu của luận văn
4.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện
bàn huyện Hạ Hoà - tỉnh Phú Thọ.
4.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện giảm nghèo? nghèo?
Chương trình giảm nghèo được thực hiện theo cơ chế phối hợp liên ngành, vì vậy, trong quá trình thực hiện cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ với nhau và với mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể. Để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng và giảm nghèo bền vững, ngoài các giải pháp đã trình bày ở các phần trên, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, thực hiện kiện toàn bộ máy chỉ đạo giảm nghèo các cấp, tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách về giảm nghèo, các mô hình giảm nghèo có hiệu quả.
Kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo theo hướng tăng cường trách nhiệm cho các ngành thành viên Ban chỉ đạo.
Ban hành cơ chế đảm bảo trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của các ngành thành viên Ban chỉ đạo, của cơ quan thường trực nhằm: một là, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong triển khai thực hiện chương trình: hai là, đảm bảo sự phối hợp kết hợp chặt chẽ giữa từng cơ quan quản lý các chương trình với cơ quan thường trực Ban chỉ đạo; ba là, đảm bảo trách nhiệm cụ thể của từng ngành thành viên Ban chỉ đạo; bốn là, khắc phục tình trạng trách nhiệm không đi đôi với thẩm quyền.
Hình thành bộ máy giúp việc Ban chỉ đạo chuyên trách ở cả 3 cấp.
Tăng cường tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách, cơ chế giảm nghèo và các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, tạo cơ hội cho người nghèo vươn lên theo hướng tự cứu mình. Tuyên truyền vận động nhân dân phát huy nội lực tại chỗ, khuyến khích các tổ chức đoàn thể vận động quyên góp ủng hộ người nghèo; tổ chức tốt cuộc vận động “ Ngày vì người nghèo”.
Phát động phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo: Tổ chức hệ thống truyền thông, tuyên truyền và phân phối thông tin theo nhiều kênh phù hợp với điều kiện của các vùng, các địa phương về chủ trương chính sách và chương trình giảm nghèo; phổ cập và cập nhật thông tin đến tận xã, bản làng, nhất là vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Hình thành hệ thống thông tin, báo cáo và thông báo công khai về thực hiện chương trình giảm nghèo, thông tin đại chúng về các mô hình giảm nghèo có hiệu quả.
Thứ hai, thực hiện nghiêm túc công tác kế hoạch, báo cáo thực hiện chương trình giảm nghèo
- Hàng năm ở cả 3 cấp phải lập kế hoạch giảm nghèo; các ngành thành viên Ban chỉ đạo phải lập kế hoạch triển khai thực hiện hoạt động giảm nghèo đã được phân công.
- Định kỳ 6 tháng, 1 năm phải tiến hành sơ kết, tổng kết thực hiện chương trình giảm nghèo và thông báo kết quả giảm nghèo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thứ ba, tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá thực hiện chương trình giảm nghèo
- Thống nhất hệ thống chỉ tiêu số liệu nghèo và sổ sách theo dõi đánh giá hàng năm và định kỳ ở các cấp làm cơ sở cho việc hoàn thiện chính sách đã có, hoạch định chính sách mới và chỉ đạo tổ chức thực hiện.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình ở tất cả các cấp, đồng thời tăng cường sự tham gia của cộng đồng và người dân trong hoạt động giám sát việc thực hiện chương trình. Nội dung kiểm tra tập trung vào mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình, việc huy động và sử dụng nguồn lực, cơ chế dân chủ để người dân tham gia, những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ…
Thứ tư, phân công trách nhiệm và phân công thực hiện.
Giảm nghèo là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là của chính quyền các cấp. Để công tác giảm nghèo đạt hiệu quả cao, trong quá trình tổ chức cần thực hiện phân công trách nhiệm và phân công được cụ thể như sau:
- Phòng LĐTB&XH: chủ trì, phối hợp với các ngành, tổ chức đoàn thể, các địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo.
- Phòng Kế hoạch và đầu tư: Phối hợp với một số ngành cân đối kinh phí do tỉnh cấp cho các dự án thành phần của chương trình đã được phê duyệt. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc lồng ghép chương trình giảm nghèo với chương trình khác có liên quan, xây dựng tổ chức chỉ đạo thực hiện dự án được phân công
- Phòng Tài chính: Quản lý, hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các nguồn vốn ngân sách đầu tư cho chương trình giảm nghèo, các nguồn vốn huy động, giám sát việc cấp phát kịp thời, đúng mục tiêu đã được phê duyệt.
- Trung tâm y tế: Phối hợp với một số ngành có liên quan, xây dựng tổ chức chỉ đạo thực hiện dự án được phân công, gắn hoạt động của dự án giảm nghèo với các chương trình khác của ngành, đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ về y tế đối với xã nghèo, hộ nghèo
- Phòng giáo dục - Đào tạo: Phối hợp với một số ngành có liên quan, xây dựng tổ chức chỉ đạo thực hiện dự án được phân công, gắn với hoạt động khác của ngành; quan tâm xây dựng các chính sách hỗ trợ giáo dục cho xã nghèo, người nghèo
- Hội nông dân huyện: Phối hợp chỉ đạo, vận động các cấp Hội tham gia thực hiện chương trình giảm nghèo, tổ chức xây dựng và nhân rộng các điển hình tập thể, cá nhân làm kinh tế gia đình giỏi.
- Hội liên hiệp phụ nữ huyện: Phối hợp với các ngành và các cấp chính quyền chỉ đạo Hội liên hiệp phụ nữ các cấp tham gia thực hiện công tác giảm nghèo ở địa phương, phát động phong trào phụ nữ làm kinh tế gia đình giỏi.
- Liên đoàn lao động huyện: Phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan, chỉ đạo Liên đoàn lao động các cấp tổ chức vận động công nhân viên chức tham gia thực hiện chương trình giảm nghèo.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện: Phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan, tổ chức vận động Đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và lực lượng thanh niên tham gia thực hiện chương trình giảm nghèo.
- Ngân hàng nông nghiệp: Phối hợp với các ngành có liên quan, xây dựng tổ chức chỉ đạo thực hiện dự án được phân công, chỉ đạo cho vay của bộ phận ngân hàng người nghèo, đề xuất chính sách cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo.
- Hội cựu chiến binh huyện: Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền chỉ đạo Hội cựu chiến binh các cấp tham gia thực hiện công tác giảm nghèo ở địa phương. Phát động phong trào hội viên cựu chiến binh làm kinh tế giỏi.
Tóm lại, chương trình giảm nghèo muốn đạt hiệu quả caothì phải được quản lý, chỉ đạo thống nhất từ huyện đến cơ sở, trong tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo thực hiện phân cấp cụ thể cho chính quyền các cấp (huyện, xã) nhằm mục tiêu sát với dân, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền các địa phương trong việc xây dựng, đề xuất kế hoạch, huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện.