5. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Bài học rút ra từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số Ch
Trong những năm gần đây, nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, bất ổn làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của NHPT nói chung và Chi nhánh NHPT Ninh Bình nói riêng. Nhưng nhờ có những giải pháp điều hành linh hoạt, sự gắn bó đoàn kết, đồng sức đồng lòng của tập thể CBVC, Chi nhánh đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đề ra. Chi nhánh đã thực hiện thẩm định 16 dự án, đã ký hợp đồng tín dụng 9 dự án tín dụng đầu tư với tổng số tiền là 387,9 tỷ đồng, giải ngân vốn tín dụng đầu tư 2.370 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch. Thu nợ trên 445 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch. cấp hỗ trợ sau đầu tư cho 10 dự án với tổng mức cấp hỗ trợ là 14.563 triệu đồng hoàn thành 100% năm. Thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của NHTM: Chi nhánh đã thực hiện thẩm định và phát hành 11 chứng thư đối với 2 dự án và 9 phương án với tổng số tiền là 112.290 triệu đồng. Huy động vốn đạt 124 tỷ đồng; Cho vay xuất khẩu đạt khoảng 85 tỷ đồng; Quản lý vốn ODA cho vay lại 302 tỷ đồng; cho vay ủy thác Ngân sách địa phương với dư nợ đến cuối năm gần 16 tỷ đồng, cấp phát ủy thác cho các dự án Điện lực Ninh Bình, Bảo hiểm xã hội tỉnh và vốn tự có của một số dự án vay vốn tín dụng đầu tư trên 220 tỷ đồng.
1.2.3. Bài học rút ra từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Ngân hàng Phát triển
1.2.3.1. Bài học thành công
- Thứ nhất, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh và các sở, ban, ngành trong tỉnh để triển các nhiệm vụ cho vay vốn đầu tư trên địa bàn. Quảng bá, tuyên truyền rộng rãi về hoạt động của NHPT đến các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, luôn đồng hành cùng doanh
nghiệp, xác định lợi nhuận của doanh nghiệp, hiệu quả của dự án là mục tiêu của Chi nhánh, từ đó cùng khách hàng tháo gỡ các khó khắn vướng mắc trong quá trình triển khai cho vay đối với các dự án.
- Thứ hai, xây dựng được mối quan hệ, hợp tác tốt với các sở, ban, ngành có liên quan. Đây là các cơ quan giúp Chi nhánh có những thông tin đa chiều về doanh nghiệp, về dự án vay vốn để phục vụ công tác thẩm định, phòng ngừa, hạn chế rủi ro và thực hiện xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ nếu dự án gặp rủi ro.
- Thứ ba, chấp hành nghiêm chỉ đạo điều hành của NHPT Việt Nam, khuyến khích cán bộ viên chức tự học tập, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững các quy trình nghiệp vụ, cập nhật các thông tin về chính sách pháp luật có liên quan đến lĩnh vực công tác; đồng thời, xây dựng được phương pháp làm việc khoa học, ứng dụng tốt các phương tiện làm việc, khai thác, chắt lọc thông tin qua nhiều kênh khác nhau, xây dựng được kế hoạch, chương trình công tác, lịch làm việc đáp ứng yêu cầu công việc, định kỳ có kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.
- Thứ tư, bố trí cán bộ có phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn, đúng nghiệp vụ đào tạo, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn làm công tác thẩm định, giải ngân cho vay; đồng thời quy định rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong việc triển khai cho vay (thẩm định, giải ngân, thu nợ, xử lý nợ) đối với các dự án đầu tư.
- Thứ năm, ưu tiên xem xét cho vay đối với Chủ đầu tư có năng lực tài chính lành mạnh, ban lãnh đạo doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của dự án, đặc biệt là tư cách phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn của Ban lãnh đạo đốc doanh nghiệp có vai trò quyết định đến hiệu quả của dự án, các dự án mà các Chi nhánh cho vay chủ đầu tư là những
doanh nghiệp có uy tín, năng lực tài chính lành mạnh, đều trả được vốn vay đúng hạn theo Hợp đồng tín dụng đã ký.
- Thứ sáu, coi trọng công tác kiểm tra giám sát, các Chi nhánh xác định công tác kiểm tra giám sát là công tác thường xuyên để rà soát đánh giá chất lượng công tác cho vay đối với các dự án, đồng thời là công cụ kiểm tra, giám sát các cán bộ có liên quan đến cho vay. Vì vậy, đã phát hiện kịp thời những sai sót, những tiềm ẩn rủi ro, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời, hạn chế được thấp nhất rủi ro có thể xảy ra và nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ trong việc quản lý dự án.
- Thứ bảy, việc thực hiện tốt qui chế dân chủ cũng là động lực giúp cán bộ luôn tin tưởng vào Ban lãnh đạo, tập thể đoàn kết nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chung. Từ việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch về đào tạo, tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển và đề bạt cán bộ đều được công khai đến toàn thể cán bộ viên chức, qua đó tạo sự đồng thuận nhất trí cao trong tập thể.
1.2.3.2. Bài học chưa thành công
- Các Chi nhánh NHPT thuộc vùng núi có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, và đặc biệt khó khăn chưa đa dạng hóa được các lĩnh vực đầu tư, chỉ tập trung đầu tư cho vay đối với các dự án như thủy điện, khai thác khoáng sản và các dự án sản xuất vật liệu xây dựng.
- Một số dự án đã cho vay đầu tư tác động chưa tốt đến môi trường ển bền vững. Như các dự án khai thác mỏ, sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng có ảnh hưởng đến môi trường đất nông nghiệp.
- Tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn và theo đánh giá tiềm ẩn gia tăng nợ quá hạn do nguyên nhân chính là một số dự án lớn trong điều kiện nền kinh tế suy thoái như hiệ ấu hiệu bộc lộ rủi ro thanh khoản, khó khăn về cân đối nguồn trả nợ.
Tóm lại ở Chương 1, Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay vốn đầu tư tại NHPT từ khái niệm, bản chất, đặc trưng, mục đích, vai trò, các hình thức của tín dụng đầu tư (cho vay vốn đầu tư của Nhà nước), các nguồn vốn của tín dụng đầu tư, nội dung và nguyên tắc cho vay vốn đầu tư. Trong đó đi sâu phân tích làm rõ các nội dung chủ yếu và các nguyên tắc quản lý cho vay vốn đầu tư của Nhà nước, từ huy động vốn, tiếp nhận thẩm định dự án, giải ngân vốn vay, xử lý rủi ro và thực hiện giải pháp tín dụng, kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay...; đồng thời, đã nêu và phân tích khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến công tác cho vay vốn đầu tư của Nhà nước. Trên cơ sở tham khảo phân tích hoạt động thực tế của một số Chi nhánh NHPT, đã rút ra một số bài học thành công và chưa thành công phù hợp với thực tế và có thể tham khảo cho Chi nhánh NHPT Tuyên Quang.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác cho vay vốn đầu tư tại Chi nhánh NHPT Tuyên Quang hiện nay như thế nào?
- Những nội dung nào đã đạt được, những nội dung nào cần hoàn thiện khắc phục, để hoàn thiện công tác cho vay vốn đầu tư tại Chi nhánh NHPT Tuyên Quang?
- Những giải pháp để hoàn thiện công tác cho vay vốn đầu tư tại Chi nhánh NHPT Tuyên Quang là gì?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, tài liệu
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp. Thông tin thứ cấp là những số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài, được công bố chính thức ở các cấp, các ngành; thông tin số liệu chủ yếu là các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tác giả đã thu thập thông tin thứ cấp từ nhiều nguồn khác nhau, cụ thể: Các Bộ luật, các Thông tư, Nghị định và Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, các bộ ngành, các báo cáo thống kê, các tài liệu được đăng tải trên website, các tài liệu báo cáo của NHPT Việt Nam, báo cáo của Chi nhánh NHPT Tuyên Quang, tạp trí Hỗ trợ phát triển và các tài liệu trong quá trình học tập.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập nên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ.
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, bảng thống kê, so sánh, dự báo kết hợp kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn về cho vay đầu tư
của NHPT. Toàn bộ số liệu thu thập được được xử lý bởi chương trình Excell trên máy tính. Đối với các thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối và lập thành các bảng biểu và hoặc đồ thị.
2.2.2.1. Phân tổ thống kê
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số tiêu thức nào đó) để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó có thể đi sâu, tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ, cũng như các đặc điểm chung của tổng thể. Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí như phân tổ theo cơ cấu ngành nghề, phân tổ theo Khối kinh tế Trung ương, Khối kinh tế địa phương. Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả nhìn nhận rõ ràng để có được những kết luận chính xác nhất đối với công tác cho vay vốn đầu tư tại Chi nhánh NHPT Tuyên Quang.
2.2.2.2. Bảng thống kê
Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất, hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm:
Bảng giản đơn: Bảng thống kê giản đơn là loại bảng mà phần chủ đề không có phân tổ, mà chỉ sắp xếp các đơn vị tổng thể theo tên gọi, hoặc theo thời gian khác nhau của hiện tượng nghiên cứu.
Bảng phân tổ: Là loại bảng trong đó đối tượng nghiên cứu ghi trong phần chủ đề được chia thành các tổ theo một tiêu thức nào đó.
Bảng kết hợp: Bảng thống kê kết hợp là loại bảng thống kê trong đó đối tượng nghiên cứu ghi ở phần chủ đề được phân tổ theo hai, ba tiêu thức kết hợp với nhau. Nó dùng để biểu hiện kết quả của việc phân tổ theo nhiều tiêu thức.
2.2.2.3. Đồ thị thống kê
Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc các đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong luận văn này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của hiện tượng, nhờ đó đồ thị có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc, giúp lĩnh hội được thông tin nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh, độ chính xác của thông tin thống kê. Theo hình thức biểu hiện các loại đồ thị được sử dụng là Biểu đồ hình cột (dùng độ cao thấp, dài ngắn của các cột để biểu hiện các đặc trưng về lượng của hiện tượng nghiên cứu theo một tỷ lệ nhất định. Biểu đồ này dùng để phản ánh biến động về quy mô, kết cấu của hiện tượng nghiên cứu qua các thời gian) và biểu đồ diện tích (là một loại biểu đồ dùng diện tích của các loại hình (vuông, chữ nhật, tròn) để phản ánh mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp này để đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất để đánh giá mức biến động và xu hướng biến động của nó trên cơ sở đánh giá thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau ở các thời gian khác nhau. Từ đó, tác giả chỉ ra các mặt ổn định hay không ổn định, phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu cho mỗi vấn đề.
Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu liên quan đến cho vay, thu nợ, dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn... của các dự án vay vốn đầu tư tại Chi nhánh NHPT Tuyên Quang trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013.
2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được áp dụng nhằm mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tại địa bàn nghiên cứu, thông qua đó đánh giá được mức độ của các hoạt động cần nghiên cứu, từ đó làm căn cứ để phát hiện được xu hướng và nguyên nhân của các vấn đề phát sinh cần giải quyết để đạt được mục đích nghiên cứu.
Tác giả thực hiện thống kê các số liệu phản ánh về tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, tài sản bảo đảm tiền vay... các dự án vay vốn đầu tư tại Chi nhánh NHPT Tuyên Quang
2.2.3.3. Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian
Các hiện tượng kinh tế - xã hội luôn biến động theo thời gian, để nghiên cứu sự biến động này người ta dùng phương pháp dãy số thời gian. Dãy số thời gian là dãy các trị số của một chỉ tiêu nào đó được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Phương pháp phân tích một dãy số thời gian dựa trên một giả định căn bản là: sự biến động trong tương lai của hiện tượng nói chung sẽ giống với sự biến động của hiện tượng trong quá khứ và hiện tại, xét về mặt đặc điểm và cường độ biến động. Nói một cách khác, các yếu tố đã ảnh hưởng đến biến động của hiện tượng trong quá khứ và hiện tại được giả định trong tương lai sẽ tiếp tục tác động đến hiện tượng theo xu hướng và cường độ giống hoặc gần giống như trước.
Do vậy, mục tiêu chính của phân tích dãy số thời gian là chỉ ra và tách biệt các yếu tố đã ảnh hưởng đến dãy số. Ðiều đó có ý nghĩa trong việc dự đoán cũng như nghiên cứu quy luật biến động của hiện tượng. Tất nhiên, giả
định nói trên có nhược điểm, nó thường bị phê bình là máy móc vì đã không xem xét đến sự thay đổi về kỹ thuật, thói quen, nhu cầu hoặc sự tích lũy kinh nghiệm, phương pháp phân tích dãy số thời gian cung cấp những thông tin hữu ích cho tác giả trong việc dự đoán cũng như xem xét chu kỳ biến động của hiện tượng. Kết hợp các phương pháp phân tích thống kê khác phương pháp dãy số thời gian sẽ là một công cụ đắc lực cho tác giả trong việc phân