4. Ý nghĩa của đề tài
3.1.2. Khái quát tình hình kinh tế-xã hội huyện Hải Hà
Huyện Hải Hà có một thị trấn và 15 xã đơn vị hành chính, với tổng diện tích đất tự nhiên là 51393,17 ha, dân số 57.930 người. Chi tiết diện tích, dân số của các đơn vị hành chính được thể hiện qua bảng 3.3.
Bảng 3.3. Diện tích đất của các tổ chức kinh tế phân theo đơn vị hành chính
STT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Toàn huyện 51393,17 100 1 Thị trấn Quảng Hà 144,44 0,28 2 Xã Cái Chiên 2556,78 4,97 3 Xã Phú Hải 854,70 1,66 4 Xã Quảng Chính 1234,53 2,40 5 Xã Quảng Phong 5516,88 10,73 6 Xã Quảng Đức 9404,79 18,30 7 Xã Quảng Điền 1355,90 2,64 8 Xã Quảng Minh 2763,19 5,38 9 Xã Quảng Long 1471,56 2,86 10 Xã Quảng Thành 2889,60 5,62 11 Xã Quảng Thắng 1395,46 2,71 12 Xã Quảng Trung 190,91 0,37 13 Xã Quảng Sơn 16103,83 31,33 14 Xã Tiến Tới 251,35 0,49 15 Xã Quảng Thịnh 900,63 1,75 16 Xã Đường Hoa 4358,62 8,48
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh - Kết quả thống kê đất đai năm 2014)
3.1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế:
Trong những năm qua, kinh tế của huyện Hải Hà đã có sự chuyển biến đáng kể. Tổng sản phẩm (GDP) của huyện Hải Hà theo giá hiện hành từ 3.057 tỷ đồng.
Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế có mức tăng trưởng khá cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân theo giá trị sản xuất đạt 20,05%/ năm trong giai đoạn 2010 - 2013. Trong đó: Ngành nông - lâm nghiệp thuỷ sản tăng 19,53%/năm, ngành công nghiệp - xây dựng tăng trưởng đạt 19,58%/năm, ngành dịch vụ - thương mại có tốc độ tăng trưởng cao, đạt tới 21,03% năm.
Như vậy, tính đến năm 2013 các ngành kinh tế của huyện đều có mức tăng trưởng tương đối cao và đồng đều, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt trên 13,6 triệu đồng/người/năm.
Bảng 3.4. Giá trị sản xuất và tăng trƣởng kinh tế đến năm 2013 so sánh qua các năm của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
Đơn vị tính: Triệu đồng (theo giá so sánh năm 2010 )
TT Ngành, lĩnh vực Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ tăng trƣởng bình quân (%) Tổng số 35.405 49.462 54.094 59.962 20,05
1 Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 2.373 3.147 3.611 4.016 19,53
2 Công nghiệp - xây dựng 19.644 29.048 30.149 32.286 19,58
3 Thương mại - du lịch 13.388 17.267 20.334 23.660 21,03
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013 - Cục Thống kê Tỉnh Quảng Ninh)
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế theo ngành của huyện có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ, chi tiết thể hiện ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Cơ cấu GDP các ngành kinh tế (tính theo giá hiện hành)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng GDP 100 100 100 100
Nông lâm nghiệp 5,60 5,40 5,70 5,70
Công nghiệp và xây dựng 46,90 49,40 47,20 45,70
Dịch vụ - du lịch 32,00 29,40 31,80 33,50
Qua bảng 3.5 cho thấy, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp trong toàn nền kinh tế huyện Hải Hà tăng chậm, từ 5,60% năm 2010 lên còn 5,70% vào năm 2013. Tuy nhiên, tỷ trọng này vẫn còn ở mức cao làm ảnh hưởng đến tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện. Tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng giảm từ 46,90% năm 2010 xuống còn 45,70% vào năm 2013. Tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ tăng từ 32,00% năm 2010 lên 33,50% vào năm 2013.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế - Khu vực kinh tế nông nghiệp
Tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản năm 2013 (tính theo giá so sánh 2010) đạt 324 tỷ đồng, tăng 1,1 lần so với năm 2012. Hiện nay huyện đang tập trung xây dựng quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và giá trị sản xuất nông nghiệp.
- Công nghiệp xây dựng
Trong những năm gần đây ngành công nghiệp tăng trưởng khá, tạo ra tiền đề quan trọng để phát triển công nghiệp trong những năm tiếp theo. Giai đoạn 2010 - 2013 do thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế trong ngành công nghiệp nên đã huy động được nhiều nguồn lực cho phát triển.
Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của thành phố năm 2011 (theo giá so sánh 2010) đạt 1.701 tỷ đồng, tăng 1,16 lần so với năm 2010.
- Ngành thương mại, du lịch và dịch vụ
Về thương mại, dịch vụ: Thị trường đã có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế, hàng hoá ngày càng đa dạng về mẫu mã và chủng loại, tạo cho người tiêu dùng có nhiều hơn sự lựa chọn. Các doanh nghiệp Nhà nước tạo cho người tiêu dùng có nhiều hơn sự lựa chọn. Các doanh nghiệp nhà nước được củng cố và giữ vai trò chủ đạo trong việc ổn định thị trường; các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển; mạng lưới bán lẻ phát triển nhanh chóng đến tận các xã, thôn, bản. Hải Hà có đường biển kéo dài và một xã đảo thuận lợi cho phát triển thương mại cảng biển và du lịch biển.
3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập - Về dân số
Dân số toàn huyện Hải Hà tính đến năm 2012 là 57.930 người. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1,24%. Trong đó: dân số nông thôn là 51.070 người chiếm 88,17% dân số toàn huyện. Dân số đô thị là 6.851người chiếm 11,83% dân số toàn huyện. Mật độ dân số 102 người/km2, dân cư phân bố thưa và không đều, tại thị trấn Quảng Hà có mật độ dân số cao nhất huyện, gần 4.000 người/km2
.
Thành phần dân tộc tính đến hết năm 2012 toàn huyện có 11 dân tộc trong đó có 10 dân tộc thiểu số với 14.584 người chiếm 25,14% dân số toàn huyện.
- Về lao động và thu nhập
+ Đến hết năm 2012 số người trong độ tuổi lao động là 31.550 người chiếm 54,46% dân số, trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 29.783 người, số lao động cần giải quyết việc làm là 1.767 người chiếm 5,6% tổng số lao động hiện có.
+ Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt trên 13,6 triệu đồng/ người/năm. Các mục tiêu, chương trình xoá đói giảm nghèo được đặc biệt quan tâm. Huyện thường xuyên tổ chức giúp đỡ, hướng dẫn các hộ nghèo vay vốn ưu đãi, áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng xuất cây trồng, vật nuôi, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và thoát nghèo bền vững.
3.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn. - Thực trạng phát triển đô thị
Huyện Hải Hà có 1 thị trấn với tổng diện tích đất đô thị là 144,44 ha, chiếm 0,28% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Diện tích đất đô thị phân bố tập trung chủ yếu ở thị trấn Quảng Hà khu vực có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng trung tâm của huyện để xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và phát triển văn hoá như: đền chùa, lễ hội độc đáo…Hạ tầng xã hội cơ bản đáp ứng được nhu cầu về nhà ở, dịch vụ công cộng, văn hoá thể thao, vui chơi giải trí…
- Khu dân cư nông thôn
Tổng diện tích đất ở khu dân cư nông thôn 539,92 ha, chiếm 1,05% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Diện tích đất khu dân cư nông thôn phân bố chủ yếu ở 15 xã. Toàn bộ khu dân cư nông thôn nằm ở phía Bắc và phía Nam có địa hình đồi núi xen lẫn với những cánh đồng bằng phẳng được tạo nên bởi sự bồi đắp và tích tụ của các con sông. Kiến trúc nhà ở mang tính chất nông thôn, có quy mô lớn.
Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu dân cư nông thôn đang ngày càng được cải thiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu đời sống vật tinh thần của người dân. Đến nay 100% xã trên địa bàn huyện đang thực hiện xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí nông thôn mới.
3.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội - Mạng lưới giao thông: đường bộ, đường thủy
Với vai trò là đầu mối trung tâm kinh tế, xã hội của tỉnh, hệ thống giao thông của huyện luôn được đầu tư cải tạo và nâng cấp thường xuyên. Hệ thống giao thông chủ yếu là đường bộ.
Huyện Hải Hà có quốc lộ 18A chạy qua với chiều dài 27 km bao gồm xã Đường Hoa, Quảng Long, Quảng Chính, Quảng Minh, Quảng Thành và thị trấn Quảng Hà và Quốc lộ 18B dài 18,3 km chạy qua xã Quảng Thành, Quảng Đức, nối quốc lộ 18A với cửa khẩu Bắc Sông Sinh. Đường huyện có 772,1 km nối trung tâm huyện với các xã. Hệ thống đường thủy rất thận lợi, có hệ thống phòng thủ bảo vệ vùng Đông Bắc của tổ quốc. Đường thủy hiện có 25 km chiều dài và 35 km đường biển từ bến Hà Cối đi các nơi, hiện nay khu công nghiệp cảng biển huyện Hải Hà đã được thủ tướng phê duyệt với diện tích 4.998 ha.
Nhìn chung, huyện có hệ thống giao thông đa dạng và phong phú, tuy nhiên phần lớn đường giao thông còn ở tình trạng chất lượng kém, đường đo thị còn ít, chất lượng xấu cần được đầu tư lớn để nâng cấp.
- Hệ thống thuỷ lợi
Hải Hà là huyện thuần nông và là vùng trọng điểm trồng lúa của tỉnh nên hệ thống thủy lợi là vấn đề rất được quan tâm chú ý. Những năm gần đây huyện đã quan tâm nhiều vào thực hiện chương trình kiên cố hoá, xây dựng hoàn chỉnh và nâng cao năng lực phục vụ của hệ thống các công trình thuỷ lợi trên địa bàn, đặc biệt là các vùng chuyên canh trồng rau, hoa,…Hệ thống cấp thoát nước hiện đại phục vụ được cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất được thực hiện khá đồng bộ và có sự điều chỉnh cho phù hợp.
- Mạng lưới y tế
Hiện tại trên địa bàn huyện có một trung tâm y tế được dựng kiên cố, trang thiết bị phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, kế hoạch thực hiện duy trì chuẩn quốc gia về y tế xã, phường được triển khai có cam kết thực hiện.
Công tác chăm sóc sức khoẻ của nhân dân được quan tâm phát triển, chất lượng chuyên môn của đội ngũ y bác sỹ được nâng cao, thực hiện thực hiện đầy đủ các chương trình y tế quốc gia. Trong năm không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn, số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ vacxin đạt 100%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm đáng kể. Công tác kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện nghiêm ngặt và thường xuyên.
- Về giáo dục
Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao và đi đến chuẩn hoá ngành giáo dục nhằm mục tiêu đào tạo nguồn lực có chất lượng cho sự nghiệp phát triển đất nước. Đến nay, 100% số xã và thị trấn tiểu học được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, 100% số xã và thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt được quan tâm phát triển, chất lượng dạy và học được nâng cao. Tỷ lệ học sinh lên lớp hàng năm đạt 100%. Tỷ lệ huy động trẻ đến tuổi vào lớp một đạt 100%, mẫu giáo và nhà trẻ đạt 100%, bậc trung học cơ sở đạt 100%, bậc phổ thông trung học đạt 100%. Hàng năm huyện đều có học sinh giỏi các bậc học, tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng ngày càng được nâng lên.
- Về văn hoá, thể dục - thể thao
Phong trào hoạt động văn hoá, văn nghệ thể dục, thể thao phát triển rộng khắp ở các xã, cơ quan, trường học; có nhiều hoạt động sôi nổi phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao.
Phong trào thể dục thể thao phát triển mạnh đã góp phần nâng cao sức khoẻ và đời sống tinh thần cho nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được duy trì và triển khai sâu rộng; việc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, bình đẳng tiến bộ hạnh phúc được phúc được đẩy mạnh. Tỷ lệ gia đình văn hoá đạt 90,2% tỷ lệ thôn xóm, tổ dân phố văn hoá đạt 73,9%.
Có thể nhận thấy phong trào văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao của huyện đang phát triển mạnh theo chiều hướng xã hội hoá, có chiều sâu, mang lại thành tích. Tuy nhiên cũng cần quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa trong thời gian tới.
- Về năng lượng, bưu chính viễn thông
Hệ thống cung cấp điện trên toàn huyện được xây dựng ngày càng hoàn chỉnh, ổn định, đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, hiện 15 trên 16 xã thị trấn có điện sinh hoạt duy nhất tại đảo Cái Chiên là chưa mắc điện lưới.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, bưu chính viễn thông trên địa bàn huyện cũng có bước phát triển mạnh, huyện có trạm thu phát sóng phát thanh và truyền hình, các điểm bưu điện văn hoá phường, xã đã đảm bảo cho việc thông tin liên lạc, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của nhân dân.
- Về quốc phòng - an ninh
Vấn đề an ninh, trật tự trên địa bàn huyện tương đối ổn định. Những hoạt động nhằm gây cản trở cho sự phát triển xã hội và gây mất an ninh, trật tự đều bị ngăn chặn kịp thời, tạo được lòng tin cho quân chúng đối với với sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
3.2. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Hải Hà
Theo báo cáo của Uỷ ban nhân dân huyện Hải Hà về số liệu thống kê đất đai năm 2013, biến động so với năm 2012 và năm 2011; tổng diện tích tự nhiên toàn huyện không có sự thay đổi (51393,17 ha), nhưng trong các nhóm đất đã có sự biến động.
Bảng 3.6. Thực trạng sử dụng đất năm 2013 và biến động so với số liệu thống kê đất đai năm 2012 và năm 2011
Đơn vị tính: ha TT Mục đích sử dụng đất Diện tích thông kê năm 2013 So với thống kê năm 2012 So với thống kê năm 2011 Diện tích thống nhất kê 2012 Tăng (+) Giảm (-) Diện tích thống nhất kê 2011 Tăng (+) Giảm (-) Tổng diện tích đất tự nhiên 51393,17 51393,17 51393,17 1 Đất nông nghiệp 39551,5 39557,53 -6,03 39738,09 -186,59
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 4947,77 4969,83 -22,06 4978,22 -30,45 1.1.1 Đất trông cây hàng năm 3713,63 3731,95 -18,32 3739,21 -25,58 1.1.1.1 Đất trồng lúa 2710.79 2713,84 -3,05 2715,58 -4,79 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 1002,84 1018,11 -15,27 1023,63 -20,79 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1234,14 1237,88 -3,74 1239,02 -4,88 1.2. Đất lâm nghiệp 33664,77 33664,89 -0,12 33864,75 -199,98 1.2.1 Đất rừng sản xuất 18457,23 18457,35 -0,12 18657,22 -199,99 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 15207,54 15207,54 15207,54 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 938,64 922,44 +16,2 894,74 +43,9 1.4 Đất làm muối 1.5 Đất nông nghiệp khác 0,37 0,37 0,37
2 Đất phi nông nghiệp 6083,29 6059,91 +23,38 5876,05 +207,24
2.1 Đất ở 410,67 409,03 +1,64 406,35 +4,32 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 368,73 367,09 +1,64 365,84 +2,89 2.1.2 Đất ở tại đô thị 41,94 41,94 40,51 +1,43 2.2 Đất chuyên dùng 2763,51 2741,77 +21,74 2534,27 +229,24 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình 20,15 20,15 20,15
2.2.2 Đất quốc phòng 310,38 310,38 112,11 +198,27
2.2.3 Đất an ninh 0,80 0,80 0,80
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp 1298,37 1298,26 +0,11 1294,54 +3,83 2.2.5 Đất có mục đích công cộng 1133,81 1112,18 +21,63 1106,67 +27,14 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1,63 1,63 0,95 +0,68 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 90,68 90,68 90,68