Phương pháp tổng hợp thông tin

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác cho vay vốn đầu tư tại Chi nhánh ngân hàng phát triển Tuyên Quang Đào Ngọc Thái. (Trang 45 - 47)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập nên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ.

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, bảng thống kê, so sánh, dự báo kết hợp kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn về cho vay đầu tư

của NHPT. Toàn bộ số liệu thu thập được được xử lý bởi chương trình Excell trên máy tính. Đối với các thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối và lập thành các bảng biểu và hoặc đồ thị.

2.2.2.1. Phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số tiêu thức nào đó) để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó có thể đi sâu, tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ, cũng như các đặc điểm chung của tổng thể. Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí như phân tổ theo cơ cấu ngành nghề, phân tổ theo Khối kinh tế Trung ương, Khối kinh tế địa phương. Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả nhìn nhận rõ ràng để có được những kết luận chính xác nhất đối với công tác cho vay vốn đầu tư tại Chi nhánh NHPT Tuyên Quang.

2.2.2.2. Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất, hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm:

Bảng giản đơn: Bảng thống kê giản đơn là loại bảng mà phần chủ đề không có phân tổ, mà chỉ sắp xếp các đơn vị tổng thể theo tên gọi, hoặc theo thời gian khác nhau của hiện tượng nghiên cứu.

Bảng phân tổ: Là loại bảng trong đó đối tượng nghiên cứu ghi trong phần chủ đề được chia thành các tổ theo một tiêu thức nào đó.

Bảng kết hợp: Bảng thống kê kết hợp là loại bảng thống kê trong đó đối tượng nghiên cứu ghi ở phần chủ đề được phân tổ theo hai, ba tiêu thức kết hợp với nhau. Nó dùng để biểu hiện kết quả của việc phân tổ theo nhiều tiêu thức.

2.2.2.3. Đồ thị thống kê

Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc các đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong luận văn này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của hiện tượng, nhờ đó đồ thị có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc, giúp lĩnh hội được thông tin nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh, độ chính xác của thông tin thống kê. Theo hình thức biểu hiện các loại đồ thị được sử dụng là Biểu đồ hình cột (dùng độ cao thấp, dài ngắn của các cột để biểu hiện các đặc trưng về lượng của hiện tượng nghiên cứu theo một tỷ lệ nhất định. Biểu đồ này dùng để phản ánh biến động về quy mô, kết cấu của hiện tượng nghiên cứu qua các thời gian) và biểu đồ diện tích (là một loại biểu đồ dùng diện tích của các loại hình (vuông, chữ nhật, tròn) để phản ánh mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác cho vay vốn đầu tư tại Chi nhánh ngân hàng phát triển Tuyên Quang Đào Ngọc Thái. (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)