4. Ý nghĩa của đề tài
3.5.2. Giải pháp kinh tế-xã hội
- Tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ môi trường đến các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhân dân của huyện Hải Hà nói riêng và trong tỉnh Quảng Ninh nói chung.
- Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý đất đai, môi trường cho cán bộ công chức làm công tác quản lý đất đai của huyện Hải Hà. Cần phải kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý đất đai của huyện đến cơ sở đủ cả về số lượng và chất lượng, cần quan tâm đến đạo đức công vụ, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức, tạo mối quan hệ tốt theo hướng đồng hành cùng doanh nghiệp.
- Cần phải đầu tư quy hoạch sử dụng đất hợp lý. Ngoài quy hoạch tổng thể cần quy hoạch chi tiết có giá trị thực tiễn đến cấp xã và đồng bộ trên địa bàn huyện Hải Hà nhằm minh bạch trong quá trình quản lý, sử dụng đất.
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án: Rà soát toàn diện về tiến độ, khả năng thực hiện của các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cũng như dự án đầu tư vào khu công nghiệp, đôn đốc nhà đầu tư đảm bảo để có biện pháp hỗ trợ, kiên quyết thu hồi đất các dự án không có khả năng thực hiện. có văn bản kết luận của thanh tra để sớm thu hồi đất của 6 tổ chức để hoang hóa để đảm bảo tiến độ và hiệu quả triển khai dự án sau khi cấp phép.
- Tăng cường quản lý đất đai về số lượng và chất lượng, nòng cốt là quản lý tổng hợp với sự phối hợp của nhiều cơ quan, nhiều lĩnh vực theo phương châm “tiết kiệm đất”, đặc biệt đất cho xây dựng các công trình công cộng và nhà ở. Dành đất tốt cho sản xuất nông nghiệp lâu dài (bảo vệ nghiêm ngặt đất lúa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ).
- Phát huy tốt công việc GPMB của tổ chức phát triển quỹ đất để tạo quỹ đất sạch tạo cho nhà đầu tư sớm nhận mặt bằng để thực hiện dự án.