Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Marketing trong kinh doanh nước sạch tại Công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên (Trang 47 - 100)

5. Bố cục luận văn

2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Cơ sở phương pháp luận

Đề tài lấy quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phƣơng pháp luận trong nghiên cứu.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ta phƣơng pháp nhìn nhận sự vật, hiện tƣợng trong trạng thái vận động và phát triển và trong mối quan hệ biện chứng với các sự vật, hiện tƣợng khác.

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 2.2.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Đặc điểm: Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trƣớc đƣợc lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này đã đƣợc chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo”. Nguồn tài liệu này bao gồm:

Các tài liệu đƣợc lấy từ báo cáo sơ kết 6 tháng, tổng kết năm Công ty cổ phần nƣớc sạch Thái Nguyên, niên giám thống kê, tạp chí chuyên ngành, các sách, báo, các văn kiện, Nghị quyết, các chƣơng trình nghiên cứu đã đƣợc xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc, các tài liệu trên internet...

- Tài liệu, số liệu đã đƣợc công bố về tình hình kinh tế, xã hội, các số liệu này thu thập từ phòng Thống kê và các phòng, ban có liên quan. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Ƣu điểm: Chi phí, công sức không cao, các số liệu đã đƣợc kiểm chứng nên có độ tin cậy cao.

Nhƣợc điểm: Việc thu thập tài liệu có khó khăn, thời gian thu thập tài liệu kéo dài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.2.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài. Thông tin đƣợc lấy từ kết quả điều tra thực tế từ 100 hộ gia đình có sử dụng nƣớc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trong đó, dựa trên khối lƣợng tiêu thụ nƣớc của các xí nghiệp sản xuất nƣớc sạch của Công ty trên địa bàn tỉnh, số phiếu đƣợc phân bổ nhƣ sau:

Thành phố Thái Nguyên 75 phiếu. Thị trấn Ba Hàng 10 phiếu.

Thị xã Sông Công 10 phiếu. Thị trấn Trại Cau 5 phiếu.

Trong đó sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên trên từng địa bàn trên cơ sở danh sách khách hàng tiêu thụ nƣớc sạch do Công ty cổ phần nƣớc sạch cung cấp.

* Phƣơng pháp điều tra: Phỏng vấn hộ gia đình bằng các phiếu điều tra chuẩn bị trƣớc.

* Phƣơng pháp quan sát thực tế: Đây là phƣơng pháp quan trọng có ảnh hƣởng tới độ chính xác của kết quả phân tích.

2.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

a. Đối với thông tin thứ cấp

Sau khi thu thập đƣợc các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ƣu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu đƣợc xử lý theo các phƣơng pháp tập hợp, phân tổ và phân tích thống kê, tính số tuyệt đối, tƣơng đối, đƣa vào bảng tính chỉ số chỉ tiêu phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài và đƣa ra các bảng biểu.

b. Đối với thông tin sơ cấp

Phiếu điều tra sau khi hoàn thành đƣợc kiểm tra về độ chính xác và sẽ đƣợc nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

a. Phƣơng pháp thống kê

Phƣơng pháp này dùng để phân tích các số liệu cụ thể và thƣờng kết hợp với so sánh để làm rõ vấn đề: Tình hình biến động của các hiện tƣợng qua các giai đoạn thời gian; mức độ hiện tƣợng; mối quan hệ giữa các hiện tƣợng... đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân.... Từ đó, đƣa ra các kết luận có căn cứ khoa học. Số liệu thu thập đƣợc biểu diễn bằng nhiều dạng khác nhau nhƣ dạng biểu đồ hình cột, hình bánh, hình dây... tùy thuộc vào từng loại số liệu khác nhau và yêu cầu cần thiết phải thể hiện kết quả.

b. Phƣơng pháp dự tính dự báo

Từ việc phân tích thực trạng công tác Marketing của Công ty cổ phần nƣớc sạch Thái Nguyên từ năm 2008 - 2011 và xu hƣớng phát triển SXKD để từ đó đƣa ra giải pháp hoàn thiện công tác Marketing cho Công ty. Sự chính xác trong kết quả của dự báo sẽ mang đến sự thành công hay thất bại trong chiến lƣợc Marketing của Công ty.

c. Phƣơng pháp tổng hợp

Là phƣơng pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà khi ta sử dụng các phƣơng pháp có đƣợc thành một kết luận hoàn thiện, đầy đủ.

d. Phƣơng pháp so sánh

- So sánh theo thời gian, so sánh theo thời điểm... để tìm ra những phƣơng án tối ƣu cho việc nghiên cứu phát triển và hoàn thiện công tác Marketing của Công ty.

c. Phƣơng pháp bình quân n Công thức tính số bình quân: X = n X i i  1

Các số bình quân nhƣ: Thu nhập bình quân, diện tích bình quân, nhân khẩu bình quân, độ tuổi bình quân… Phƣơng pháp này cho chúng ta cái nhìn tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

d. Phƣơng pháp tiếp cận “ Benchmarking”

“Benchmarking” là một phƣơng pháp xác định mức chuẩn và xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu của các công ty cấp nƣớc, hiện Benchmarking là một phƣơng pháp đƣợc áp dụng khá phổ biến trong ngành nƣớc. Công việc này bao gồm công việc thu thập, phân tích và so sánh các số liệu hoạt động chủ yếu về mặt kỹ thuật, tài chính, thể chế và dịch vụ khách hàng giữa các công ty cấp nƣớc của một quốc gia, một khu vực và trên thế giới. Benchmarking còn đƣợc coi là chuẩn mực, một công cụ quản lý và lập kế hoạch hiệu quả đối với các công ty cấp nƣớc, có ý nghĩa cụ thể:

- Báo cáo số liệu về Benchmarking giúp các cơ quan chức năng một cái nhìn tổng quát về thực trạng ngành cấp nƣớc của một khu vực, một quốc gia để có thể đánh giá hiệu quả đầu tƣ của ngành cũng nhƣ những khó khăn và thách thức trong tƣơng lai, qua đó đề ra cơ chế, chính sách, định hƣớng, mục tiêu và giải pháp phù hợp.

- Đối với các công ty cấp nƣớc, bằng cách tham gia vào thực hiện chƣơng trình Benchmarking, họ sẽ tự đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu, từ đó đƣa ra các giải pháp để nâng cao hoạt động của mình. Nội dung chƣơng trình Benchmarking là tập hợp số liệu trên các lĩnh vực hoạt động của công ty cấp nƣớc, từ đó xây dựng các chỉ tiêu đánh giá và phân tích các số liệu tổng hợp đƣợc nhƣ:

Độ bao phủ của dịch vụ : tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số dân đƣợc hƣởng dịch vụ so với tổng số dân cƣ.

Tỷ lệ tiêu thụ nƣớc của khách hàng: Mức tiêu thụ nƣớc bình quân do một khách hàng sử dụng tính theo đơn vị chuẩn (lít/ngƣời/ngày).

Nƣớc thất thoát: tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) lƣợng nƣớc thất thoát so với lƣợng nƣớc sản xuất ra.

Tổng số đấu nối: Số lƣợng đầu mối (đấu nối) sử dụng nƣớc của khách hàng, chỉ tiêu này giúp hiểu rõ về mức độ phức tạp trong quản lý số đấu nối.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cao Trung bình Thấp

Cao Trung bình

Thấp

Chi phí vận hành đơn vị: Tổng chi phí cho một mét khối nƣớc tiêu thụ. Tỷ lệ sử dụng nhân viên: Sử dụng nhân viên bình quân/1.000 khách hàng. Tỷ lệ hoạt động: Tỷ lệ giữa tổng doanh thu tiền nƣớc và tổng chi phí sản xuất nƣớc trong 1 năm.

Tỷ lệ cấp nƣớc liên tục: đánh giá mức độ duy trì dịch vụ.

e. Sử dụng ma trận SWOT phân tích phát triển SXKD sản phẩm nƣớc sạch Đề tài áp dụng ma trận SWOT làm công cụ phân tích để tìm ra những giải pháp tối ƣu nhất cho việc phát triển SXKD sản phẩm nƣớc sạch của Công ty. Tên SWOT là viết tắt của các từ:

- Strengths: những mặt mạnh - Weaknesses: những mặt yếu

- Opportunities: các cơ hội bên ngoài -Threat: các nguy cơ bên ngoài

Để áp dụng mô hình SWOT này, trƣớc hết cần xây dựng các ma trận cơ hội, nguy cơ nhằm tìm ra các yếu tố chính có ảnh hƣởng tác động bên ngoài, đồng thời kết hợp với ma trận đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu (những yếu tố bên trong) để xây dựng các giải pháp khả thi.

Sự tác động của cơ hội Xác suất tận

dụng cơ hội

Miền ƣu tiên cao Miền ƣu tiên trung bình Miền ƣu tiên thấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Hiểm nghèo Nguy kịch Nghiêm trọng Nhẹ Cao Trung bình

Sự tác động của nguy cơ

Xác suất xuất

hiện nguy cơ

Thấp

Mức khẩn cấp Mức cao Mức trung bình Mức thấp

Sơ đồ 2.2. Ma trận nguy cơ

Sử dụng tất cả các thông tin có đƣợc từ ma trận, các nhà nghiên cứu có thể kết hợp các cơ hội, nguy cơ bên ngoài với các điểm mạnh, điểm yếu bên trong để hình thành các giải pháp tối ƣu để phát triển SXKD dựa trên ma trận SWOT.

Phân tích SWOT dựa trên một sơ đồ đơn giản của việc phân loại tất cả những nhân tố có ảnh hƣởng đến vị thế hiện tại và tƣơng lai của ngành, đƣợc chia thành:

- Những nhân tố bên ngoài và những nhân tố bên trong có tác động. - Những nhân tố có tác động tốt và những nhân tố có tác động xấu. Nhƣ vậy:

- Những nhân tố bên ngoài có lợi là những cơ hội.

- Những nhân tố bên ngoài không có lợi là những nguy cơ. - Những nhân tố bên trong có lợi là những mặt mạnh. - Những nhân tố bên trong không có lợi là những mặt yếu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phân tích SWOT dựa trên sự nhận biết 4 nhóm nhân tố, dựa vào mô tả ảnh hƣởng của chúng đến tình hình SXKD cũng nhƣ khả năng SXKD làm mạnh lên hay yếu đi áp lực của chúng. Sự tác động lẫn nhau của các cơ hội và nguy cơ với những mặt mạnh, mặt yếu của tình hình SXKD cho phép chúng ta xác định vị thế của Công ty đồng thời có thể có đƣợc những giải pháp toàn diện nhất.

Sơ đồ phân loại các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình SXKD trong phân tích SWOT nhƣ bảng 02:

Bảng 2.1. Các nhân tố trong phân tích SWOT Ảnh hƣởng

Môi trƣờng

Môi trƣờng

Có lợi Không có lợi

Bên ngoài Những cơ hội Những nguy cơ Bên trong Những mặt mạnh Những mặt yếu

Mô hình ma trận SWOT và những phối hợp có hệ thống các cặp tƣơng ứng với các nhân tố nói trên tạo ra các cặp phối hợp Logic.

Bảng 2.2. Ma trận SWOT

SWOT

Những cơ hội (O)

O1 O2 Những nguy cơ (T) T1 T2 Những mặt mạnh (S) S1 S2 Phối hợp SO Sử dụng những điểm mạnh để tận dụng cơ hội Phối hợp ST Sử dụng các điểm mạnh để vƣợt qua các nguy cơ đe dọa

Những mặt yếu (W) W1 W2 Phối hợp WO Tận dụng cơ hội để khắc phục những điểm yếu Phối hợp WT

Giảm thiểu các điểm yếu và tìm cách tránh, hạn chế các nguy cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Việc sử dụng SWOT cũng nhƣ các công cụ kỹ thuật, mô hình hay các phƣơng pháp tổng hợp là rất cần thiết đối với quá trình phát triển SXKD, hỗ trợ việc lựa chọn và quyết định các giải pháp.

2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Nhu cầu nƣớc sạch của ngƣời dân và thị phần của Công ty.

- Tình hình sản xuất (số nhà máy, quy mô sản xuất, trình độ kỹ thuật công nghệ…)

- Tốc độ phát triển

- Sự hài lòng của ngƣời dân sử dụng nƣớc sạch.

- Sản lƣợng nƣớc sản xuất bình quân ngày đêm của nhà máy - Sản lƣợng nƣớc tiêu thụ

- Sản lƣợng nƣớc thất thoát

- Tốc độ mở mạng phát triển khách hàng. - Chi phí sản xuất nƣớc

- Giá thành toàn bộ cho 1m3 nƣớc tiêu thụ - Giá bán

- Doanh thu từ sản phẩm nƣớc sạch - Lợi nhuận từ sản phẩm nƣớc sạch

- Chi phí xúc tiến (quảng cáo, tuyên truyền, kích thích tiêu thụ…) giá bán, doanh thu, lợi nhuận …

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG MARKETING TRONG KINH DOANH NƢỚC SẠCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƢỚC SẠCH

THÁI NGUYÊN

3.1 Khái quát về Công ty cổ phần nƣớc sạch Thái Nguyên

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Cổ phần nƣớc sạch Thái Nguyên là doanh nghiệp cổ phần theo Quyết định số 2691/QĐ-UBND ngày 22/10/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên.

Tên đầy đủ: Công ty cổ phần nƣớc sạch Thái Nguyên.

Trụ sở chính: Tổ 1 - Phƣờng Trƣng Vƣơng - Thành phố.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Công ty cổ phần nƣớc sạch Thái Nguyên tiền thân là nhà máy nƣớc Túc Duyên, đƣợc Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Thái quyết định thành lập ngày 25/12/1962, công suất ban đầu 1.200 m3/ ngày.

Ngày 06/10/1982 đổi tên Nhà máy nƣớc Túc Duyên thành Nhà máy nƣớc Bắc Thái theo Quyết định số 147/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Thái.

Ngày 24/11/1995 đổi tên Nhà máy nƣớc Bắc Thái thành công ty cấp nƣớc Bắc Thái theo Quyết định số 746/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Thái, đồng thời tiếp nhận bàn giao phân xƣởng cấp nƣớc Sông Công từ nhà máy Diezen Sông Công.

Ngày 04/4/1997 đổi tên Công ty cấp nƣớc Bắc Thái thành Công ty cấp nƣớc Thái Nguyên tại 681/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Nguyên.

Ngày 07/10/2005 chuyển doanh nghiệp nhà nƣớc thành Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nƣớc sạch tại Quyết định số 2089/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngày 22/10/2009 chuyển đổi mô hình thành Công ty cổ phần nƣớc sạch Thái Nguyên tại Quyết định số 2691/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Nguyên.

Công suất sản xuất nước qua các thời kỳ:

Năm 1962: Ngày đầu xây dựng Nhà máy nƣớc Túc Duyên công suất 1.200 m3/ ngày.

Năm 1974: Hoàn thành đƣa vào vận hành trạm xử lý và đài điều hòa nƣớc công suất 700m3

/ ngàydo Chính phủ Hungari viện trợ.

Năm 1976: Bổ sung công suất nhà máy nƣớc Túc Duyên, nâng tổng công suất lên 4.500 m3/ ngày.

Năm 1979: Tiếp nhận Nhà máy nƣớc Túc Duyên, nâng tổng công suất lên 7.000m3/ ngày.

Năm 1995: Tiếp nhận nhà máy nƣớc Sông Công, nâng công suất lên 22.000 m3/ ngày.

Năm 2002: Hoàn thành xây dựng nhà máy nƣớc Tích Lƣơng và cải tạo nâng công suất Nhà máy nƣớc Túc Duyên, nâng tổng công suất lên 45.000 m3/ ngày.

Năm 2009: Hoàn thành xây dựng nhà máy nƣớc Trại Cau huyện Đồng Hỷ, nâng công suất lên 46.000 m3/ ngày.

Năm 2010: Hoàn thành cải tạo công suất nhà máy nƣớc Tích Lƣơng và tiếp nhận Nhà máy nƣớc Đại Từ, nâng công suất lên 58.500m3/ ngày.

Năm 2012: Xây dựng nhà máy nƣớc thị trấn Đu - huyện Phú Lƣơng, nhà máy nƣớc thị trấn Đình Cả - huyện Võ Nhai, tiếp nhận trạm cấp nƣớc Võ Nhai, xây dựng Trạm cấp nƣớc Quang Vinh, nâng tổng công suất lên 65.000m3/ ngày.

Khi mới thành lập Công ty chỉ có 43 CBCNV chủ yếu là lao động phổ thông trang thiết bị lạc hậu thiếu thốn, công suất nhà máy 1.200m3/ngày, hệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thống đƣờng ống trên 10km phục vụ trên 300 khách hàng. Nay sau 50 năm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Marketing trong kinh doanh nước sạch tại Công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên (Trang 47 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)