4. Ý nghĩa của đề tài
1.5. Tình hình sử dụng đất của tỉnh Quảng Ninh
Theo kết quả Kiểm kê quỹ đất năm 2008 của các tổ chức đang quản lý, sử dụng được nhà nước giao đất, cho thuê đất theo Chỉ thị số 31/2007/CT- TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ:
* Tình hình sử dụng theo mục đích được giao, được thuê
Năm 2008, tỉnh Quảng Ninh có 2.663 tổ chức sử dụng đúng mục đích được giao, được thuê với diện tích 149.793,8 ha, chiếm 94,8%. Trường hợp tổ chức sử dụng đất để cho thuê trái phép, cho mượn hoặc chuyển nhượng trái pháp luật chiếm tỷ lệ 2,9%.
- Cơ quan nhà nước có 327 tổ chức, diện tích sử dụng đúng mục đích là 11.280,9 ha, đạt 99,99% so với tổng diện tích đang quản lý, sử dụng; diện tích đất cho thuê trái pháp luật, cho mượn, chuyển nhượng trái phép đối với các cơ quan nhà nước là rất ít (toàn tỉnh có 02 cơ quan nhà nước cho cho mượn với diện tích 0,07 ha).
- Tổ chức chính trị có 28 tổ chức, diện tích sử dụng đúng mục đích 19,68 ha, đạt 97,8% so với tổng diện tích đang quản lý, sử dụng.
- Tổ chức xã hội có 17 tổ chức, diện tích sử dụng đúng mục đích 5,86 ha, đạt 98,79% so với tổng diện tích đang quản lý, sử dụng.
- Tổ chức chính trị - xã hội có 17 tổ chức, diện tích sử dụng đúng mục đích 2.128,5 ha, đạt 68,03% so với tổng diện tích đang quản lý, sử dụng.
- Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp có 6 tổ chức, diện tích sử dụng đúng mục đích là 1,59 ha, đạt 97,26% so với tổng diện tích đang quản lý, sử dụng.
- Tổ chức sự nghiệp công có 689 tổ chức, diện tích sử dụng đúng mục đích là 1.625,45 ha, đạt 99,02% so với tổng diện tích đang quản lý, sử dụng; diện tích cho thuê trái phép là 0,024 ha của 01 tổ chức tại phường Cẩm Thành, thị xã Cẩm Phả; diện tích cho mượn là 0,1 ha của 06 tổ chức tập trung ở thị xã Cẩm Phả.
- Tổ chức kinh tế có 1.435 tổ chức, diện tích sử dụng đúng mục đích là 27.436,89 ha, đạt 95,11% so với tổng diện tích đang quản lý, sử dụng; diện tích cho thuê trái phép là 0,9 ha của 09 tổ chức ở các địa phương là Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Yên Hưng, Hoành Bồ; diện tích cho mượn là 0,54 ha của 04 tổ chức, trong đó Cẩm Phả có 03 tổ chức, Hạ Long 01 tổ chức; diện tích chuyển nhượng trái phép có 01 tổ chức ở phường Cẩm Đông, thị xã Cẩm Phả với diện tích 0,003 ha.
- Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, sử dụng có 186 tổ chức, diện tích sử dụng đúng mục đích là 2.875,35 ha, đạt 99,4% so với tổng diện tích đang quản lý, sử dụng; diện tích cho mượn là 2,94 ha của 06 tổ chức tập trung ở huyện Yên Hưng, Bình Liêu, Cô Tô.
- Nông, lâm trường có 11 tổ chức với diện tích sử dụng đúng mục đích là 85.903,95 ha, đạt 96,7% so với tổng diện tích đang quản lý, sử dụng;
- Quốc phòng, an ninh có 15 tổ chức với diện tích sử dụng đúng mục đích là 18.515,55 ha, đạt 86,99% so với tổng diện tích đang quản lý, sử dụng. các tổ chức sử dụng đất vào mục đích an ninh quốc phòng có 13 tổ chức cho mượn trái phép với diện tích là 8,68 ha.
* Sử dụng vào mục đích khác
Toàn tỉnh có 48 tổ chức sử dụng vào mục đích khác với diện tích 26,92 ha, trong đó số tổ chức sử dụng vào mục đích làm nhà ở là 31 tổ chức với diện tích 10,62 ha, số tổ chức sử dụng vào mục đích kinh doanh phi nông nghiệp là 17 tổ chức với diện tích 16,3 ha; phần lớn diện tích sử dụng vào mục đích khác tập trung ở các tổ chức kinh tế với 15 tổ chức sử dụng làm nhà ở và 13 tổ chức sử dụng làm đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và Uỷ ban nhân dân cấp xã với 8 tổ chức sử dụng làm nhà ở với diện tích 5,45 ha ở Hoành Bồ, Uông Bí, Cẩm Phả, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà.
* Tình hình tranh chấp, lấn chiếm
Tổng diện tích đất của các tổ chức đang có tranh chấp, lấn chiếm là 6185,26 ha, trong đó đất có tranh chấp có 20 tổ chức với diện tích 3.196,98 ha, đất lấn chiếm có 283 tổ chức với 459,77 ha và đất bị lấn, bị chiếm có 83 tổ chức với diện tích 2.528,51 ha.
Diện tích đất đang tranh chấp, bị lấn, bị chiếm chủ yếu xảy ra trong các loại hình tổ chức như tổ chức kinh tế, quốc phòng an ninh, nông lâm trường. Nguyên nhân chủ yếu do một số tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất sau khi bàn giao đất ngoài thực địa không tổ chức ngay việc xây dựng hàng rào dẫn đến quản lý ranh giới đất gặp khó khăn do đó dễ xẩy ra tình trạng bị lấn, bị chiếm.
Mặt khác đối với các tổ chức là các Công ty lâm nghiệp được giao, thuê đất lâm nghiệp, các đơn vị quốc phòng được giao đất làm thao trường, bãi tập có diện tích lớn và địa hình phức tạp, nhiều diện tích chưa được sử dụng còn để hoang hoá dẫn đến tình trạng bị lấn, chiếm. Một số hộ dân sử dụng đất ở gần với đất của các lâm trường ý thức chấp hành pháp luật đất đai kém nên thường có hiện tượng vi phạm pháp luật đất đai.
Một số tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng đã có tình trạng lấn, chiếm đất của các lâm trường bên cạnh do đó diện tích khi triển kiểm kê đợt này đã tăng có tổ chức tăng gấp 2 đến 3 lần diện tích được giao, thuê.
* Tình hình đất chưa đưa vào sử dụng của các tổ chức
Tổng diện tích đất của các tổ chức được giao, được thuê của các tổ chức nhưng chưa sử dụng là 1.929,78 ha do 136 tổ chức quản lý, trong đó diện tích đã đưa vào sử dụng nhưng còn để hoang hoá là 1.057,52 ha do 48 tổ chức quản lý và diện tích đất đầu tư, xây dựng chậm là 872,26 ha do 88 tổ chức quản lý. Nguyên nhân là do một số tổ chức thiếu năng lực về tài chính nên khi được giao đất, thuê đất đã không thực hiện đúng tiến độ của dự án hoặc không thực hiện.
* Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức
Tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2008, tỉnh Quảng Ninh đã có 1151 tổ chức được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đạt 42,1% số tổ chức cần cấp giấy, số lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp là 1699 giấy và diện tích đã cấp là 91.313,25 ha, đạt 58,55% diện tích cần cấp giấy.
Việc thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi và triển khai thực hiện tốt việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức. Qua đó thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về cơ bản đúng theo quy định, tuy nhiên số lượng các tổ chức được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn thấp. Trong thời gian tới cần có biện pháp để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức.
Như vậy, tiềm năng đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp còn tương đối lớn. Trong thời gian tới tỉnh cần quy hoạch đưa phần diện tích này vào sử dụng, tránh để lãng phí nguồn tài nguyên quý giá này[1].
Chƣơng 2
NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm, thời gian và đối tƣợng nghiên cứu
Địa điểm: Huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh Thời gian: từ tháng 8/2013 đến tháng 8/2014
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là các thửa đất, khu đất giao, thuê của các tổ chức kinh tế, sử dụng theo các đối tượng và mục đích sử dụng đất trên phạm vi huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hải Hà ảnh hưởng đến sử dụng đất đến sử dụng đất
- Điều kiện tự nhiên: + Vị trí địa lý
+ Địa hình, địa mạo + Khí hậu
+ Tài nguyên đất
- Điều kiện kinh tế - điều kiện xã hội
2.2.2. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Hải Hà
Thực trạng, tình hình sử dụng các loại đất, các đối tượng sử dụng đất trên tổng diện tích tự nhiên của huyện Hải Hà.
2.2.3. Đánh giá thực trạng sử dụng đất đã giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Hải Hà kinh tế trên địa bàn huyện Hải Hà
Thực trạng tình hình sử dụng đất đã giao, đã cho các tổ chức kinh tế thuê trên địa bàn huyện Hải Hà.
2.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức kinh tế
Phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng đất đã giao, đã thuê các tổ chức kinh tế thuê trên địa bàn tỉnh Hải Hà.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất, các giải pháp đang áp dụng của các ngành nghề kinh tế.
2.2.5. Định hướng giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với đất đã giao cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Hải Hà cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Hải Hà
- Giải pháp thể chế chính sách - Giải pháp kinh tế - xã hội - Giải pháp kỹ thuật
- Giải pháp về tăng cường quản lý sử dụng đất
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp điều tra, khảo sát thu thập tài liệu kết hợp với phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phân tích và phương pháp thống kê…sau đây là một số phương pháp cụ thể được vận dụng để nghiên cứu:
2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập nghiên cứu các văn bản pháp lý của Trung ương, địa phương liên quan tới vấn đề này.
- Thu thập các loại số liệu thứ cấp:
+ Thu thập số liệu, tài liệu về giao đất, cho thuê đất của các tổ chức kinh tế (theo loại hình tổ chức kinh tế, diện tích, vị trí địa điểm, tổng mức đầu tư…) các chính sách của Nhà nước và cơ chế của tỉnh đối với các tổ chức kinh tế được giao đất, thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.
+ Thu thập số liệu về tài chính: Các khoản tài chính tổ chức kinh tế đã đóng góp cho ngân sách nhà nước (tiền thuê đất trả hàng năm, tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ); thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính hàng năm và các khoản đóng góp ủng hộ cộng đồng…của các tổ chức kinh tế. + Thu thập số liệu về giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động qua các năm hoạt động của doanh nghiệp.
+ Thu thập số liệu về giá đất ở, các hoạt động dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, cửa hàng bách hoá tổng hợp… các khu vực có hoạt động của các tổ chức kinh tế: Khu công nghiệp, khu du lịch… để đánh giá mức độ ảnh hưởng
và những đóng góp tích cực của các tổ chức kinh tế này trong việc cải thiện và nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư và phát triển đô thị trong khu vực.
- Nguồn số liệu và phương pháp thu thập:
+ Nguồn số liệu được khai thác từ chính các tổ chức kinh tế mang tính điển hình cho loại hình sử dụng đất, lĩnh vực đầu tư, địa bàn đầu tư…thông qua các phiếu khảo sát, phỏng vấn.
+ Khai thác số liệu tại các cơ quan nhà nước như Cục thống kế, Sở tài nguyên và môi trường, Phòng tài nguyên và môi trường, Uỷ ban nhân dân huyện Hải Hà.
2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp về tình hình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế
Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài. Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các tổ chức kinh tế sử dụng đất, các sở: Tài nguyên và môi trường, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Cục thuế tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện Hải Hà, Chi cục thuế huyện Hải Hà. Các số liệu này được sử dụng để phân tích về tình hình hiện trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế. Phương pháp điều tra được tiến hành như sau:
Cơ sở chọn mẫu điều tra:
Đề tài đã chọn 20 tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Hải Hà để điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo nhiều cấp.
- Phương pháp phát triển điều tra trực tiếp
Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã điều tra đối tượng đó là các Doanh nghiệp ,tổ chức kinh tế sử dụng đất bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 1 thành viên hiểu biết công tác quản lý, sử dụng đất đai của đơn vị, ngoài ra có sự đóng góp ý kiến của các thành viên khác trong đơn vị. Điều này đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và chính xác. Chúng tôi phỏng vấn thử một số đơn vị theo một mẫu câu hỏi đã được soạn thảo trước. Sau đó xem xét bổ sung phần còn thiếu và loại bỏ phần không
phù hợp trong bảng câu hỏi. Câu hỏi được soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Nội dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu theo các nhóm thông tin sau:
+ Nhóm thông tin chung về doanh nghiệp
+ Nhóm thông tin về lĩnh vực, ngành nghề hoạt động + Nhóm thông tin về tình hình sử dụng đất.
+ Nhóm thông tin về các khoản tài chính đã đóng góp.
+ Nhóm thông tin về tình hình sử dụng lao động và tiền lương.
+ Các câu hỏi mở: ý kiến đề xuất của doanh nghiệp về giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:
Để lấy thông tin theo chiều rộng, tránh cho người bị phỏng vấn cảm thấy bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, chúng tôi đã dùng các câu hỏi không có trong phiếu điều tra để hỏi đối tượng, những câu hỏi phát sinh trong quá trình phỏng vấn.
Phương pháp này nhằm mục đích lấy thông tin rộng hơn, gợi mở hơn nhiều vấn đề mới quan trọng và thú vị.
Mục đích của điều tra: nắm bắt một cách tương đối chi tiết về tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất trên địa bàn huyện Hải Hà.
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để ta có kết luận chính xác.
- Phương pháp quan sát trực tiếp: Đây là phương pháp rất sinh động và thực tế, vì qua phương pháp này tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe…qua đó các thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.
2.3.3. Đánh giá thực trạng sử dụng đất và phân tích đánh giá
Tiến hành điều tra thu thập số liệu sơ cấp bằng phiếu điều tra, tiến hành với các đối tượng:
- Các tổ chức kinh tế được giao đất tại huyện Hải Hà - Các cơ quan quản lý đất đai của địa phương
2.3.4. Phương pháp xử lý, đánh giá và phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê: Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp xử lý trên máy tính, phân nhóm phân tích tương quan giữa các yếu tố về tình hình sử dụng đất, mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa điều