III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
3. Ôn tậpvề đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch
Hs: Quan sát bảng ôn tập và trả lời câu hỏi của Gv
Gv: Nhấn mạnh với Hs về tính chất khác nhau của 2 tương quan này
- Học sinh thảo luận theo nhóm và làm ra phiếu học tập (nhóm chẵn làm câu a, nhóm lẻ làm câu b)
- Giáo viên thu phiếu học tập của các nhóm đưa lên máy chiếu.
- Học sinh nhận xét, bổ sung - Giáo viên chốt kết quả.
3. Ôn tập về đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch lệ nghịch
- Khi y = k.x (k ≠ 0) thì y và x là 2 đại lượng tỉ lệ thuận. - Khi y = a x thì y và x là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch. Bài tập 1: Chia số 310 thành 3 phần a) Tỉ lệ với 2; 3; 5 b) Tỉ lệ nghịch với 2; 3; 5 Bg a) Gọi 3 số cần tìm lần lượt là a, b, c ta có: 310 31 2 3 5 2 3 5 10 a = = =b c a b c+ + = = + + ⇒ c) Gọi 3 số cần tìm lần lượt là x, y, z Ta có: 2x = 3y = 5z ⇒ 310 1 1 1 1 1 1 31 2 3 5 2 3 5 30 x = y = z = x y z+ + = + + ⇒
Bài tập2: Biết cứ 100kg thóc thì cho 60kg gạo. Hỏi 20 bao thóc, mỗi bao nặng 60kg cho bao nhiêu kg gạo?
Tóm tắt: Khối lượng của 20 bao thóc là: 60kg.20 = 1200kg
100kg thóc cho 60kg gạo 1200kg thóc cho x kg gạo
Gv: Đưa ra bảng phụ có ghi sẵn đề bài tập 2
Hs: Đọc và tóm tắt đề bài Gv: Gọi 1 Hs lên bảng làm bài
Hs: Còn lại cùng làm bài tại chỗ vào bảng nhỏ
Gv+Hs: Cùng chữa bài trên bảng Gv: Đưa tiếp đề bài tập 3 lên bảng phụ Hs: Đọc và tóm tắt đề bài
Gv: Cùng 1 công việc là đào con mương, số người và thời gian làm là 2 đại lượng quan hệ như thế nào?
Hs: Suy nghĩ – Trả lời
Gv: Gọi Hs2 lên bảng làm bài
Hs: Còn lại làm bài theo nhóm 2 người
Gv: Gọi đại diện vài nhóm nhận xét và chữa bài trên bảng
Vì số thóc và gạo là 2 đại lượng tỉ lệ thuận nên ta có : 100 60 . 1200 60 1200 100 = ⇒x = x ⇒ x = 720kg
Vậy: 20 bao thóc (1200kg) được 720kg gạo
Bài tập3: Để đào một con mương cần 30 người làm trong 8 giờ. Nếu tăng thêm 10 người thì thời gian giảm được mấy giờ? (Giả sử năng suất làm việc của mỗi người như nhau và không đổi)
Tóm tắt:
30 người làm hết 8 giờ 40 người làm hết x giờ
Bài giải:
Vì số người và thời gian hoàn thành là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có: 40 8 . 30 8 40 30 = x ⇒ x= = 6 (giờ) Vậy thời gian làm giảm được 8 – 6 = 2 (giờ)
4. Củng cố- Hệ thống lại toàn bộ các kiến thức cơ bản vừa ôn. 5. Hướng dẫn về nhà - Ôn tập kiến thức và các dạng bài tập đã ôn.
- Tiết sau ôn tập tiếp các kiến thức còn lại của phần học kì I Ngày soạn :21/12/2010 Ngày giảng:23/12/2010 Tiết 38 - 39 : KIỂM TRA HỌC KÌ I (cả đại số và hình học) I. Mục tiêu:
- Kiến thức: - Học sinh được củng cố và ôn tập kiến thức học kì I. Biết áp dụng các kiến thức đã học vào giải các dạng bài tập ở học kì I
- Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính toán, giải bài tập, rèn tính cẩn thận, tính chính xác khi giải bài tập
- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, đề bài, đáp án - Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Tiến trình bài dạy: 1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới: