Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang và các Sở, Ban,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác cho vay vốn đầu tư tại Chi nhánh ngân hàng phát triển Tuyên Quang Đào Ngọc Thái. (Trang 115 - 125)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang và các Sở, Ban,

của tỉnh

4.3.2.1. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang

- Triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư, kêu gọi đầu tư dưới nhiều hình thức để giới thiệu cơ hội đầu tư đến các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; đồng thời cơ chế chính sách về thu hút đầu tư, thủ tục cấp phép đầu tư, các cơ chế miễm giảm thuế, tiền thuê đất phải thất thông thoáng, công khai, minh bạch để thu hút đầu tư hiệu quả.

- Cải cách thủ tục hành chính theo hướng gọn nhẹ tối đa, đặc biệt trong các khâu như quyết định cấp đất cho các dự án được khuyến khích đầu tư, nhất là các dự án thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước; công bố quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội một cách cụ thể, đầy đủ, ổn định và chính xác giúp chủ đầu tư có thể triển khai dự án một cách nhanh chóng, thuận tiện.

- Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư giữa Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, các Chủ đầu tư và Chi nhánh NHPT Tuyên Quang nhằm giúp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai cho vay vốn đầu tư của Nhà nước, tạo điều kiện để Chi nhánh NHPT Tuyên Quang triển khai có hiệu quả công tác tín dụng đầu tư trên địa bàn.

- Tạo điều kiện giúp đỡ Chi nhánh trong việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc đối với công tác cho vay, xử lý nợ, các dự án không trả nợ vay do sản xuất kinh doanh thua lỗ thuộc phạm vi trách nhiệm theo quy định (như bán tài sản bảo đảm tiền vay, hoàn thiện thủ tục phá sản, giải thể doanh nghiệp, xin ý kiến các bộ ngành về xử lý rủi ro đối với các dự án đặc thù, cấp phép khai thác, cấp phép hoạt động).

- Chỉ đạo các Sở ngành liên quan phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh trong quá trình triển khai nhiệm vụ nhất là trong công tác tìm kiếm dự án, xử lý nợ vay, thế chấp tài sản. Chỉ đạo các Chủ đầu tư triển khai thực hiện đầu tư theo đúng quy định của Nhà nước về đầu tư, đảm bảo tiến độ và hoàn trả nợ vay theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký.

4.3.2.2. Với các Sở ban ngành có liên quan

- Đề nghị các Sở ban ngành liên quan phối hợp với Chi nhánh NHPT Tuyên Quang trong việc giới thiệu dự án vay vốn, cơ chế chính sách của tỉnh, của NHPT Việt Nam.

- Phối hợp, tạo điều kiện cho Chi nhánh NHPT Tuyên Quang trong triển khai cho vay đối với các dự án như: hoàn thiện hồ sơ dự án theo trình tự đầu tư xây dựng cơ bản (thẩm định thiết kế cơ sở của dự án, đăng ký Giao dịch bảo đảm, thẩm duyệt phương án phòng cháy chữa cháy) và trong công tác quản lý tài sản bảo đảm tiền vay, bán tài sản bảo đảm thu hồi nợ vay của các dự án, các chủ đầu tư hoạt động trên địa bàn.

Ở Chương 4, Luận văn đã phân tích các mục tiêu, định hướng phát triển của NHPT Việt Nam và Chi nhánh NHPT Tuyên Quang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Xuất phát từ phân tích thực trạng của công tác cho vay vốn đầu tư tại Chi nhánh NHPT Tuyên Quang, những tồn tại hạn chế và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác cho vay vốn đầu tư đã đưa ra các giải pháp, các điều kiện và kiến nghị đối với NHPT Việt Nam và các cơ quan có liên quan để thực hiện các giải pháp.

KẾT LUẬN

Cho vay đầu tư là một chính sách quan trọng trong quản lý vĩ mô của Nhà nước, thông qua cho vay đầu tư, Nhà nước thực hiện việc khuyến khích phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùng, lĩnh vực nhất định theo chủ trương, chiến lược phát triển của từng thời kỳ.

Công tác cho vay vốn đầu tư của Chi nhánh NHPT Tuyên Quang trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, công tác cho vay vốn đầu tư của Chi nhánh còn nhiều hạn chế (công tác thẩm định, tốc độ tăng trưởng dư nợ thấp). Để phát huy ngày càng cao vai trò của cho vay vốn đầu tư đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của tỉnh Tuyên Quang nói riêng, thì việc nghiên cứu, đánh giá để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác cho vay vốn đầu tư là hết sức cần thiết. Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề cập đến những vấn đề sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về cho vay vốn đầu tư tại các Ngân hàng Phát triển, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác cho vay vốn đầu tư; tìm hiểu kinh nghiệm về việc thực hiện cho vay đầu tư của một số Chi nhánh NHPT ở Việt Nam.

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng công tác cho vay vốn đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Tuyên Quang. Trên cơ sở những kết quả đạt được, những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong thực hiện cho vay vốn đầu tư tại Chi nhánh NHPT Tuyên Quang giai đoạn từ năm 2009 đến 2013.

Thứ ba, trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác cho vay vốn đầu tư tại Chi nhánh NHPT Tuyên Quang, luận văn đã đề xuất những giải pháp và kiến nghị thiết thực, nhằm hoàn thiện công tác cho vay vốn đầu tư tại Chi nhánh NHPT Tuyên Quang.

Với những nội dung đã đề cập trong Luận văn, tác giả hy vọng sẽ có sự đóng góp vào việc hoàn thiện công tác cho vay vốn đầu tư tại Chi nhánh NHPT Tuyên Quang.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Với tinh thần cầu thị, tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của của các nhà khoa học và của các giảng viên cùng toàn thể bạn đọc để Luận văn được hoàn thiện sát với thực tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chi nhánh NHPT Tuyên Quang (2009, 2010, 2011, 2012, 2013) Báo cáo tổng kết hàng năm của Chi nhánh NHPT Tuyên Quang.

2. Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Chính phủ ban hành ngày 01/4/2004. 3. Nghị định số 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu

của Nhà nước, Chính phủ ban hành ngày 30/8/2011.

4. Quyết định số 41/QĐ-HĐQL ngày 14/9/2007 về việc ban hành Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, Hội đồng quản lý NHPT Việt Nam ban hành ngày 14/9/2007.

5. Quyết định số 69/QĐ-HĐQL về việc ban hành Quy chế hướng dẫn thực hiện đề án xử lý nợ xấu, Hội đồng quản lý NHPT Việt Nam ban hành ngày 04/9/2014.

6. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các Tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 22/4/2004.

7. Quyết định số 563/QĐ-NHPT về việc ban hành sổ tay nghiệp vụ cho vay đầu tư trong hệ thống NHPT, Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành ngày 22/9/2008.

8. Quyết định số 83/QĐ-NHPT.TQU về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của các phòng, Chi nhánh NHPT Tuyên Quang ban hành ngày 16/02/2011.

9. Quốc hội (1997), Luật các Tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng.

10. Quyết định số 369/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược NHPT đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28/02/2013.

11. Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg về việc thành lập NHPT Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19/5/2006.

12. Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều lệ tổ chức hoạt động củaNHPT Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19/5/2006.

13. Quyết định số 03/QĐ-NHPT về việc thành lập Chi nhánh NHPT tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng giám đốc NHPT Việt Nam ban hành ngày 01/7/2006.

14. Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg về việc Ban hành quy chế quản lý tài chính đối với NHPT Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30/3/2007.

15. Thông tư số 111/2007/TT-BTC về việc hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bộ tài chính ban hành ngày 12/9/2007.

16. Tạp chí Hỗ trợ phát triển, NHPT Việt Nam (2007-2013) và Tài liệu môn học Thống kê; Tài liệu tự đào tạo nghiệp vụ xử lý thu hồi nợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

17. Nguyễn Hà Tuyên (2013) và nhóm tác giả, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở về hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh NHPT Tuyên Quang;

18. Văn bản số 2788/NHPT-TDĐT về việc hướng dẫn quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước; Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành ngày 12/9/2014.

19. Văn bản số 4334/NHPT-TDTW về việc hướng dẫn một số nội dung của quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành ngày 27/12/2007.

20. Văn bản số 1979/HTPT-KHNV về việc hướng dẫn công tác huy động, quản lý và sử dụng vốn huy động, Quỹ hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành ngày 01/9/2004.

21. Lê Thị Xuân và nhóm tác giả (2010), Đề tài môn kinh tế đầu tư: Tín dụng đầu tư phát triển thực trạng và giải pháp.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC SỐ 01

DANH MỤC

Các dự án vay vốn tín dụng đầu tư

(Ban hành kèm theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ)

STT NGÀNH NGHỀ, LĨNH VỰC

I Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (Không phân biệt địa bàn đầu tư) 1 Dự án đầu tư đường bộ, cầu đường bộ, đường sắt và cầu đường sắt 2 Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch phục vụ công

nghiệp và sinh hoạt

3 Dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải, rác thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, bệnh viện và các cụm công nghiệp làng nghề

4 Dự án xây dựng quỹ nhà ở tập trung cho công nhân lao động trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất; ký túc xá cho sinh viên 5 Dự án đầu tư trong lĩnh vực y tế: mở rộng, nâng cấp, đầu tư thiết bị,

xây dựng mới bệnh viện

6 Dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề

7 Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại làng nghề tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề ở nông thôn

II Nông nghiệp, nông thôn (Không phân biệt địa bàn đầu tư)

1 Dự án xây dựng mới, mở rộng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung; cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung

2 Dự án phát triển giống thuỷ, hải sản; đầu tư hạ tầng nuôi trồng thuỷ, hải sản

III Công nghiệp (Không phân biệt địa bàn đầu tư) 1 Dự án đầu tư chế biến sâu từ quặng khoáng sản:

- Phôi thép, gang có công suất tối thiểu 200 nghìn tấn/năm;

- Sản xuất Alumin có công suất tối thiểu 300 nghìn tấn/năm; sản xuất nhôm kim loại có công suất tối thiểu 100 nghìn tấn/năm;

- Sản xuất fero hợp kim sắt có công suất tối thiểu 1 nghìn tấn/năm; - Sản xuất kim loại màu có công suất tối thiểu 5 nghìn tấn/năm; - Sản xuất bột màu đioxit titan có công suất tối thiểu 20 nghìn tấn/năm.

2 Dự án sản xuất động cơ Diezel từ 300CV trở lên

3 Dự án đầu tư đóng mới toa xe đường sắt và lắp ráp đầu máy xe lửa 4 Dự án đầu tư bào chế, sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc cai nghiện,

vắc xin thương phẩm và thuốc chữa bệnh HIV/AIDS

5 Dự án đầu tư xây dựng thủy điện nhỏ công suất nhỏ hơn hoặc bằng 100MW; xây dựng nhà máy điện từ gió

6 Dự án đầu tư sản xuất DAP và phân đạm

IV Các dự án đầu tƣ tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc chƣơng trình 135 và các xã biên giới thuộc chƣơng trình 120, các xã vùng bãi ngang

V

Các dự án cho vay theo Hiệp định Chính phủ; các dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ

PHỤ LỤC 02

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN VAY VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƢ

(Ban hành kèm theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ)

STT NGÀNH NGHỀ, LĨNH VỰC GIỚI HẠN

QUY MÔ I KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI (Không

phân biệt địa bàn đầu tƣ)

1 Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch phục vụ

sản xuất và sinh hoạt. Nhóm A, B

2

Dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải, rác thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, bệnh viện và các cụm công nghiệp làng nghề.

Nhóm A, B

3

Dự án xây dựng nhà ở cho sinh viên thuê, dự án nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê, dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Nhóm A, B và C

4

Dự án đầu tư hạ tầng, mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới và thiết bị trong lĩnh vực xã hội hóa: giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường thuộc Danh mục hưởng chính sách khuyến khích phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Nhóm A, B

5 Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghiệp hỗ trợ,

khu chế xuất, khu công nghệ cao. Nhóm A, B

II NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN (Không phân biệt địa bàn đầu tƣ)

STT NGÀNH NGHỀ, LĨNH VỰC GIỚI HẠN QUY MÔ

2

Dự án phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống

cây lâm nghiệp. Nhóm A, B

3 Dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm gắn với chế biến công nghiệp Nhóm A, B

III CÔNG NGHIỆP (Không phân biệt địa bàn đầu tƣ)

1

Dự án đầu tư chế biến sâu từ quặng khoáng sản:

- Sản xuất fero hợp kim sắt có công suất tối thiểu 1 nghìn tấn/năm;

- Sản xuất kim loại màu có công suất tối thiểu 5 nghìn tấn/năm;

- Sản xuất bột màu đioxit titan có công suất tối thiểu 20 nghìn tấn/năm.

Nhóm A, B

2

Dự án đầu tư sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc cai nghiện, vắc xin thương phẩm và thuốc chữa bệnh HIV/AIDS; sản xuất thuốc thú y đạt tiêu chuẩn GMP.

Nhóm A, B

3

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng: gió, mặt trời, địa nhiệt, sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo.

Nhóm A, B

4

Dự án đầu tư xây dựng thủy điện nhỏ, với công suất nhỏ hơn hoặc bằng 50MW thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Nhóm A, B và C

5

Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Nhóm A, B và C

6

Dự án thuộc danh mục các ngành công nghiệp hỗ trợ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Nhóm A, B và C

STT NGÀNH NGHỀ, LĨNH VỰC GIỚI HẠN QUY MÔ

IV

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ TẠI ĐỊA BÀN CÓ ĐIỀU

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác cho vay vốn đầu tư tại Chi nhánh ngân hàng phát triển Tuyên Quang Đào Ngọc Thái. (Trang 115 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)