5. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng
* Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV)
DSCV kỳ này - DSCV kỳ trước
Tốc độ tăng trưởng dư nợ = x 100 DSCV kỳ trước
Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay phản ánh lượng vốn mà ngân hàng đã giải ngân trong một thời kỳ (1 năm), tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay qua các năm phản ánh quy mô và xu hướng hoạt động cho vay của ngân hàng là mở rộng hay thu hẹp; theo đó, hoạt động cho vay của ngân hàng là mở rộng khi tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay là dương và ngược lại.
* Doanh số thu nợ (gốc, lãi)
Số nợ gốc đã thu trong kỳ
- Doanh số thu nợ gốc = x 100 Kế hoạch thu nợ gốc được giao trong kỳ
Số nợ lãi đã thu trong kỳ
- Doanh số thu lãi = x 100 Kế hoạch thu nợ lãi được giao trong kỳ
Doanh số thu nợ (gốc và lãi) phản ánh lượng vốn mà ngân hàng đã thu hồi được trong một thời kỳ, doanh số thu nợ tốt, khách hàng trả gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn về cả số tương đối và tuyệt đối, đạt được kế hoạch đề ra của ngành cũng như của ngân hàng thì mới phản ánh, phát huy được hiệu quả của nguồn vốn đã cho vay đầu tư.
* Tốc độ tăng trưởng dư nợ
Dư nợ kỳ này - Dư nợ kỳ trước
Tốc độ tăng trưởng dư nợ = x 100 Dư nợ kỳ trước
Tốc độ tăng trưởng dư nợ phản ánh lượng vốn mà ngân hàng đã giải ngân trong một thời kỳ, tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay qua các năm phản ánh quy mô và xu hướng hoạt động cho vay của ngân hàng là mở rộng hay thu hẹp; theo đó, hoạt động cho vay của ngân hàng là mở rộng khi tốc độ tăng trưởng dư nợanh số cho vay là dương và ngược lại.
* Dư nợ, tổng dư nợ, cơ cấu dư nợ
Dư nợ phản ánh lượng vốn mà khách hàng còn nợ tại một thời điểm cụ thể (tính tại 31/12 hàng năm). Tổng dư nợ phản ánh quy mô ngân hàng, nếu tổng dư nợ thấp phản ánh công tác cho vay chưa tốt, ngân hàng không mở rộng được hoạt động cho vay, không thu hút được khách hàng. Tuy nhiên, tổng dư nợ cao thì không hẳn công tác cho vay đã tốt vì dư nợ cho vay còn tiềm ẩn những rủi ro tín dụng. Do vậy phải xem xét tổng dư nợ trong mối quan hệ với việc phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan đã ảnh hưởng đến công tác cho vay của ngân hàng, với việc kết hợp các chỉ tiêu như nợ quá hạn, nợ xấu.. do hoạt động cho vay mang lại để đánh giá chính xác hơn.
* Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
Dư nợ quá hạn
- Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100 Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh khái quát về tình hình nợ quá hạn trong quá trình cho vay, chỉ tiêu này càng thấp thì công tác cho vay càng tốt và ngược lại. Tuy nhiên, trong hoạt động cho vay của cho vay đầu tư không bao giờ tránh khỏi việc phát sinh nợ quá hạn hay rủi ro tín dụng, vấn đề đặt ra cho công tác quản lý là nợ quá hạn, rủi ro ở mức độ nào để hoạt động cho vay vừa an toàn, vừa hiệu quả. Tỷ lệ nợ quá hạn NHPT Việt Nam quy định tối đa là 3% thì hoạt động tín dụng được coi là an toàn.
* Tỷ lệ tài sản bảo đảm tiền vay
Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay
Tỷ tài sản bảo đảm tiền vay = x 100 Dư nợ
Khi thực hiện vay vốn đầu tư đầu tư của Nhà nước, các doanh nghiệp phải sử dụng chính các tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp cho NHPT Việt Nam. Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp cụ thể, các chủ đầu tư có thể phải dụng tài sản hợp pháp khác, ngoài tài sản hình thành từ vốn vay, để bảo đảm tiền vay. Tỷ lệ tài sản bảo đảm trên dư nợ để đánh giá giá trị của tài sản bảo đảm tiền vay có đủ bảo đảm cho khoản vay hay không, và khi xảy ra rủi ro phải xử lý tài sản thì Ngân hàng có thu hồi đủ nợ gốc và lãi đã cho vay không.