Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – chi nhánh hà nội (Trang 31 - 33)

Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, sử dụng hiệu quả nguồn vốn

1.3.3.1Nhân tố khách quan

Thị trường cho vay tiêu dùng

Thị trường cho vay tiêu dùng tổng hợp từ nhiều yếu tố, bao gồm: quy mô dân số, sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, sự cạnh tranh và các yếu tố khác. Mỗi yếu tố khác nhau sẽ có tác động khác nhau tới hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM.

Quy mô dân cư càng lớn thì tổng nhu cầu tiêu dùng càng cao, số người tìm đến ngân hàng để thỏa mãn nhu cầu đó càng nhiều. Ngân hàng sẽ dễ dàng phát triển

cho vay tiêu dùng tại các địa điểm dân cư sinh sống. Tuy nhiên, quy mô dân cư lớn mới chỉ phản ánh nhu cầu tiêu dùng tiềm năng, chưa phản ánh được nhu cầu tiêu dùng có thể thanh toán, đó chính là mức sống của dân cư, hay là sự phát triển kinh tế. Người tiêu dùng phải có mức sống khá mới có thể có khả năng chi trả các khoản nợ và lãi cho ngân hàng. Vì vậy, điều kiện đủ để phát triển cho vay tiêu dùng là khi nền kinh tế phát triển, mức sống người dân cao, người dân sẵn sàng vay và có khả năng trả nợ.

Các yếu tố thuộc văn hóa – xã hội như: tập quán xã hội, tâm lí tiêu dùng, trình độ dân cư… cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới cho vay tiêu dùng của NHTM, nó là yếu tố vô hình đẩy nhanh hay hạn chế sự phát triển hoạt động này trong nền kinh tế. Trong đó, yếu tố tâm lí của các cá nhân và hộ gia đình là yếu tố đặc biệt quan trọng. Nếu họ có tâm lí thích tiêu dùng và thường chi tiêu vượt quá khả năng chi trả hiện tại thì họ sẽ có thói quen tìm đến ngân hàng để vay tiền thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Ngược lại, nếu các cá nhân và hộ gia đình không sẵn sang chi trả nhiều cho nhu cầu tiêu dùng thì việc phát triển hoạt động này sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng phải tính đến những rào cản về văn hóa, xã hội để có những chiến lược phát triển cho vay tiêu dùng phù hợp và hiệu quả.

Bên cạnh đó, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng lớn. Các ngân hàng luôn cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Cho vay tiêu dùng là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nên các ngân hàng hiện nay rất chú trọng phát triển hoạt động này khiến sự cạnh tranh trên thị trường trở nên gay gắt. Trong môi trường cạnh tranh cao như vậy, mỗi ngân hàng đều cần có chiến lược Marketing hiệu quả; đồng thời đem lại những khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ so với các đối thủ.

Môi trường pháp luật

Môi trường phát luật bao gồm hệ thống luật, hệ thống các biện pháp bảo đảm cho luật được thực thi và sự chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh. Ngân hàng là chủ thể khá đặc biệt của nền kinh tế và có tầm ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế. Chính vì vậy, tại hầu hết các quốc gia, hoạt động kinh doanh ngân hàng được Chính phủ đặt dưới một hệ thống các quy định hết sức chặt chẽ vận hành bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giảm thiểu rủi ro và ổn định nền kinh tế. Thông qua các quy định pháp lí của mình, NHNN và Chính phủ có thể khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động cho vay nói chung và hoạt động

cho vay tiêu dùng nói riêng, như: thay đổi chính sách lãi suất, quy chế cho vay, khuyến khích hay hạn chế mở rộng dư nợ tín dụng, mở rộng hay thắt chặt cho vay tiêu dùng… Khi môi trường pháp lí ổn định, hệ thống luật hoàn thiện, thống nhất thì hoạt động cho vay tiêu dùng có cơ hội mở rộng, phát triển. Ngược lại, môi trường pháp lí bất ổn, quy định chồng chéo sẽ kìm hãm sự phát triển của cho vay tiêu dùng.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – chi nhánh hà nội (Trang 31 - 33)