4. Ý nghĩa của đề tài
2.3.4. Phương pháp xử lý, đánh giá và phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê: Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp xử lý trên máy tính, phân nhóm phân tích tương quan giữa các yếu tố về tình hình sử dụng đất, mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất…
- Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận vĩ mô từ trên xuống, tiếp cận vi mô từ dưới lên.
Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh và của huyện, quy hoạch của các ngành, vùng có liên quan hoặc có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của các tổ chức kinh tế.
Căn cứ nhu cầu sử dụng đất của các phường, xã, quy hoạch phát triển của các ngành trên địa bàn huyện để tổng hợp, phân tích các vấn đề sử dụng đất.
- Phương pháp tổng hợp: Là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà khi ta sử dụng các phương pháp có được thành một kết luận hoàn thiện, đầy đủ. Vạch ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hoá các vấn đề trong nhận thức tổng hợp.
- Phương pháp kế thừa: Phân tích các tài liệu đã có trên địa bàn thành phố, các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng đất đai.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hải Hà ảnh hƣởng đến sử dụng đất
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hải Hà là huyện miền núi biên giới, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, có tổng diện tích 69.013,10 ha, trong đó diện tích đất tự nhiên là 51.393,17 ha, nằm trong toạ độ địa lý từ 210
12’46” đến 210
38’27” vĩ độ Bắc và từ 1070
30’54” đến 1070
41’49” kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp Trung Quốc;
- Phía Đông giáp thành phố Móng Cái; - Phía Tây giáp huyện Đầm Hà;
- Phía Nam giáp biển Đông.
Thị trấn Quảng Hà là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của huyện cách thành phố Hạ Long 150 km và cửa khẩu quốc tế Móng Cái 40 km tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu với bên ngoài, góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn. Ngoài ra huyện còn có cửa khẩu Bắc Phong Sinh và bờ biển dài là tiềm năng thế mạnh phát triển công nghiệp đóng tàu; thương mại, du lịch, dịch vụ và nuôi trồng, chế biến thủy - hải sản.
Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính huyện Hải Hà
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
+ Hải Hà là huyện ven biển vịnh Bắc Bộ, có địa hình đa dạng và phức tạp, gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt như sau:
- Vùng đồi núi cao phía Tây Bắc Bộ cao từ 200-1.500 m so với mặt nước biển gồm các dãy núi cao, dạng bán bình nguyên địa hình chia cắt nhiều tạo thành các thung lũng hẹp, chân đồi là những ruộng bậc thang. Cấu tạo địa chất của vùng chủ yếu là đá sa phiến thạch, khi phong hóa chia ra đất đỏ vàng hoặc vàng đỏ, thành phần cơ giới trung bình dưới tầng đất mịn thường gặp lớp đá mẹ phong hóa mềm (vụn bở). Tùy theo địa hình mà tầng đất hình thành dày hay mỏng tập chung chính ở xã Quảng Sơn, Quảng Đức, Quảng Thành .
- Vùng trung du ven biển: Vừa có địa hình đồi núi thấp, vừa có đồng bằng xen kẽ, tập trung ở các xã ven biển như: Quảng Thắng, Quảng Minh, Quảng Trung, Quảng Điền và Quảng Phong. Địa hình vùng này thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, trồng lúa và nuôi trồng thủy sản.
- Vùng đảo: Huyện Hải Hà có một xã đảo Cái Chiên với diện tích 2.549,95 ha, địa hình phức tạp, giao thông gặp nhiều khó khăn, việc giao lưu với bên ngoài chủ yếu là đường thủy. Theo khảo sát thực địa xã đảo Cái Chiên có một chiến lược phòng thủ bờ biển, đánh bắt nuôi trồng thủy sản.
3.1.1.3. Khí hậu
Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và cấu trúc địa hình nên đặc trưng của khí hậu Hải Hà là khí hậu nhiệt đới duyên hải, trong năm thường chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng IV đến tháng X; mùa đông khô lạnh, có gió đông bắc kéo dài từ tháng XI đến tháng III năm sau.
- Nhiệt độ trung bình năm 22,4 - 23,00C, nhiệt độ trung bình cao nhất là
30 -340C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào mùa đông xuống đến 5-150
C, biên độ nhiệt độ ngày đêm tương đối lớn từ 10-120
C.
- Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình hàng năm 81%, cao nhất
là tháng 3, 4 độ ẩm 92%, thấp nhất là tháng 10, 11 độ ẩm 75%.
- Lượng mưa hàng năm lớn nhưng không đều, mưa trung bình 3.120
mm/năm; năm có lượng mưa lớn nhất đạt 3.830mm, năm có lượng mưa nhỏ nhất 2.015mm.
+ Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm 93% tổng lượng mưa năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 6 (810mm).
+ Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 7% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 10 (1,9mm).
- Gió: Hải Hà có 2 hướng gió chính là gió Đông - Bắc và Đông - Nam.
Vùng ven biển tốc độ gió trung bình năm là 2 - 4m/s, tần suất gió lặng dưới 30%, đã quan sát được tốc độ gió lớn nhất tới 24m/s.
+ Gió mùa Đông Bắc: Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thịnh hành là
gió Bắc và gió Đông Bắc, tốc độ gió từ 2-4m/s. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 đến 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5, cấp 6. Đặc biệt gió mùa Đông Bắc về thường lạnh, giá rét, ảnh hưởng đến mùa màng, gia súc và sức khoẻ con người.
+ Gió Đông Nam: Từ tháng 5 đến tháng 9 là gió Nam và Đông Nam, gió thổi từ biển vào mang theo hơi nước, tạo nên không khí mát mẻ, tốc độ gió trung bình từ 2-4m/s.
- Bão: Hải Hà là huyện ven biển nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão
đổ bộ từ biển vào. Tháng có nhiều bão đổ bộ vào là tháng 7, 8. Trung bình mỗi năm Hải Hà chịu ảnh hưởng của 5, 6 cơn bão, phần lớn là bão nhỏ và vừa. Tốc độ gió trong bão ở nhiều nơi trên 20m/s; cá biệt một số cơn bão có tốc độ gió trên 40m/s. Các cơn bão đổ bộ trực tiếp thường cho mưa rất lớn, ít nhất cũng một vài nơi có lượng mưa trên 100m. Mưa bão thường kéo dài 3, 4 ngày, có khi đến 6, 7 ngày, có ngày mưa trên 200m.
- Sương muối: Hầu hết các đợt gió mùa thường gây ra sự giảm nhiệt
độ đột ngột. Trong 24 giờ, chênh lệch nhiệt độ trước và sau lúc gió mùa về thường vào khoảng 4 - 5oC, có khi trên 10oC. Đây là cơ hội để hình thành sương muối. Sương muối thường chỉ xảy ra trong tháng 12, 1, 2, thời gian mà nhiệt độ thấp nhất của mặt đất có khả năng dưới nhiệt độ đông kết (0o). Sương muối là thiên tai gây nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sản xuất nông nghiệp, trực tiếp đến hoa màu và một số loại cây trồng.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu Hải Hà do địa hình bị chia cắt mạnh nên mùa mưa thường có lũ đột ngột gây ảnh hưởng đến sản xuất và đi lại của nhân dân.
3.1.1.4. Thuỷ văn
Thuỷ triều vùng biển Hải Hà theo chế độ nhật triều thuần nhất (1 ngày đêm có 1 lần triều lên xuống, mực nước dao động khá đều đặn. Thời gian triều dâng là 12h18’ và thời gian triều rút là 12h32’), biên độ triều lớn, thuỷ triều mạnh trong năm vào các tháng 1, 2, 6, 7, 8, 10. Sóng biển tương ứng với chế độ gió: Sóng mùa hè thường hướng Đông và Nam; mùa đông thường có hướng Bắc và Đông Bắc, độ cao trung bình của sóng là 0,5m; bước sóng trung bình thường 30-10m. Nồng độ muối thay đổi theo mùa, mùa mưa từ 1,5-1,8%, mùa khô từ 2,2-2,5%.. Trong một tháng số lần nhật triều chiếm 26-28 ngày. Chu kỳ triều là 18,61 năm. Tốc độ dòng triều xấp xỉ 1m/s.
+ Sóng biển: Chế độ sang phân thành hai mùa rõ rệt:
- Mùa đông: thịnh hành gió bắc và đông bắc, tùy theo địa hình mà sang
khúc xạ vào bờ có hướng khác nhau nhưng nhìn chung khi sang tiến vào bờ theo hướng đông và đông bắc.
- Mùa hè: gió bắc và nam thịnh hành nhưng chủ yếu hướng nam do gió
mùa đông nam tạo nên. Sau khi phản xạ qua lại, sang tiến vào bờ đều có hướng nam và đông nam chủ yếu.
+ Nước dâng trong bão: Theo tính toán nước dâng trong bão có thể đạt
trên 2,5m, lệch về phía bắc 20-50km so với tâm bão, thời gian nước dâng chỉ 2-3 giờ. Tính trung bình mực nước dâng trong bão cao từ 1,5-2,0km trong những cơn bão mạnh cấp 10-12.
Các sông trên địa bàn huyện đều có lượng nhỏ vào mùa khô (sông Hà Cối có lưu lượng lớn nhất nhưng vào tháng 2, 3 hàng năm cũng dưới 5,0m3
/s) nhưng lưu lượng tăng nhanh vào mùa mưa lũ (lưu lượng trung bình của sông Hà Cối vào tháng 8-10 lên đến 15-20m3/s, Sông Tài Chi có lưu lượng dưới 2,0m3/s vào mùa khô và đạt 5-6m3/s vào mùa lũ).
Thuỷ văn các sông suối trong vùng khá phức tạp, mà sự tương phản chính là sự phân phối dòng chảy không đều trong năm. Mùa mưa lượng nước dồn nhanh về sông chính, tạo nên dòng chảy lớn và xiết gây lũ ngập các ngầm trên tuyến đường chính làm ách tắc giao thông. Về mùa khô, dòng chảy cạn kiệt, mực nước dòng sông rất thấp.
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2014, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là: 51393,17 ha, trong đó: nhóm đất nông nghiệp: 39551,55 ha, chiêm 76,96 % diện tích tự nhiên; nhóm đất phi nông nghiệp: 6083,29 ha, chiếm 11,84 % diện tích tự nhiên, nhóm đất chưa sử dụng: 5758,23 ha, chiếm 11,20 % diện tích tự nhiên. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất các nhóm chính như bảng 3.1.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Hải Hà năm 2013 TT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 51393,17 100 1 Đất nông nghiệp 39551,55 76,96
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 4947,77 9,63
1.2 Đất lâm nghiệp 33664,77 65,50
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 938,64 1,83
1.4 Đất nông nghiệp khác 0,37 0,00
2 Đất phi nông nghiệp 6083,29 11,84
2.1 Đất ở 410,67 0,80
2.2 Đất chuyên dùng 2763,51 5,38
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1,63 0,00
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 90,68 0,18
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 2814,80 5,48
2.6 Đất phi nông nghiệp 2,0 0,00
3 Đất chƣa sử dụng 5758,33 11,20
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 4875,84 9,49
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 853,19 1,66
3.3 Núi đá không có rừng cây 29,30 0,06
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh - Kết quả thống kê đất đai năm 2014)
Căn cứ vào đặc điểm địa hình, sự hình thành và cấu tạo của đất, đất đai thuộc huyện Hải Hà được phân thành các nhóm đất chính như sau (Bảng 3.2):
Bảng 3.2. Cơ cấu các nhóm đất chính huyện Hải Hà năm 2013
STT Nhóm đất Phân bố các loại đất
1 Đất cát ven biển (C): Được phân bố ở các xã: đảo Cái Chiên, Phú Hải, Quảng Trung.
2 Đất phù sa (P):
Được phân bố ở các xã: Quảng Chính, Quảng Phong, Quảng Đức, Quảng Điền, Quảng Minh, Quảng Long, Quảng Thành, Quảng Thắng, Quảng Sơn. 3 Đất vàng đỏ (FV): Được phân bố ở các xã Đường Hoa,
Quảng Phong
4 Đất Glây (G): Được phân bố ở các xã: Tiến Tới, Quảng Thịnh.
5 Đất xám (X): Được phân bố trên xã Quảng Đức, Quảng Thắng
* Theo nguồn gốc phát sinh của đất:
- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb) có ở khu vực ven sông, suối, thung lũng là đất trầm tích, lũ tích bồi tụ, có thành phần cơ giới, đất thịt nhẹ pha cát, thịt vừa và nặng. Ngoài ra còn có các loại đất khác chiếm tỷ lệ rất thấp như đất xám bạc màu, đất cát ven biển, đất đỏ vàng trên đá sét và đất Glây.
* Theo tính chất đất:
- Đất phù sa ngòi suối (Py) được phân bổ dọc theo các triền sông, suối, đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt lớn, hạt thô, chịu ảnh hưởng trực tiếp của địa hình, đá mẹ và độ che phủ thực vật xung quanh. Về thành phần hoá học, tỷ lệ mùn trong đất trung bình, đạm tổng số và đạm dễ tiêu khá, đất có phản ứng chua, chất dinh dưỡng trung bình. Loại đất này thích hợp cho trông lúa màu và cây công nghiệp hàng năm, loại đất này phân bố chủ yếu trên địa bàn xãthuộc vùng trũng giáp sông suối.
- Đất dốc tụ trồng lúa nước được phân bổ xen kẽ, rải rác, luồn lỏi ở khắp các đồi núi, chứa nhiều sỏi cát sắc cạnh, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình. Đất có phản ứng chua, thiếu lân, nghèo chất dinh dưỡng.
b) Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Huyện Hải Hà có hệ thống sông suối khá dày đặc trong đó có 2 con sông lớn chảy qua là sông Hà Cối và sông Tài Chi, ngoài ra còn có sông Tấn Mài và một số nhánh sông nhỏ trong vùng
Sông Hà Cối bắt nguồn từ vùng núi cao trên 500m, có chiều dài 28km, diện tích lưu vực khoảng 118,4km2, lưu lượng dòng chảy lớn nhất là 1,190m3/s, lưu lượng nhỏ nhất là 2,69m3/s; Sông Tài Chi: bắt nguồn từ vùng núi phía Bắc, có chiều dài 24,4km, diện tích lưu vực sông 82,4km2, lưu lượng dòng chảy lớn nhất là 1,490m3/s, lưu lượng nhỏ nhất là 2,27m3
/s.
Hải Hà có nhiều hồ chứa nước ngọt, trong đó có 3 hồ lớn: Hồ Chúc Bài Sơn nằm trên địa bàn xã Quảng Sơn, có diện tích 110ha, với dung tích thường xuyên đạt 15 triệu m3 nước; Hồ Khe Dầu thuộc xã Đảo Cái Chiên, có diện tích 18ha, đây là hồ chứa nước ngọt lớn trên đảo, những năm tới có thể nâng cao trình đập để tích nước ngọt được nhiều hơn; Hồ Khe Đình - Cái Chiên có diện tích 5ha, độ sâu trung bình 4-6m, có hệ thống mương bê tông dẫn nước. Những năm tới có thể cải tạo khơi sâu và đắp đập để nâng cao trình tưới, tích nước được nhiều hơn.
Hệ thống sông, suối, hồ, đập góp phần vào việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân đồng thời tiêu thoát nước vào mùa mưa.
- Nguồn nước ngầm: Theo Quy hoạch Tài nguyên nước Quảng Ninh thì Hải Hà có trữ lượng nước ngầm khá lớn, chất lượng nước tại các xã xa biển tương đối tốt, đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Đây là nguồn nước được nhân dân sử dụng qua hệ thống giếng khoan. Nhìn chung nguồn nước cung cấp cho sinh.
c) Tài nguyên rừng
Hải Hà là huyện miền núi ven biển nên có diện tích đất lâm nghiệp tương đối lớn chiếm khoảng 66% diện tích tự nhiên của huyện.
Huyện Hải Hà có tiềm năng phát triển kinh tế rừng, đặc biệt là phát triển kinh tế dưới tán rừng. Theo kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp năm 2012, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 35.051,1 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 28.051,88 ha, chiếm 80,03% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp. Diện tích rừng tự nhiên 15.148,00 ha, chiếm 54,00% diện tích đất có rừng. Trong đó: Rừng nghèo 341,89 ha; Rừng phục hồi 12.301,91 ha; Rừng tre, nứa 54,70 ha; Rừng hỗn giao tre, nứa 1.604,50 ha; Rừng ngập mặn, phèn: 845,00 ha. Như vậy có thể thấy khả năng lợi dụng của rừng tự nhiên không