Bảng 2.5: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay tại VPBank Hà Nội năm 2008-

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – chi nhánh hà nội (Trang 48 - 50)

VPBank- Hà Nội năm 2008- 2010

Đơn vị: triệu VND

Năm 2008 2009 2010

Tổng dư nợ cho vay 1.977.187 1.781.403 2.107.552 Dư nợ cho vay tiêu dùng 793,247.42 805,728.58 993,289.26

Tỷ trọng 40.12% 45.23% 47.13%

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tình hình hoạt động của VPBank- Hà Nội năm 2008 - 2010 )

Chúng ta có thể hình dung rõ hơn qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.1: Dư nợ cho vay tiâu dùng và tổng dư nợ của VPBANK - Hà Nội năm 2008 - 2010

Nhận xét:

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, ta có thể thấy rõ là hoạt động cho vay tiêu dùng chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh và ngày càng tăng qua các năm. Năm 2008, tỷ trọng cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ đạt 41.12%. Năm 2009, nền kinh tế nước ta vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế- xã hội khác của nước ta. Về đầu tư, Chính phủ tập trung thực hiện các gói kích cầu đầu tư; vốn đầu tư toàn xã hội năm 2009 tăng 15,3% so với năm 2008 nhưng chủ yếu là khu vực Nhà nước (tăng 40,5%), còn hoạt động của các NHTM vẫn chưa được hồi phục. Đây là lí do khiến dư nợ cho vay của ngân hàng giảm xuống. Bên cạnh các gói kích cầu đầu tư, Chính phủ còn thông qua các gói kích cầu tiêu dựng, vận động nhân dân hưởng ứng chủ trương người Việt Nam dựng hàng Việt Nam nhằm đẩy mạnh sản xuất trong nước khiến giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 tăng 7,6% so với năm 2008. Do nền kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi tích cực, người dân đã quan tâm hơn đến các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng khiến mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế cả năm 2009 tăng 18,6% so với năm 2008. Đây là những dấu hiệu chứng tỏ mức tiêu dùng của người dân tăng cao, là lí do khiến dư nợ cho vay tiêu dùng vẫn tăng dự tổng dư nợ của ngân hàng giảm. Một tín hiệu nữa chứng tỏ mức tiêu dùng tăng đó là nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng năm 2009 chiếm 8,7% tổng kim ngạch nhập khẩu trong khi năm 2008 tỷ lệ đó là 7,8%. Năm 2009 cũng là năm có chỉ số giá tiêu dùng ổn định khiến người dân yên tâm hơn trong việc chi tiêu của mình. Về mức sống dân cư, thu nhập bình quân tháng của lao động khu vực Nhà Nước tăng 14,2% so với năm 2008 (đạt 3084,8 nghìn đồng), các doanh nghiệp duy trì được sản xuất kinh doanh nên mức sống của người dân cũng cao hơn. Nhờ vậy, mức tiêu dùng tăng và cho vay tiêu dùng cũng phát triển hơn. Về phía ngân hàng, VPBank- Hà Nội chú trọng đến cho vay mua và sửa chữa nhà là nhu cầu tiêu dùng cần thiết nhất đối với các hộ gia đình. Ngân hàng cho phép khách hàng thanh toán gốc và lãi thành nhiều kì theo tháng, quý… tùy theo thu nhập dự kiến của mỗi người, thời hạn trả góp tối đa đến 10 năm. Ngân hàng cũng mạnh dạn mở rộng cho vay tín chấp đối với cá nhân công tác tại các công ty có thu nhập ổn định. Mặc dù đây là loại hình có hệ số rủi ro cao hơn nhưng nhu cầu đối với loại vay này ngày càng có nhu cầu tăng cao. Năm 2010, kinh tế Việt Nam tiếp tục có sự

hồi phục nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng khoảng 14% so với năm 2009. Kinh tế hồi phục cũng là một nguyên nhân quan trọng thúc đẩy đầu tư phát triển. Tổng đầu tư toàn xã hội năm 2010 đạt 800 nghìn tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2009. Trong đó nguồn vốn đầu tư của tư nhân và dân cư dẫn đầu vốn đầu tư toàn xã hội (chiếm 31,2%). Đây là tín hiệu cho thấy nhu cầu vốn trong dân cư cao, là điều kiện thúc đẩy mức tăng dư nợ cho vay khiến mức dư nợ của VPBank – Hà Nội năm 2010 tăng lên 2.107.552 triệu đồng, tăng 18,31% so với năm 2009, trong đó cho vay tiêu dùng tăng 187,560.68 triệu đồng (tức 23.28%). Như vậy, mức cho vay tiêu dùng trong năm 2010 đã tăng khá nhanh (năm 2009 chỉ tăng 1.57% so với năm 2008).

2.2.3.2 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn

VPBank – Hà Nội triển khai nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng đa dạng đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, người dân vẫn chỉ quen với một số sản phẩm truyền thống là cho vay mua và sửa chữa nhà, vay mua ô tô còn các sản phẩm khác chưa đem lại hiệu quả cao và sự chú ý của khách hàng. Dưới đây là bảng tổng hợp dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích vay các năm 2008, 2009, 2010.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – chi nhánh hà nội (Trang 48 - 50)