5. Bố cục luận văn
4.1 Mục tiêu kinh doanh của Công ty
Bảng 4.1 Các chỉ tiêu phấn đấu của Công ty đến năm 2015
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch đến
năm 2015 1 Sản lƣợng nƣớc thƣơng phẩm Triệu m3 14 2 Tỷ lệ thất thoát nƣớc % 18 3 Doanh thu Tỷ đồng 140 4 Lợi nhuận Tỷ đồng 5,5 5 Tỷ lệ phát triển khách hàng Hộ khách hàng/ năm 2.000
Nguồn: Công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên
Về mục tiêu xã hội: Tuyên truyền để ngƣời dân hiểu đƣợc tầm quan trọng của nƣớc sạch. Tính toán và quy định lại giá bán hợp lý hơn để đảm bảo chính sách an sinh xã hội, để không sử dụng nƣớc lãng phí, tiết kiệm nƣớc, phấn đấu tăng tỷ lệ ngƣời dân sử dụng nƣớc để góp phần đảm bảo sức khỏe, đảm bảo an sinh xã hội.
4.2. Quan điểm về hoạt động Marketing của Công ty
Từ những thuận lợi và khó khăn, tƣ̀ định hƣớng phát triển, mục tiêu kinh doanh, chiến lƣợc khách hàng nhƣ đã nói trên, việc xây dựng hệ thống các giải pháp chủ yếu hƣớng vào việc thúc đẩy nâng cao chất lƣợng sản phẩm, năng lực phân phối nƣớc sạch của Công ty cổ phần nƣớc sạch Thái Nguyên, nâng cao năng lực phục vụ xã hội, phục vụ cộng đồng và đặc biệt là nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sử dụng nƣớc sạch nhà máy của ngƣời dân. Theo tôi, cần phải thống nhất trên các quan điểm chủ yếu sau đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Quan điểm I: Hoạt động Marketing phải đảm bảo tính tiết kiệm, nghĩa là hợp lý hóa chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp để đầu tƣ tái sản xuất mở rộng. Đồng thời, tiết kiệm cũng có nghĩa là phân phối sản phẩm hợp lý, tăng tính hữu ích của sản phẩm nƣớc sạch đối với xã hội, “không sử dụng nước lãng phí, tiết kiệm nước để mọi người đều có nước dùng”, phục vụ ngày càng đông đảo ngƣời dân.
Quan điểm II: Hoạt động Marketing trong kinh doanh nƣớc sạch là vì con ngƣời. Nƣớc sạch gắn liền với cuộc sống, nó là một trong những nhu cầu không thể thiếu. Do vậy, sản xuất kinh doanh nƣớc sạch, bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, cần hết sức chú trọng đến đảm bảo lợi ích con ngƣời, đặc biệt là vấn đề an sinh của xã hội. Giải pháp đƣa ra nhằm đảm bảo việc sản xuất cung cấp nƣớc sạch phải đƣợc liên tục, ổn định.
Quan điểm III: Hoạt động Marketing trong kinh doanh nƣớc sạch phải tạo điều kiện nhanh chóng áp dụng các thành tựu tiến bộ về khoa học kỹ thuật và quản lý vào quá trình quản lý sản xuất kinh doanh và phục vụ ngƣời tiêu dùng. Quan điểm này nhằm nâng cao sản lƣợng, chất lƣợng nƣớc sạch, cũng nhƣ chất lƣợng của các dịch vụ phục vụ khách hàng, đáp ứng nhu cầu nƣớc sạch của một Thành phố văn minh hiện đại. Phải sử dụng rộng rãi các phƣơng tiện thông tin để đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức về vai trò của nƣớc sạch đối với sản xuất và đời sống, về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sử dụng nƣớc sạch do nhà máy sản xuất để từ đó có thể mở rộng thị phần và phục vụ nhân dân đƣợc nhiều hơn, tốt hơn.
Dựa trên các quan điểm nói trên, xuất phát từ các mục tiêu đặt ra, qua phân tích thực trạng Marketing trong kinh doanh nƣớc sạch của Công ty cùng nguyên nhân của tình hình, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện Marketing của Công ty nhƣ sau:
4.3 Các giải pháp hoàn thịên Marketing của Công ty
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Có kế hoạch cải tạo hệ thống ống dẫn nƣớc, nâng công suất các nhà máy, trạm cấp nƣớc để duy trì và tăng áp lực nƣớc, đảm bảo chất lƣợng nƣớc phục vụ tốt hơn nhu cầu thƣờng xuyên và liên tục và ngày càng tăng của khách hàng.
4.3.2 Giải pháp về giá
Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tiết kiệm nguồn lực, chi phí, giảm tỷ lệ thất thoát làm cơ sở để hạ giá thành, giá bán.
Tính toán và đƣa ra một mức giá bán hợp lý hơn đối với các đối tƣợng khách hàng để khuyến khích khách hàng sử dụng tiết kiệm. Cần ổn định giá bán trong một số năm, tránh việc tăng giá bán hàng năm gây tâm lý bực bội cho khách hàng. Thực hiện chính sách giá linh hoạt, mềm dẻo để có thể giảm giá cho một số đối tƣợng chính sách, hộ nghèo... các doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất thân thiện với môi trƣờng.
4.3.3 Giải pháp về phân phối
Củng cố tài liệu kỹ thuật về mạng lƣới: Cập nhật mới và thống kê lại, bổ sung chỉnh lý các dữ liệu để thiết lập lại hoàn chỉnh bản đồ hệ thống mạng lƣới đƣờng ống cấp nƣớc; cập nhật quản lý trên máy tính và lƣu tr ữ theo chƣơng trình phần mềm chuyên dụng.
Khảo sát hiện trạng thực tế: tập trung khảo sát các tuyến ống và các thiết bị đƣờng ống, thẩm định chất lƣợng còn lại để làm căn cứ xây dựng các kế hoạch tu bổ sửa chữa, cải tạo, thay thế đồng thời làm cơ sở để cập nhật tu chỉnh bản đồ hệ thống mạng lƣới. Đặc biệt là xác định tình trạng hệ thống van chận để biết cần thiết phải thay thế hay hủy bỏ. Một số lớn các van chƣa đƣợc tìm thấy vì bị mất dấu do sự thay đổi địa hình, địa vật đô thị và một số vị trí cần đặt thêm van chận phù hợp cho công tác điều hành mạng.
Lập kế hoạch phát triển mạng lƣới cấp nƣớc, cải tạo, thay mới mạng lƣới đáp ứng yêu cầu chung của công tác quy hoạch Thành phố. Cần lƣu ý đến tính hiện đại và đồng bộ của thiết bị vật tƣ phụ tùng trong công tác cải tạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý sau này. Đây cũng là một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trong những bƣớc đầu tƣ cần thiết để đƣa nƣớc sạch đến ngƣời tiêu dùng, thực hiện chủ trƣơng của ngành: ổn định đời sống kinh tế thông qua nguồn nƣớc sạch chất lƣợng và ổn định.
Hệ thống phân phối nƣớc phải kết nối đƣợc toàn bộ hệ thống hiện có và các dự án độc lập thành một hệ thống cấp nƣớc chung cho Thành phố theo mô hình đồng áp.
Chú trọng đến việc phát triển mạng lƣới cấp II, III đến những vùng trắng không có nƣớc; và đây cũng là một trong những bƣớc đầu tƣ cần thiết để đƣa nƣớc sạch đến ngƣời tiêu dùng, thực hiện chủ trƣơng của ngành: ổn định đời sống kinh tế thông qua nguồn nƣớc sạch chất lƣợng và ổn định.
Kết hợp với các dự án quy hoạch nông thôn mới, các dự án phát triển đô thị mới ở các khu công nghiệp đang hình thành nhƣ: Tổ hợp khu công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và dịch vụ Yên Bình, khu công nghiệp Nam Phổ Yên, khu công nghiệp Tây Phổ Yên, khu công nghiệp Quyết Thắng, khu công nghiệp Điềm Thụy...để có quy hoạch, kế hoạch thiết kế hệ thống cấp, thoát nƣớc ở các khu công nghiệp và dân cƣ mới này. Đây là một hƣớng đúng đắn và là một tƣơng lai phát triển tốt cho Công ty kinh doanh nƣớc sạch.
Dự kiến hiệu quả giải pháp: Nếu giải pháp về mạng lƣới đƣợc thực hiện, khi đó mạng lƣới cấp nƣớc trên địa bàn do Công ty quản lý sẽ đƣợc phủ kín, cải thiện hiện tƣợng nƣớc đục , xì bể, rò rỉ góp phần tăng tỷ lệ ngƣời dân đƣợc sử dụng nƣớc sạch và giảm đƣợc thất thoát nƣớc . Theo đó, đảm bảo đủ áp lực cung cấp cho khu vực, ngay cả trong những thời điểm nhu cầu sử dụng nƣớc cao nhất. Hơn thế, việc mở rộng hệ thống phân phối cung cấp nƣớc sạch của Công ty sẽ góp phần đảm bảo cho việc mở rộng thị trƣờng, phát triển quy mô kinh doanh, nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời nâng cao tỷ lệ hộ dân dùng nƣớc sạch, phục vụ đƣợc đông đảo ngƣời dân hơn.
4.3.4 Giải pháp về xúc tiến hỗn hợp và dịch vụ sau bán hàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn sử dụng nước sạch, muốn vậy Công ty cần phải:
- Thực hiện công tác thông tin, quảng cáo về ích lợi của việc sử dụng nƣớc sạch trong ăn uống và sinh hoạt, nâng cao sức khoẻ cho công đồng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: báo chí, truyền hình.
- Tổ chức các cuộc hội thảo, diễn đàn tại địa phƣơng về các chủ đề liên quan đến việc bảo vệ và sử dụng nguồn nƣớc sạch do Công ty cung cấp với các Ban ngành liên quan tham gia, thông tin của các hội nghị này đƣợc công bố rộng rãi trên báo chí và đài truyền hình để nhiều ngƣời dân đƣợc biết.
- Phát hành các tờ rơi về ích lợi của việc sử dụng nƣớc sạch trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
- Tổ chức hội nghị khách hàng, thông qua hội nghị này tuyên truyền và vận động khách hàng cùng tuyên truyền về sử dụng nƣớc sạch.
- Phối hợp cùng với các tổ chức xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhƣ: Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh…. xây dựng các chƣơng trình hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và sử dụng nƣớc sạch.
Trang bị tốt hơn các kỹ năng giao tiếp cho các nhân viên đọc, ghi số nƣớc vì đây là ngƣời thƣờng xuyên tiếp xúc với khách hàng dùng nƣớc.
Mở rộng, tăng cƣờng quan hệ tốt với khách hàng, nhất là việc giao tiếp, ứng xử trực tiếp của ngƣời bán hàng, cung cấp dịch vụ, các nhân viên trực tiếp đọc, ghi đồng hồ đo nƣớc, thu tiền ...
4.3.5 Giải pháp về nguồn nhân lực
- Đào tạo, huấn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công nhân viên để mỗi một lao động trong Công ty thành một tuyên truyền viên cho việc quản lý và sử dụng nƣớc sạch. Có kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách hàng tốt, có tinh thần, thái độ phục vụ tốt.
- Lựa chọn nhân tài có tầm nhìn và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kiến nghị
* Kiến nghị với UBND tỉnh: Hàng năm bố trí đủ vốn để Công ty đầu tƣ, nâng cấp các nhà máy nƣớc cho phù hợp với nhu cầu ngày càng cao về chất lƣợng và số lƣợng của ngƣời dân. Đồng thời xem xét, điều chỉnh giá bán nƣớc sạch để đảm bảo lợi nhuận hợp lý để Công ty có vốn tái đầu tƣ phát triển sản xuất, song phải phù hợp quan hệ cung cầu nƣớc sạch và điều kiện phát triển KT-XH, khuyến khích khách hàng sử dụng nƣớc tiết kiệm và giảm giá bán ở mức hợp lý đối với các đối tƣợng chính sách nhƣ hộ nghèo, ngƣời có công với cách mạng...
* Kiến nghị với đài phát thanh và truyền hình Thái Nguyên: Tăng cƣờng thực hiện các phóng sự để tuyên truyền lợi ích của việc sử dụng nƣớc sạch và tác hại của việc sử dụng nƣớc ô nhiễm. Tuyên truyền việc sử dụng tiết kiệm nƣớc, vì nƣớc là tài nguyên quý, tiết kiệm nƣớc cũng đồng nghĩa với tiết kiệm tài nguyên và nguồn lực quốc gia.
* Kiến nghị với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng: Quản lý chặt việc cấp
phép khai thác nƣớc mặt, khoan giếng khai thác nƣớc ngầm, đặc biệt tại các khu vực đã có hệ thống mạng cấp nƣớc sạch của Công ty.
* Kiến nghị với Sở Y tế: Thƣờng xuyên kiểm tra kiểm tra chất lƣợng
nƣớc sạch cung cấp cho ngƣời dân đối với tất cả các nguồn cung cấp nƣớc trên địa bàn thành tỉnh Thái Nguyên và xử phạt nghiêm những trƣờng hợp vi phạm.
* Kiến nghị với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ: Khi thực hiện
đóng góp ý kiến vào quy hoạch và thực hiện các dự án xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới, khu dân cƣ ... thì mời Công ty cổ phần nƣớc sạch Thái Nguyên tham dự để Công ty có cơ sở lập kế hoạch phát triển mạng cấp nƣớc phù hợp theo quy hoạch.
* Kiến nghị với Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới): Phối hợp với Công ty cổ phần nƣớc sạch Thái Nguyên để quy hoạch và xây dựng các công trình cấp nƣớc sạch phù hợp với tiến độ và tiêu chí xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN
Trong điều kiện KTTT hiện nay, để có thể tồn tại, phát triển, tìm đƣợc một chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng, bất kỳ một DN nào cũng đều quan tâm đến hoạt động Marketing của mình. Đây có thể đƣợc coi là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Cũng nhƣ tất cả các doanh nghiệp khác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty cổ phần nƣớc sạch Thái Nguyên đã luôn quan tâm chú trọng đến vấn đề ứng dụng Marketing-mix trong hoạt động của Công ty. Công ty đã đạt đƣợc những thành tựu khả quan về mở rộng thị phần, doanh thu, lợi nhuận. Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển của Công ty trong thời gian tới là rất lớn. Tuy nhiên, hoạt động Marketing của Công ty trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế, nên kết quả đạt đƣợc chƣa cao. Chính vì thế việc đẩy mạnh ứng dụng các biến số Marketing-mix trong hoạt động kinh doanh của Công ty là thực sự cần thiết.
Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề nêu ra, từ thực trạng Marketing của Công ty thời gian qua, tôi đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện Marketing trong kinh doanh nƣớc sạch tại Công ty cổ phần nƣớc sạch Thái Nguyên” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình nhằm: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Marketing trong kinh doanh nƣớc sạch; phân tích thực trạng hoạt động Marketing trong kinh doanh nƣớc sạch tại Công ty cổ phần nƣớc sạch Thái Nguyên cùng nguyên nhân của tình hình. Từ đó, đề xuất giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện Marketing trong kinh doanh nƣớc sạch. Đề tài đã thực hiện đƣợc các mục tiêu đề ra. Do trình độ và thời gian có hạn, nên việc nghiên cứu đề tài có thể chƣa đƣợc thấu đáo, các giải pháp nêu ra có thể chƣa đầy đủ, toàn diện, chƣa bao quát hết các khía cạnh của vấn đề.nhƣng tác giả luận văn tin tƣởng rằng, nếu đƣợc áp dụng các giải pháp, kiến nghị đó sẽ góp phần hoàn thiện hơn Marketing của Công ty cổ phần nƣớc sạch Thái Nguyên, làm cho hoạt động Marketing cũng nhƣ hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ hiệu quả hơn, đồng thời chúng có thể làm tài liệu tham khảo cho các Công ty kinh doanh nƣớc sạch khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung Ƣơng Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
2. Thủ tƣớng Chính phủ (1998), Quyết định 63/1998/QĐ-TTg về việc phê duyệt phát triển cấp nƣớc đô thị quốc gia đến năm 2020.
3. Thủ tƣớng Chính phủ (2000), Quyết định 104/2000/QĐ-TTg phê duyệt chiến lƣợc quốc gia về cấp nƣớc sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020.
4. Bộ Xây dựng (2004), Quyết định số 14/2004/QĐ-BXD về việc ban hành định mức dự toán công tác sản xuất nƣớc sạch.
5. Bộ Y tế: Thông tƣ số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009.