Công tác thẩm định dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác cho vay vốn đầu tư tại Chi nhánh ngân hàng phát triển Tuyên Quang Đào Ngọc Thái. (Trang 103 - 113)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Công tác thẩm định dự án

Để làm tốt hơn nữa công tác cho vay vốn đầu tư của Chi nhánh thì việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án là việc làm hết sức cần thiết trong thời gian tới, Chi nhánh NHPT Tuyên Quang cần thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:

- Thực hiện chuyên môn hóa công tác thẩm định, xây dựng đội ngũ cán bộ thẩm định theo từng chuyên ngành, lĩnh vực (như lĩnh vực công nghiệp, trồng rừng sản xuất) để có điều kiện đi sâu tìm hiểu đặc điểm hoạt động của từng ngành, từng lĩnh vực nhằm khai thác được các thông tin đa chiều, đảm bảo nhận biết và phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra; mặt khác đảm bảo chủ động hướng dẫn các chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ một cách hoàn chỉnh và kịp thời, tránh tình trạng phải hoàn thiện, bổ sung hồ sơ nhiều lần góp phần thẩm định dự án nhanh chóng, chính xác không kéo dài thời gian thẩm định.

- Lựa chọn, bố trí các cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, kinh nghiệm và có đạo đức trực tiếp thẩm định các dự án đầu tư đảm bảo đáp ứng yêu cầu tác nghiệp và tư vấn cho chủ đầu tư từ khi có ý tưởng đầu tư dự án.

+ Cán bộ thẩm định phải có khả năng phân tích, phán đoán, nhận biết để từ chối cho vay đối với các dự án không có hiệu quả, nhất là các dự án có sức ép từ chính quyền địa phương, các dự án thuộc lợi ích nhóm mà hiệu quả không cao hoặc không đủ điều kiện cho vay, muốn từ chối cho vay cán bộ thẩm định phải có kỹ năng phân tích và thuyết phục để từ chối cho vay;

+ Cán bộ phải có kỹ năng để phát hiện tình trạng có thể xảy ra trường hợp chủ đầu tư bắt tay với nhà thầu tư vấn và nhà thầu thi công, nhà thầu cung cấp thiết bị nâng Tổng mức đầu tư của dự án lên cao để rút tiền vay của Ngân hàng, dẫn đến việc xác định giá trị cho vay không chính xác, dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng

- Công tác thẩm định cần được tiến hành phân tích đánh giá trước, trong và sau quá trình cho vay, đặc biệt coi trọng công tác đánh giá trong và sau quá trình cho vay để rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án sau được tốt hơn. Phải thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận trong nội bộ Chi nhánh về công tác thẩm định dự án và tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các khoá học về thẩm định dự án để nâng cao trình độ, cập nhật thông tin mới, cách thức thẩm định dự án để nâng cao năng lực thẩm định tại Chi nhánh.

- Về nguồn thông tin phục vụ công tác thẩm định: Chi nhánh cần chủ động xây dựng và cập nhật hệ thống thông tin, giao cho bộ phận thẩm định của Chi nhánh làm đầu mối chịu trách nhiệm thực hiện. Một số nội dung để thu thập, phân tích và xử lý thông tin:

+ Thông tin về khách hàng: Hiện nay, việc khai thác các thông tin từ khách hàng chủ yếu chủ yếu dựa vào các thông tin do khách hàng cung cấp như: Các báo cáo tài chính, dự án đầu tư, phương án kinh doanh…Tuy nhiên, các thông tin này có đủ độ tin cậy hay không thì chưa xác định được chính xác. Do vậy, cán bộ làm công tác thẩm định cần phải thu thập thêm các thông tin từ các đối tác của khách hàng, từ các Tổ chức tín dụng mà khách hàng có quan hệ, từ các cơ quan quản lý Nhà nước (cơ quan thuế, cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan chủ quản của khách hàng), từ Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC), từ các phương tiện thông tin đại chúng….để đảm bảo tính khách quan và tin cậy của thông tin.

+ Thông tin kinh tế xã hội, ngành hàng, thị trường: bên cạnh việc khai thác các thông tin về khách hàng, cần phải xây dựng kho dữ liệu, thông tin có liên quan về tình hình kinh tế xã hội, về ngành hàng, thị trường như: chiến lược phát triển kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ; quy hoạch phát triển các vùng, các ngành, các lĩnh vực; các định mức kinh tế, kỹ thuật của các ngành sản xuất; tình hình cung cầu, giá cả sản phẩm; diễn biến thị trường, tài sản bảo đảm tiền vay.

+ Phân tích xử lý thông tin: Sau khi đã thu thập các nguồn thông tin, phải sàng lọc nguồn thông tin đã thu thập được để phân tích, đánh giá khách hàng về khả năng tài chính, khả năng trả nợ vốn vay…Trên cơ sở đó, cán bộ thẩm định ra quyết định từ chối cho vay hoặc cho vay kèm theo điều kiện nhằm hạn chế rủi ro.

+ Các thông tin thu thập được và thông tin đã được xử lý cần được lưu trữ có hệ thống để thuận tiện cho việc quản lý, tra cứu.

- Trong công tác thẩm định, cán bộ thẩm định cần đặc biệt trú trọng công tác thẩm định năng lực, uy tín, khả năng tài chính của Chủ đầu tư. Thẩm định tài chính giúp ngân hàng đánh giá đúng thực trạng tài chính của khách hàng trước khi có quyết định đầu tư. Nếu khách hàng thực sự có được các dự án khả thi và có đủ năng lực để thực hiện dự án thì sẽ hạn chế được rủi ro. Thực tế cho thấy, nhiều khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, trong khi công tác thẩm định này chủ yếu dựa trên báo cáo tài chính của khách hàng. Điều này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có kỹ năng để nhận biết những thông tin nào là chính xác hay không chính xác. Ngoài ra, nhiều khách hàng không lập hoặc lập không đúng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Mà đây là loại báo cáo tài chính rất quan trọng giúp cán bộ thẩm định đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, cán bộ thẩm định phải tự lập được báo cáo lưu chuyển tiền tệ của khách hàng trên cơ sở thông tin tài chính thu thập được để đưa ra những nhận định chính xác.

- Cần phải xây dựng tiêu chí thẩm định, đánh giá về năng lực của Chủ đầu tư. Hiện nay, theo quy trình thẩm định yêu cầu phải thẩm định năng lực của chủ đầu tư nhưng không đưa ra các tiêu chí cụ thể nên cán bộ rất khó thực hiện, nên đôi khi nội dung này cán bộ chỉ nhận xét theo cảm tính; các tiêu chí có thể là: Kinh nghiệm trong công tác, kinh nghiệm trong lĩnh vực thuộc dự án đầu tư, phương án tiếp cận thị trường, xử lý tình huống trong sản xuất kinh doanh, uy tín trong sản xuất kinh doanh.

- Để tạo điều kiện cho cán bộ của Chi nhánh có thể nắm bắt được toàn bộ các nghiệp vụ trong lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh và phòng ngừa những tiêu cực có thể xảy ra, nên công tác luân chuyển cán bộ giữa các phòng đã được thực hiện thường xuyên (thường 03 năm luân chuyển, thay đổi vị trí công việc một lần). Tuy nhiên, đối với cán bộ làm công tác thẩm định nên luân chuyển trong nội bộ phòng, không nên luân chuyển đến các phòng khác vì đào tạo được cán bộ thẩm định chuyên sâu và có kinh nghiệm phải mất một quá trình và thời gian dài nếu thời gian luân quá nhanh thì khi luân chuyển cán bộ mới từ phòng khác đến nhận nhiệm vụ công tác thẩm định phải mất thời gian nghiên cứu lại chính sách chế độ của Nhà nước và quy chế quy trình của NHPT cập nhật lại những thay đổi. Do vậy, chưa thể đáp ứng được ngay công việc được giao. Việc luân chuyển cán bộ cũng phải được quy định rõ ràng và quán triệt thực hiện nghiêm túc, luân chuyển cán bộ nhưng phải đảm bảo tính ổn định trong thực thi nhiệm vụ và đảm bảo không ảnh hưởng đến tính chuyên môn hóa trong thực hiện nhiệm vụ. Như vậy, đối tượng luân chuyển nên là lãnh đạo phòng của các phòng chuyên môn nghiệp vụ.

4.2.3. Công tác giải ngân và giám sát quá trình sử dụng vốn vay

Giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền vay cho dự án trên cơ sở mức vốn vay Theo Hợp đồng tín dụng đã ký, tiến độ thực hiện dự án và khối lượng hoàn thành của dự án đã được nghiệm thu. Đây là nghiệp vụ rất quan trọng trong công tác giải ngân và giám sát quá trình sử dụng vốn vay, để tăng cường công giám sát thông qua công tác giải ngân, Chi nhánh NHPT Tuyên Quang cần áp dụng chặt chẽ quy trình nghiệp vụ và phương thức giải ngân thích hợp.

- Để giải ngân cho vay đầu tư, yếu tố quan trọng nhất là kết quả về khối lượng, chất lượng, tiến độ thực hiện theo dự án, dự toán được duyệt, không vì mục đích phải đẩy nhanh tiến độ mà chỉ quan tâm tới số lượng khối lượng thực hiện mà không chú trọng đến chất lượng công trình mà giải ngân ồ ạt, nhưng cũng không quá máy móc, chậm trễ, cắt xén quá mức làm chậm tiến độ của dự án, cần phải đặc biệt chú trọng kiểm tra thực tế tại công trường.

- Để làm cơ sở cho công tác giải ngân tốt công tác đàm phán ký kết hợp đồng tín dụng phải chặt chẽ, trong đó quy định rõ các điều kiện giải ngân, tiến độ giải ngân cụ thể và thực hiện tổ chức tốt công tác giải ngân, thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa các bộ phận có liên quan, phát hiện kịp thời các dấu hiệu khách hàng không thực hiện theo đúng cam kết, tiến độ, dấu hiệu sai lệch, dẫn đến rủi ro có thể xẩy ra để có biện pháp khắc phục kịp thời; đồng thời yêu cầu Chủ đầu tư gửi vốn tự có vào tài khoản mở tại Chi nhánh để giải ngân trước nguồn vốn này, sau khi giải ngân hết nguồn vốn tự có tham gia đầu tư dự án của Chủ đầu tư mới sử dụng nguồn vốn vay tại NHPT hoặc giải ngân đồng thời theo tỷ lệ vốn tham gia đầu tư dự án của mỗi bên.

- Định kỳ hoặc đột xuất Chi nhánh phải tiến hành kiểm tra tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng của dự án, những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, để đưa ra những giải pháp phối hợp với Chủ đầu tư tổ chức thực hiện; việc kiểm tra phải được tiến hành tỷ mỉ, chi tiết đối chiếu giữa khối lượng thực hiện với nghiệm thu, giữa số tiền đã giải ngân với các chứng từ hạch toán kế toán tại đơn vị và được lập thành biên bản trong đó xác định rõ các nội dung:

+ Xác định khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích như đã thoả thuận tại hợp đồng tín dụng.

+ Giá trị tài sản hình thành sau đầu tư có phù hợp với giá trị vốn vay và vốn tự có đã giải ngân.

+ Khách hàng có vi phạm cam kết tại hợp đồng tín dụng, có báo cáo ngân hàng trung thực

+ Các dấu hiệu bất thường khác liên quan đến tình hình tài chính và và các dấu hiệu bất thường khác của khách hàng.

- Thường xuyên rà soát lại quy chế, quy trình hệ thống lại các văn bản nghiệp vụ có liên quan và ban hành chuẩn hóa danh mục hồ sơ giải ngân đối với từng trường hợp cụ thể, đồng thời thông báo ngay cho khách hàng thi thiết lập quan hệ vay vốn tránh được tình trạng yêu cầy chủ đầu tư phải bổ sung hồ sơ nhiều lần và thuận tiện trong việc quản lý cho vay

4.2.4. Công tác thu nợ vốn vay

Để công tác thu hồi nợ vay trong thời gian tới đạt kết quả, hạn chế phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu thì ngoài việc tổ chức thực hiện tốt quy chế cho vay và quy trình nghiệp vụ, Chi nhánh phải áp dụng các biện pháp quyết liệt và triệt để trong công tác thu hồi nợ, cụ thể:

- Căn cứ hướng dẫn của NHPT, Chi nhánh cần phân loại nợ một cách chi tiết và chính xác trên cơ sở đánh giá của Phòng nghiệp vụ (phòng tín dụng) và Tổ xử lý thu hồi nợ do Chi nhánh thành lập, việc phân loại nợ không cứng nhắc theo tiêu chí nợ quá hạn mà phải căn cứ vào tình hình thực tế và xu hướng phát sinh của dự án. Dựa vào kết quả phân loại nợ, Chi nhánh đưa ra các giải pháp cụ thể, phù hợp cho từng nhóm nợ. Đối với các dự án không có khả năng thu hồi, đủ điều kiện xử lý nợ cần tập trung, bám sát, phối hợp với chủ đầu tư, các cơ quan có liên quan hoàn thiện hồ sơ xử lý trình cấp có thẩm quyền quyết định. Tổ chức và thực hiện kịp thời, chính xác việc phân loại nợ vay, quá trình xử lý kết quả phân loại nợ cần phân tích kỹ tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, nguốn trả nợ của chủ đầu tư và nguyên nhân không trả được, đề ra biện pháp thu nợ kịp thời có hiệu quả trong từng thời kỳ, cụ thể:

+ Tháng 12 hàng năm, Chi nhánh NHPT Tuyên Quang phải rà soát lập kế hoạch thu nợ (gốc và lãi) của năm tiếp theo để tổ chức thực hiện; theo đó Ban lãnh đạo Chi nhánh thực hiện giao kế hoạch thu nợ cho từng cán bộ phòng tín dụng và tổ thu nợ để tìm các giải pháp thu hồi nợ vay theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký, việc giao kế hoạch thu nợ phải gắn liền với công tác thi đua khen thưởng, và xếp loại để chi trả lương thì mới nâng cao được tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ trong việc thực thi nhiệm vụ.

+ Cán bộ tín dụng cần theo dõi chặt chẽ tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của dự án, thông qua nhiều nguồn thông tin để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến dự án và Chủ đầu tư, cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra dự án, bám sát khách hàng để thu nợ, tìm các giải pháp đề xuất với lãnh đạo Chi nhánh tháo gỡ các khó khăn.

+ Do công tác thu nợ liên quan đến các phòng nghiệp vụ, nên các phòng cần phải tiến hành tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, đánh giá những mặt tồn tại, hạn chế và xây dựng quy định về công tác thu nợ lưu hành nội bộ. Lãnh đạo Chi nhánh cần tăng cường kiểm tra quá trình thực hiện nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ và cán bộ tín dụng thông qua hình thức họp giao ban theo chuyên đề hàng tháng, nếu cần thiết, cấp bách có thể thực hiện hàng tuần.

+ Lãnh đạo Chi nhánh và Lãnh đạo phòng Tín dụng cần đôn đốc và kiểm tra quá trình thu nợ của cán bộ tín dụng, yêu cầu cán bộ tín dụng báo cáo cụ thể của từng trường hợp cụ thể, nêu rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp để thu hồi nợ vay cho phù hợp với tình hình thực tế của dự án, thực hiện phối hợp đồng bộ với tổ thu nợ của Chi nhánh để cùng đưa ra các biện pháp thu nợ tốt nhất.

+ Đối với các Chủ đầu tư chây ỳ không thực hiện trả nợ mà không có tinh thần hợp tác tốt, Chi nhánh cần phải xem xét và tiến hành các thủ tục cần thiết để xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ vay; đối với các dự án do gặp những nguyên nhân rủi ro khách quan cần xem xét thận trọng nếu phù hợp hướng dẫn Chủ đầu tư lập hồ sơ cơ cấu lại thời gian trả nợ và mức trả nợ từng kỳ hạn tạo điều kiện cho Chủ đầu tư từng bước khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh và tạo nguồn trả nợ cho Ngân hàng.

- Chi nhánh cũng cần tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương để thực hiện công tác thu nợ thông qua các chương trình mục tiêu của Chính phủ. Chi nhánh NHPT Tuyên Quang đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang và các Sở, ban, ngành của Tỉnh xem xét ưu tiên sử dụng sản phẩm của các dự án vay vốn tại Chi nhánh NHPT Tuyên Quang như: Sản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác cho vay vốn đầu tư tại Chi nhánh ngân hàng phát triển Tuyên Quang Đào Ngọc Thái. (Trang 103 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)