Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – chi nhánh hà nội (Trang 33 - 35)

Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, sử dụng hiệu quả nguồn vốn

1.3.3.2Nhân tố chủ quan

Qui mô vốn tự có và tổng nguồn vốn của NHTM

Vốn tự có là một trong những tiêu chia quan trọng nhất khi đánh giá năng lực của một NHTM. Vốn tự có càng lớn thì chứng tỏ tiềm lực của ngân hàng càng mạnh, càng có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh tín dụng. Vốn tự có lớn sẽ dễ dàng xây dựng các trụ sở, mua sắm trang thiết bị hiện đại và có khả năng tạo ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, các ngân hàng nhỏ với quy mô vốn bộ cũng có thể tập trung vào phát triển cho vay tiêu dùng vì với lượng vốn điều lệ ít ỏi sẽ không cạnh tranh được với các ngân hàng lớn khi cho vay các khoản vay lớn. Vốn tự có của ngân hàng phải đảm bảo theo hệ số CAR (tỷ lệ an toàn vốn tự có tối thiểu trên tổng tài sản có rủi ro là 9%). Vì thế, khi mở rộng hoạt động kinh doanh, tài sản của ngân hàng tăng lên thì ngân hàng phải đồng thời tăng vốn tự có của mình một mức tương ứng. Mở rộng và phát triển cho vay tiêu dùng phải tính đến vốn tự có để đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Vì thế, muốn phát triển cho vay tiêu dùng, các NHTM phải luôn chú trọng tới gia tăng vốn điều lệ hay vốn tự có của mình.

Ngoài yếu tố vốn tự có, khi phát triển cho vay tiêu dùng của NHTM còn phải xem xét đến quy mô tổng nguồn vốn của ngân hàng. Với quy mô nguồn vốn lớn, ngân hàng sẽ có thể cho vay với số lượng lớn, đáp ứng được bất kì nhu cầu nào của khách hàng giúp ngân hàng tạo được danh mục các sản phẩm, dịch vụ cho vay đa dạng, phong phú. Khả năng huy động vốn cũng là một yếu tố quan trọng, nó phải đáp ứng được nhu cầu cho vay với quy mô lớn tại bất kì thời điểm nào. Ngân hàng nào có khả năng huy động nguồn vốn rẻ, nhanh, lớn sẽ dễ dàng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, tạo nên các lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác.

Như vậy, ngân hàng nào có quy mô vốn tự có và tổng nguồn vốn lớn, ngân hàng đó sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đề ra và thực hiện các chiến lược phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng so với các ngân hàng khác.

Chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng là những nguyên tắc, phương pháp chỉ đạo được ngân hàng thiết lập để cụ thể hóa mục tiêu, chiến lược nhằm thúc đấy công việc theo mục tiêu đề ra. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố như hạn mức tín dụng, kì hạn, lãi suất, mức phí, các loại cho vay, phương thức cho vay, chính sách đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng, … Tất cả các yếu tố này đều tác động trực tiếp tới việc thực thi chiến lược của ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lí, linh hoạt sẽ đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Ngược lại, nếu chính sách tín dụng ngân hàng đưa ra cứng nhắc, áp đặt, không đáp ứng được nhu cầu đa dạng về vốn của khách hàng thì nó sẽ là rào cản trong quá trình thực thi chiến lược của ngân hàng.

Nguồn nhân lực

Đặc điểm của hoạt động cho vay tiêu dùng là đòi hỏi nguồn nhân lực lớn cả về số lượng lẫn chất lượng. Do vậy, đây là một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển cho vay tiêu dùng đối với các ngân hàng. Nguồn nhân lực có trình độ cao là lợi thế trong cạnh tranh của mỗi ngân hàng vì nó có thể tăng cường khả năng thu hút khách hàng, nâng cao vị thế của ngân hàng, giảm rủi ro trong cho vay tiêu dùng. Nếu ngân hàng có một nguồn nhân lực yếu kém sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng cho vay đối với người tiêu dùng. Bằng việc tuyển những nhân viên giỏi và tổ chức những chương trình đào tạo, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho các nhân viên thường xuyên, liên tục, NHTM sẽ tạo ra được một nền tảng vững chắc để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.

Trình độ công nghệ và quản lí

Trong hoạt động ngân hàng, công nghệ và trình độ quản lí đóng vai trị quan trọng. Công nghệ của ngân hàng là các phần mềm và phần cứng của thiết bị thông tin được dùng trong ngân hàng như máy tính, máy ATM,POS giúp cho các ngân hàng đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, bảo mật thông tin cho khách hàng tốt hơn. Trình độ quản lí thể hiện trong việc điều hành, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của ngân hàng; khả năng quản lí tốt sẽ giúp các ngân hàng hoạt động có hiệu quả, đạt được các mục tiêu về lợi nhuận.

Khi đặt ra chiến lược phát triển cho vay tiêu dùng, các ngân hàng phải quan tâm tới công nghệ và trình độ quản lí của mình. Ngân hàng có trình độ công nghệ và quản lí hiện đại là yếu tố thúc đẩy phát triển cho vay tiêu dùng: rút ngắn thời gian

cho vay đối với các cá nhân, tạo được uy tín, sự tin tưởng đối với khách hàng… qua đó làm tăng doanh số cho vay, gia tăng lợi nhuận. Khi đề ra chiến lược phát triển, ngân hàng phải đánh giá lại trình độ công nghệ và quản lí của mình ở mức nào khi so sánh với các ngân hàng cạnh tranh và trình độ phát triển công nghệ ngân hàng trên thế giới. Các ngân hàng phải phát triển công nghệ và nâng cao năng lực quản lí để có thể dành chiến thắng trong thị trường đem lại nhiều lợi nhuận, thị trường cho vay đối với người tiêu dùng.

Địa điểm và uy tín của ngân hàng

Ngày nay, khi các ngân hàng thành lập ngày càng nhiều thì vấn đề tiện lợi trong quá trình sử dụng dịch vụ được khách hàng đặc biệt quan tâm. Khách hàng luôn muốn tìm sự thuận lợi nhất cho mình, vì thế họ sẽ tìm đến ngân hàng nào gần nhất có thể. Bởi vậy, các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng được đặt ở trung tâm, đông dân cư sẽ là lợi thế lớn để ngân hàng thu hút nguồn tiền gửi tiết kiệm và phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.

Bên cạnh đó, uy tín của ngân hàng cũng là yếu tố quan trọng. Uy tín là hình ảnh, là tài sản vô hình của ngân hàng. Dù là ngân hàng lớn hay nhỏ thì uy tín của ngân hàng cũng là một trong những tiêu chí cho khách hàng lựa chọn nơi đầu tư và vay vốn. Ảnh hưởng của uy tín có thể thấy qua ví dụ sau: Trong lĩnh vực ngân hàng, ACB được đánh giá là ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất tại Việt Nam năm 2008.Sau khi xảy ra sự cố năm 2004, ACB đã có một cuộc cải tổ về cơ cấu tổ chức hoạt động, xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu, hình ảnh thương hiệu thể hiện được sự tín nhiệm đối với khách hàng. Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế của tập đoàn ACB năm 2008 đạt 2556 tỷ đồng, vượt 56 tỷ đồng so với kế hoạch. Năm 2008 cũng là năm ACB được Chủ tịch nước trao tặng huân chương lao động hạng II, nhận cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ và được tạp chí Euromoney (tạp chí tài chính hàng đầu thế giới) bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – chi nhánh hà nội (Trang 33 - 35)