Thanh Hóa 3 năm 2010-2012
Trong những năm qua MB đã thực hiện theo hƣớng đề ra là tiếp tục đổi mới, hòa nhập nhanh với cơ chế thị trƣờng không ngừng mở rộng và tăng trƣởng tín dụng trên mọi lĩnh vực ngành nghề và thành phần kinh tế.
Bên cạnh công tác tăng cƣờng nguồn vốn hoạt động MB cũng kịp thời đẩy mạnh công tác sử dụng vốn
Bảng 2.3: Tình hình cho vay năm 2010-2012 tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Thanh Hóa Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh chênh lệch 2010 2011 2012 2010 so với 2011 2011 so với 2012 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 326.53 347.714 471.24 21.19 6,49 123.527 35,53 Ngắn hạn 297.25 317.517 442.600 20.27 6,82 125.083 39,39 Trung hạn 29.278 30.197 28.641 0.919 3,14 -1.556 -5,15 Doanh số thu nợ 297.27 33.072 413.991 -264 11,37 380.919 25,02 Dƣ nợ 237.37 254.014 311.26 16.64 7,01 57.250 22,54 Nợ qua hạn 1.843 4.543 3.844 2.700 146,50 -0.7 -15,39 (Nguồn: phòng tín dụng)
Doanh số cho vay
Việc mở rộng cho vay thu hút ngày càng nhiều khách hàng nên doanh số cho vay của ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2010 ngân hàng cho vay số tiền là 326.529 triệu đồng. Doanh số cho vay của ngân hàng năm 2011 là 347.714 triệu đồng tăng 21.185 triệu đồng hay tăng 6,49% so với năm 2010. Năm 2012 doanh số cho vay của ngân hàng tăng một cách nhanh chóng, tổng doanh số cho vay trong năm là 471.241 triệu đồng tăng 123.527 triệu đồng với tốc độ tăng là 35,53% so với năm 2011.
Trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 91,03% vào năm 2010, đạt 91,31% vào năm 2011 và đến năm 2012 tỷ trọng của khoản này đạt đến 93,92% trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Còn cho vay trung hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong số cho vay của ngân hàng và có xu hƣớng giảm.
Ngân hàng có đôi ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm cùng với sự giúp đỡ của ban ngành địa phƣơng, ngân hàng đã xác định nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế trong tỉnh và có kế hoạch về cơ cấu cho vay phù hợp. Do vậy, doanh số cho vay của ngân hàng tăng qua các năm mà chủ yếu là do vay ngắn hạn tăng lên và chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay là rất phù hợp với xu thế phát triển kinh
tế và nhu cầu vốn cho sản xuất của ngƣời dân.
Doanh số thu nợ
Cùng sự tăng lên của doanh số cho vay thì thu nợ của ngân hàng qua 3 năm cũng tăng lên. Thu nợ năm 2011 tăng hơn năm năm 2010 là 33.802 triệu đồng với tốc độ tăng lên. Thu nợ năm 2012 tăng 25,05% so với năm 2011 tƣơng ứng với số tiền là 82.919 triệu đồng. Doanh số thu nợ tăng cùng doanh số cho vay điều này cho thấy công tác thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng là tốt và ý thức trả nợ củ khách hàng là tƣơng đối cao. Đồng thời nó cũng phản ánh hoạt động sản xuất của ngƣời dân có hiệu quả nên trả nợ cho ngân hàng đúng hạn
Dƣ nợ
Với phƣơng châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dƣ nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, trong những năm qua doanh số cho vay của ngân hàng liên tục tăng góp phần làm cho dƣ nợ có sự gia tăng đáng kể.
Cụ thể năm 2010 dƣ nợ là 237.372 triệu đồng, năm 2011 là 254.014 triệu đồng, so với năm 2010 tăng 16.642 triệu đồng tƣơng ứng tăng 7,01%. Đến năm 2012 là 311.264 triệu đồng, so với năm 2011 tăng 57.250 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 22,54%.
Đạt đƣợc kết quả nhƣ trên là do ngân hàng chú trọng công tác mở rộng thị phần, nâng cao chất lƣợng tín dụng.
Nợ quá hạn
Tình hình quá hạn của ngân hàng biến động qua các năm nhƣng không đáng kể. Cụ thể quá hạn đã tăng lên từ 1.843 triệu đồng trong năm 2010 lên đến 4.543 triệu đồng trong năm 2011. So với cùng kỳ 2010, nợ quá hạn năm 2011 đã tăng 2.700 triệu đồng với tốc độ đến 164,50%.
Tuy nhiên, ngân hàng cũng đã có nhiều cố gắng trong công tác thu nợ và xử lý nợ và cũng đem lại kết quả tƣơng đối khả quan. Cụ thể, năm 2012 doanh số cho vay tăng nhƣng nợ quá hạn giảm còn 15,39%. Đây là kết quả đáng mừng, có cho thấy sự quan tâm chỉ đạo của ban lãnh đạo ngân hàng trong công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn: đôn đốc cán bộ tín dụng có những biện pháp tích cực trong công tác thu nợ nhƣ: nhắn nhở khách hàng trả nợ đúng hạn bằng cách gửi giấy báo nợ đến tận tay khách hàng trƣớc khi đến hạn; công tác xử lý nợ phải tiến hành thƣờng xuyên, bám sát địa
bàn phân tích từng món vay khó đòi đề xuất biện pháp xử lý kịp thời.
Nhìn chung 3 năm công tác cho vay tại MB đã đạt kết quả khả quan, tổng doanh thu số vay ngày càng tăng, mà hoạt động tín dụng chủ yếu của ngân hàng là tín dụng ngắn hạn. Điều này cho thấy tín dụng ngắn hạn rất quan trọng và mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Do đó, để phân tích rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn ta có thể phân tích tình hình cho vay của ngân hàng thông qua tình hình cho vay ngắn hạn.
2.3 Thực trạng chất lƣợng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Thanh Hóa.
2.3.1 Doanh số cho vay ngắn hạn
Bảng 2.4: Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2010-2012 tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Thanh Hóa Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2010 so với 2011 2011 so với 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Cá thể 273.11 91,87 280.35 88,29 372.64 84,19 7.241 2,65 92.3 32,92 CSSX và DNNQD 24.164 8,13 37.171 11,71 69.959 15,81 13.007 53,94 32.79 88,31 Doanh số cho vay ngắn hạn 297.25 100 317.52 100 442.6 100 20.266 6,81 125.1 39,39 (Nguồn: Phòng tín dụng )
Thực hiện định hƣớng hoạt động kinh doanh qua từng năm và căn cứ vào chƣơng trình mục tiêu phát triển kinh tế địa phƣơng, trong 3 năm MB đã tập trung cho vay có hiệu quả các thành phần cá nhân, và có xu hƣớng nâng dần tỷ trọng cho vay các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 2010, trong số 297.251 triệu đồng cho vay ngắn hạn, thành phần cá thể chiếm tỷ trọng 91,87% còn cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm 8,13%. Năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn là 317.517 triệu đồng trong đó cá thể, hộ sản xuất có tỷ trọng 88,29%, còn cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tỷ trọng 11,71%. Doanh số cho vay năm 2010 là 442.600 triệu đồng trong đó thành phần kinh tế cá thể với tỷ trọng
84,19%, còn cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh với tỷ trọng 15,81%. Cụ thể nhƣ sau:
Đối với cá thể
Những năm qua, doanh số cho vay của ngân hàng đối với cá thể luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu thành phần kinh tế, và doanh số cho vay luôn tăng qua các năm. Năm 2010 doanh số cho vay là 273.346 triệu đồng. Năm 2011 doanh số cho cho vay cá thể, hộ sản xuất là 280.346 triệu đồng, tăng 7.241 triệu đòng với tốc độ tăng 2,65% so với năm 2010. Năm 2012 doanh số cho vay của thành phần này tiếp tục tăng đạt 372.641 triệu đồng, tăng hơn 32% so với năm 2011 ứng với số tiền là 92.295 triệu đồng. Điều này thể hiện nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng cao.
Đối với cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Doanh số cho vay thành phần này có tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Cụ thể trong năm 2010 doanh số cho vay chỉ đạt 24.146 triệu đồng chiếm 8,13% . Đến năm 2011 doanh số cho vay tăng lên đạt 37.171 triệu đồng, tăng 13.025 triệu đồng với tốc độ tăng 53,94% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số này tiếp tục tăng đạt 69.695 triệu đồng, tăng so với năm 2011 ứng với số tiền 32.788 triệu đồng.
Doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng tăng qua 3 năm . Doanh số vay đối với cá thể, cơ sở sản xuất và doanh ngiệp ngoài quốc doanh đều tăng nhƣng doanh số cho vay đối với cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh hơn, dần tăng tỷ trọng trong doanh số cho vay ngắn hạn. Sự gia tăng tỷ trọng cho vay của ngân hàng đối với các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh là rất phù hợp với xu thế phát triển kinh tế và kế hoạch đã đề ra trƣớc của ngân hàng. Tuy nhiên, sự gia tăng tỷ trọng cho các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh thật sự chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế này, vì vậy trong những năm tới ngân hàng đã có kế hoạch sẽ mở rộng cho vay đối vói thành phần kinh tế này.
Doanh số cho vay ngắn hạn tăng và khách hàng đến giao dịch với ngân hàng cũng tăng lên. Năm 2010 ngân hàng có số lƣợt khách hàng đến vay là 20.245 lƣợt, năm 2011 số lƣợt khách hàng là 22.024 lƣợt tăng 1.779 lƣợt. Năm 2012 số lƣợt khách hàng đến vay ngân hàng là 23.051 lƣợt tăng hơn năm 2011 là 1.027 lƣợt. Mặc dù ngân hàng không ngừng nâng cao số lƣợt cũng nhƣ chất lƣợng cán bộ tín dụng nhƣng với số
lƣợt khách hàng đến giao dịch với ngân hàng khá lớn trong khi cán bộ tín dụng của ngân hàng còn ít nên cùng một lúc mỗi cán bộ phải đảm nhận nhiều công việc nên đôi khi công tác thẩm định còn chậm trễ làm ảnh hƣởng đến kế hoạch sản xuất của khách hàng.