4. Ý nghĩa của đề tài
1.2.2. Khái quát chính sách giao đất, cho thuê đất của Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý (Điều 19 Hiến pháp 1980 và Điều 17 Hiến pháp 1992). Đây là cơ sở pháp lý cao nhất xác định rõ Nhà nước ta là đại diện chủ sở hữ đối với toàn bộ quỹ đất quốc gia. Nhà nước thực hiện các quyền của người sở hữu như sau:
- Quyền định đoạt đối với đất đai: Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất, quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người sử dụng đất, thu hồi đất, định giá đất.
- Quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai: thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định, quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai trong cả nước, nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực, đảm bảo quản lý đất đai có hiệu quả và hiệu lực.
- Chế độ sử dụng đất đai: với chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước quy định chế độ sử dụng đất đai như sau:
+ Nhà nước giao quyền sử dụng đất như một tài sản cho người sử dụng đất trong hạn mức phù hợp với mục đích sử dụng và Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người sử dụng đất hợp pháp.
+ Người sử dụng đất được Nhà nước cho phép thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, tặng cho đối với một số chế độ sử dụng đất cụ thể và trong thời hạn sử dụng đất.
+ Nhà nước thiết lập hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai thống nhất trong cả nước. Mô hình này tạo được ổn định xã hội, xác lập được tính công bằng trong hưởng dụng đất và đảm bảo được nguồn lực đất đai cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Có vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội loài người và có những đặc trưng riêng, đất đai được nhà nước thống nhất quản lý nhằm:
+ Bảo đảm sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Đất đai được sử dụng vào tất cả các hoạt động của con người, tuy có hạn về mặt diện tích nhưng sẽ trở thành năng lực sản xuất vô hạn nếu biết sử dụng hợp lý. Thông qua chiến lược sử dụng đất, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Nhà nước điều tiết để các chủ sử dụng đất sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra.
+ Thông qua đánh giá, phân loại, phân hạng đất đai, Nhà nước nắm bắt được quỹ đất tổng thể và cơ cấu từng loại đất. Trên cơ sở đó có những biện pháp thích hợp để sử dụng đất đai có hiệu quả cao nhất.
+ Việc ban hành các chính sách, các quy định về sử dụng đất đai tạo ra một hành lang pháp lý cho việc sử dụng đất đai, tạo nên tính pháp lý cho việc đảm bảo lợi ích chính đáng của người sử dụng đất đồng thời cũng bảo đảm lợi ích của Nhà nước trong việc sử dụng, khai thác quỹ đất.
+ Thông qua việc giám sát, kiểm tra, quản lý và sử dụng đất đai, Nhà nước nắm bắt tình hình biến động về sử dụng từng loại đất, đối tượng sử dụng đất. Từ đó, phát hiện những mặt tích cực để phát huy, điều chỉnh và giải quyết những sai phạm.
+ Việc quản lý Nhà nước về đất đai còn giúp Nhà nước ban hành các chính sách, quy định, thể chế, đồng thời bổ sung, điều chỉnh những chính sách, nội dung còn thiếu, không phù hợp, chưa phù hợp với thực tế và góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho các tổ chức kinh tế thông qua các hình thức giao đất, cho thuê đất có thời hạn theo quy định tại Điều 33, 34, 35 Luật đất đai và việc thuê hay giao đất có thu tiền do nhà đầu tư lựa chọn theo Điều 108 Luật đất đai năm 2003.
Theo quy định hiện nay, thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức kinh tế sử dụng đất đều thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Sau khi xác lập được quyền sử dụng đất, các tổ chức kinh tế có các quyền chung theo quy định tại Điều 105, quyền riêng theo quy định tại Điều 109, 110, 111 Luật đất đai năm 2003. Đồng thời tổ chức kinh tế sử dụng đất phải sử dụng đất đúng tiến độ, mục đích, tiết kiệm có hiệu quả, thực hiện các nghĩ vụ chung của người sử dụng đất theo quy định tại Điều 107 Luật đất đai, nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước như: nộp tiền sử dụng đất, nộp tiền thuê đất, lệ phí trước bạ…Đặc biệt Luật đất đai đã quy định tổ chức kinh tế được sử dụng đất với thời hạn không quá 50 năm, những nơi có điều kiện khó khăn, khó thu hồi vốn được sử dụng không quá 70 năm và khi hết hạn nếu chấp hành tốt thì lại được gia hạn.
Tuy nhiên, trong điều kiện đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xã hội hóa một số lĩnh vực để thu hút các nguồn lực không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước tham gia đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Một số chính sách trải thảm đỏ đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, như: đầu tư vào các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, đầu tư vào các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng nông thôn, các ngành nghề sử dụng công nghệ sạch thân thiện với môi trường…các nhà đầu tư được hưởng nhiều chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Đặc biệt lĩnh vực xã hội hóa như: y tế, giáo dục, văn hóa…nhà đầu tư được miễn tiền giao đất, thuê đất.
Hiện nay chưa có quy định các cơ quan nhà nước được định đoạt hình thức giao đất hay cho thuế đất cho các tổ chức kinh tế sử dụng thực hiện các dự án đầu tư, chưa có hướng dẫn phân loại hình đầu tư, ngành nghề đầu tư, mức vốn đầu tư, suất đầu tư tối thiểu, định mức sử dụng đất theo từng loại hình công nghệ, quy định cụ thể về chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất…để có căn cứ quyết định thì chỉ căn cứ vào dự án, mà dự án sử dụng nguồn vốn không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì do nhà đầu tư tự phê duyệt. Đây là chính sách thu hút đầu tư, tạo hành lang rộng để các nhà đầu tư hoạt động. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay chúng ta đã thấy xuất hiện nhiều khoảng trống cần xem xét và quản lý chặt lại để bảo đảm nguyên tắc xuyên suốt đất đai chỉ có Nhà nước mới có quyền định đoạt.
1.3. Tình hình sử dụng đất trên thế giới và trong nƣớc
1.3.1. Tình hình sử dụng đất trên thế giới
Tổng diện tích đất trên thế giới là 14.777 triệu ha, với 1.526 triệu ha đất đóng băng và 13.251 % là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy. Diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ lệ đất có khả năng canh tác ở các nước phát triển là 70%, cở các nước đang phát triển là 36%. Trong đó, những loại đất tốt, thích hợp chó sản xuất nông nghiệp như đất phù sa, đất đen, đất rừng nâu chỉ chiếm 12,6%, những loại đất quá xấu như đất vùng tuyết, băng, hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên chiếm đến 40,5%, còn lại là các loại đất không phù hợp với việc trồng trọt như đất dốc, tầng đất mỏng, vv…
Hàng năm trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, kinh tế nông nghiệp trở nên khó khăn hơn. Hoang mạc hóa hiện đại đang đe dọa 1/3 diện tích trái đất, ảnh hưởng đời sống ít nhất 850 triệu người. Một diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác động gián tiếp của sự gia tăng dân số.
1.3.2. Tình hình sử dụng đất trong nước
Theo báo cáo của Bộ tài nguyên và môi trường về kế quả thống kê đất đai năm 2013, thì: tổng diện tích các loại đất của cả nước là 33.095.740 ha bao gồm: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng. Diện tích, cơ cấu sử dụng các nhóm đất chính.
Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất toàn quốc năm 2013
TT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 33.095.740 100,00
I Diện tích đất nông nghiệp 26.226.396 79,24
1 Đất sản xuất nông nghiệp 10.126.105 30,60
2 Đất lâm nghiệp 15.366.472 46,43
3 Đất nuôi trồng thủy sản 689.834 2,08
4 Đất làm muối 17.859 0,05
5 Đất nông nghiệp khác 26.126 0,08
II Đất phi nông nghiệp 3.705.075 11,20
1 Đất ở 683.946 2,07
2 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 19.200 0,06
3 Đất quốc phòng 289.376 0,87
4 Đất an ninh 48.551 0,15
5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 260.080 0,79
6 Đất có mục đích công cộng 1.206.612 3,65
7 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 14.722 0,04
8 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 101.064 0,31
9 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.077.511 3,26
10 Đất phi nông nghiệp 4.012 0,01
III Đất chƣa sử dụng 3.164.269 9,56
1 Đất bằng chưa sử dụng 237.742 0,72
2 Đất đồi núi chưa sử dụng 2.632.657 7,95
3 Núi đá không có rừng cây 293.870 0,89
Ngoài ra, đất có mặt nước ven biển (nằm ngoài đường triều kiệt trung bình và không được tính vào tổng diện tích các loại đất của cả nước), cả nước hiện có 58.264 ha đất có mặt nước ven biển đang sử dụng vào các mục đích.
- Nuôi trồng thủy sản có 38.746 ha, chiếm 66,50% - Rừng ngập mặn có 6.495 ha, chiếm 11,15%
- Các mục đích khác (du lịch biển, xây dựng các công trình biển, vv) có 13.023 ha, chiếm 22,35%.
1.4. Tình hình sử dụng đất của các tổ chức tại Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ tài nguyên và môi trường về kết quả kiểm kê quỹ đất của các tổ chức đang quản lý, sử dụng được nhà nước giao đất, cho thuê đất theo chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tướng chính phủ, thì hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức như sau:
Tổng diện tích đất của các tổ chức đang quản lý, sử dụng trên toàn quốc là 7.833.142,70 ha (chiếm 23,65% tổng diện tích tự nhiên của cả nước), trong đó chủ yếu là diện tích đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp 6.687.695,59 ha (chiếm 85,38%), sử dụng mục đích phi nông nghiệp 845.727,62 ha (chiếm 10,80%), diện tích đất chưa sử dụng 299.719,49 (chiếm 3,83%) đất mặt nước ven biển được giao, cho thuê là 0,23 %.
Tính đến ngày 01/4/2008. cả nước có 144.485 tổ chức đang quản lý, sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất với 338.450 thửa đất, khu đất, trong đó, số lượng tổ chức tập trung chủ yếu tại các vùng: Đồng bằng sông Hồng (chiếm 22,69%), Đông Bắc (15,15%), Bắc Trung Bộ (14,19%), Đông Nam Bộ (13,49%), Đồng bằng sông Cửu Long (13,13%)…trung bình mỗi tỉnh có khoảng hơn 2000 tổ chức, tuy nhiên, một số thành phố, tỉnh trọng điểm của vùng, của cả nước có sự tập trung số lượng tổ chức tương đối nhiều như: Thành phố Hà Nội số lượng tổ chức chiếm đến 8,36% tổng số tổ chức của cả nước và bằng 31,49% số lượng tổ chức có trong vùng, thành phố Hồ
Chí Minh chiếm 6,69% tổng số tổ chức của cả nước và 49,73% số lượng tổ chức của vùng, tỉnh Thanh Hóa chiếm 4,42% tổng số và 31,15% số lượng tổ chức của vùng....
Diện tích đất của các tổ chức phân bố ở các vùng, trong đó diện tích lớn nhất là tại vùng Tây Nguyên với 2.515.166, 38 ha, chiếm 32,11% tổng diện tích sử dụng và thấp nhất là tại vùng Tây Bắc với 176.381,38 ha, chiếm 2,25% tổng diện tích sử dụng. Vùng đồng bằng sông Hồng nơi chiếm đến 22,6% tổng số tổ chức của cả nước nhưng chỉ chiếm 3,07% diện tích sử dụng đất của các tổ chức và phần lớn là diện tích đất của khối tổ chức các cơ quan nhà nước, chi tiết phân bố diện tích đất của các tổ chức được thể hiện qua bảng 1.2.
Bảng 1.2. Diện tích đất của các tổ chức phân theo các vùng địa lý kinh tế
TT Vùng kinh tế Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Cả nước 7.833.142,70 100,00
2 Tây Bắc 176.381,38 2,25
3 Đông Bắc 1.032.437,39 13,18
4 Đồng bằng sông Hồng 240.823,43 3,07
5 Bắc Trung Bộ 1.429.531,73 18,25
6 Duyên hải Nam Trung Bộ 1.077.398,60 13,75
7 Đông Nam Bộ 986.741,82 12,60
8 Tây Nguyên 2.515.166,38 32,11
9 Đồng bằng sông Cửu Long 374.661,97 4,78
Diện tích đất của các tổ chức được phân theo các loại hình tổ chức, trong đó chủ yếu là diện tích đất của các nông, lâm trường quốc doanh quản lý, sử dụng (chiếm 77,88% tổng diện tích đất của các tổ chức), tổ chức sự nghiệp công (chiếm 6,63%), tổ chức kinh tế (chiếm 6,47%)…, chi tiết số lượng tổ chức và diện tích sử dụng đất của các tổ chức được thể hiện qua bảng 1.3.
Bảng 1.3. Tổng số tổ chức phân theo loại hình sử dụng
TT Loại hình tổ chức Tổng số tổ chức Tổng số khu đất sử dụng Tổng diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Cả nƣớc 144.485 338.450 7.833.142,70 100
1 Cơ quan hành chính nhà nước 15.392 19.600 35.383,02 0,45
2 Tổ chức chính trị 1.439 2.120 3.174,15 0,04 3 Tổ chức xã hội 952 1.062 1.424,13 0,02 4 Tổ chức chính trị - xã hội 1.131 1.232 4.890,05 0,06 5 Tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp 610 676 721,25 0,01 6 Tổ chức sự nghiệp công 55.456 95.544 519.063,47 6,63 7 Tổ chức ngoại giao 41 47 21,35 0,0003 8 Tổ chức kinh tế 49.723 69.520 506.715,04 6,47
9 ủy ban nhân dân xã 11.014 133.218 327.556,68 4,18
10 Quốc phòng, An ninh 8.118 12.406 333.760,81 4,26
11 Nông, lâm trường 653 3.025 6.100.432,74 77,88
(Nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường - kết quả kiểm kê quỹ đất đai của các tổ chức)
Theo kết quả kiểm kê quỹ đất năm 2013 của các tổ chức với tổng diện tích 7.833.142,70 ha do các tổ chức đang quản lý, sử dụng được phân theo các hình thức sử dụng chủ yếu giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tiền trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và cho thuê đất, cụ thể như sau:
1.4.1. Tình hình giao đất, công nhận quyền sử dụng đất của các tổ chức
Tổng số tổ chức được Nhà nước giao (có giấy tờ về giao đất), công nhận quyền sử dụng đất trên phạm vi cả nước là 100.899 tổ chức chiếm 71,91% tổng số tổ chức sử dụng đất với diện tích đất đã giao, đã công nhận quyền sử dụng đất cho các loại hình tổ chức quản lý, sử dụng là 5.834.039 ha, chiếm 74,48% tổng diện tích của các hình thức do các loại hình tổ chức quản lý, sử dụng chiếm 17,62% so với tổng diện tích tự nhiên toàn quốc, trong đó giao đất, công nhận quyền sử dụng đất không thu tiền cho 97.176 tổ chức với diện tích 5.723.350 ha và giao đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền là 6.723 tổ chức với diện tích 110.689 ha. Như vậy, diện tích sử dụng đất của các tổ chức chủ yếu được Nhà nước giao đất (giao đất không thu tiền) trong đó tổ chức quốc phòng, an