7. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2. Huy động nguồn lực xây dựng lực lượng báo cáo viên bồi dưỡng
cán bộ Hội phụ nữ cấp huyện tỉnh Quảng Ninh
* Mục tiêu của biện pháp:
Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên có vai trò lớn trong việc quyết định chất lượng bồi dưỡng. Để đảm bảo tính chủ động trong công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp, đặc biệt là cán bộ Hội cấp huyện, Hội LHPN tỉnh cần huy động tốt nguồn lực, xây dựng lực lượng giảng viên, báo cáo viên hướng dẫn đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng cho cán bộ Hội các cấp nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của hoạt động bồi dưỡng và tiến hành bồi dưỡng một cách hiệu quả.
Nội dung và cách thức thực hiện:
- Rà soát, đánh giá chất lượng, kiện toàn đội ngũ giảng viên, báo cáo viên của Hội LHPN tỉnh, đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, đội ngũ chuyên gia trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội nhắng năm qua; xây dựng tiêu chuẩn cho đội ngũ giảng viên, báo cáo viên của Hội LHPN tỉnh đảm bảo yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng, phương pháp đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng, khuyết thiếu về kỹ năng hoạt động của cán bộ Hội cấp huyện hiện nay.
- Tiếp tục đào tạo chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng, phương pháp giảng dạy kỹ năng cho đội ngũ cán bộ các Ban chuyên môn Hội LHPN tỉnh, đảm bảo ít nhất mỗi Ban có từ ít nhất 02 cán bộ (40% cán bộ phong trào) đủ trình độ, kỹ năng, phương pháp để tham gia bồi dưỡng các lớp kỹ năng cán bộ Hội cho cán bộ cấp huyện. (Hiện nay số cán bộ Tỉnh hội làm giảng viên cho các lớp bồi dưỡng kỹ năng chỉ chiếm 15% cán bộ phong trào cơ quan Hội LHPN tỉnh, chưa được đào tạo kỹ lưỡng, bài bản, chuyên sâu về các kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn cũng chưa nhiều, nên gặp không ít khó khăn trong bồi dưỡng cán bộ Hội cấp huyện). Về lâu dài, phải xác định đây là lực lượng nòng cốt trong việc bồi dưỡng kỹ năng hoạt động Hội cho cán bộ Hội cấp huyện, cơ sở.
- Tăng cường thiết lập, xây dựng mối quan hệ phối hợp với các ngành, cơ quan Trung ương để có sự ủng hộ, tạo điều kiện, hỗ trợ nguồn giảng viên cấp cao, các chuyên gia trong đào tạo nâng cao về kỹ năng cho đội ngũ cán bộ cấp tỉnh, huyện.
- Xây dựng mạng lưới giảng viên thỉnh giảng, giảng viên kiêm chức từ một số ngành, đơn vị cấp tỉnh có kinh nghiệm trong công tác quản lý, lãnh đạo, tổ chức điều hành hoạt động và bề dày công tác trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của tổ chức Hội.
- Thực hiện các lớp đào tạo TOT cho đội ngũ cán bộ cán bộ Hội chủ chốt (chủ tịch, phó chủ tịch) và báo cáo viên cấp huyện đủ mạnh về số lượng, chất lượng làm nòng cốt trong việc hướng dẫn lại kiến thức, kỹ năng cho cán bộ phong trào cấp huyện và cơ sở. Khi đó, đội ngũ giảng viên - cán bộ Hội cấp tỉnh sẽ giữ vai trò người hỗ trợ, định hướng cho Hội LHPN cấp huyện tổ chức bồi dưỡng cán bộ phong trào của huyện và cán bộ Hội cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) -> Đây là giải pháp khá hiệu quả và thuận lợi cho sự phân cấp trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
công tác đào tạo, bồi dưỡng những năm tới đây.
- Chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo xây dựng đội ngũ giảng viên của Tỉnh hội; đề xuất và vận động các nguồn lực, dự án đầu tư, tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng hoạt động xã hội cho cán bộ Hội cấp tỉnh, huyện.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá báo cáo viên các cấp, gắn trách nhiệm việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng với từng giảng viên, báo cáo viên; tổ chức đánh giá, biểu dương, khen thưởng giảng viên, báo cáo viên thực hiện xuất sắc nhiệm vụ, được học viên, các bộ Hội cấp huyện đánh giá cao.
Huy động nguồn tài chính từ các cơ quan ban ngành để phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng.
* Điều kiện thực hiện biện pháp:
Cán bộ Hội phụ nữ tỉnh phải nắm vững năng lực của đội ngũ báo cáo viên Có kế hoạch xây dựng phát triển mạng lưới cán bộ là báo cáo viên cho Hội Hội phụ nữ Tỉnh phải làm tốt công tác tuyên truyền thuyết phục các Ban ngành, huy động nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng.
3.2.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng theo hướng phát huy vai trò chủ thể của cán bộ tham gia bồi dưỡng
* Mục tiêu của biện pháp:
Xác định rõ công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động xã hội cho cán bộ Hội phụ nữ cấp Huyện, đổi mới phương pháp và hình thức bồi dưỡng nhằm nâng cao kết quả của hoạt động bồi dưỡng nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực bồi dưỡng. Đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng còn có tác dụng phát huy vai trò tự bồi dưỡng của cán bộ Hội phụ nữ Huyện, nhằm biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng.
* Nội dung và cách thực hiện của biện pháp:
Đặc thù càn bộ Hội cấp huyện là thực hiện vai trò kép vừa chỉ đạo, định hướng hoạt động cho các cấp cơ sở, vừa trực tiếp triển khai nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội LHPN tỉnh. Hầu hết cán bộ Hội cấp huyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đều có trình độ chuyên môn từ Cao đẳng, Đại học trở lên, nhiều người có kinh nghiệm trong công tác đoàn thể, xã hội; công việc cơ quan, gia đình nhiều. Vì vậy để đảm bảo tính đối tượng, tính thực tế, tính hiệu quả trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội cấp huyện cần đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức bồi dưỡng nhằm thu hút chị em tham gia bồi dưỡng, biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng.
- Đổi mới phương pháp giáo dục kỹ năng hoạt động theo phương thức lấy người học (học viên) là trung tâm, dựa vào kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, hiểu biết sẵn có của học viên, gắn với hoạt động thực tế. Giảng viên đóng vai trò người hướng dẫn, dẫn dắt, định hướng, điều hành, khuyến khích mọi người tích cực chủ động tham gia, chuyển tải kiến thức, kỹ năng bằng nhiều cách (người hướng dẫn -> học viên; học viên -> học viên; học viên -> người hướng dẫn).
Tăng cường sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại trong hoạt động bồi dưỡng nhằm thu hút đối tượng bồi dưỡng cùng tham gia và tích cực hóa hoạt động tự bồi dưỡng cho cán bộ Hội. Giáo viên cần tăng cường sử dụng phương pháp đóng vai, phương pháp dự án, phương pháp tình huống nhằm tạo môi trường trải nghiệm tập luyện kỹ năng cho cán bộ Hội phụ nữ Huyện.
- Kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau phát huy cao nhất tính tích cực, chủ động tham gia của người học, cụ thể:
+ Sử dụng phương pháp thuyết trình để phân tích lý thuyết, lý luận, diễn giải các vấn đề, nội dung, kiến thức, tổng hợp, chốt lại các vấn đề... (hạn chế thuyết trình một chiều, chung chung).
+ Sử dụng phương pháp động não nhằm khai thác thông tin, kinh nghiệm, phát huy tính sáng tạo của học viên thông qua việc giảng viên nêu câu hỏi, nêu vấn đề dẫn dắt học viên suy nghĩ, tìm tòi, trả lời, đưa ra các sáng kiến v.v...
+ Phương pháp tổ chức thảo luận nhóm: Tăng cường sự giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, từ đó làm sâu kiến thức, học hỏi rèn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
luyện kỹ năng, phương pháp tổ chức hoạt động.
+ Phương pháp đóng vai, nghiên cứu tình huống: Đưa học viên vào những tình huống giả định, trường hợp gần với thực tế, khái quát từ thực tế để đóng vai xử lý, giải quyết, thực hành, làm thử từ đó rút ra những kinh nghiệm, kỹ năng, phương pháp ứng xử, tổ chức hoạt động hiệu quả trên thực tế.
+ Phương pháp tham quan mô hình trải nghiệm thực tế: Tổ chức cho học viên tham quan các chương trình, mô hình hoạt động thực tế (các chiến dịch truyền thông; các mô hình kinh tế; hoạt động CLB...) để tự học, rút ra kinh nghiệm, viết thu hoạch về chuyến tham quan thực tế.
+ Phương pháp kết hợp lý thuyết - thực hành: Gắn lý thuyết với việc thực hành tổ chức các hoạt động cụ thể (tổ chức sự kiện truyền thông, hội thi, viết tin, bài, tập tuyên truyền miệng, tập thuyết trình, hùng biện, dẫn chương trình...) để rèn luyện các kỹ năng hoạt động cần có của cán bộ Hội.
+ Phương pháp tự học: Khuyến khích, động viên cán bộ Hội tự nguyện đăng ký tham gia các khóa đào tạo tại địa phương do các ban, ngành, đơn vị chuyên môn tổ chức; tự nghiên cứu tham khảo sách, báo, tài liệu và vận dụng để nâng cao kỹ năng hoạt động.
+ Phương pháp tổ chức cuộc thi cán bộ Hội giỏi, xử lý tình huống thông minh trong hoạt động xã hội: Hội thi là một trong hình thức vừa giúp cho cán bộ Hội được thể hiện kiến thức, kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng hoạt động xã hội, vừa giúp cho lãnh đạo Hội LHPN tỉnh và các cấp, ngành đánh giá được về trình độ cán bộ Hội, về kết quả đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động xã hội cho cán bộ Hội được thể hiện trên thực tế.
Sử dụng nhiều hình thức bồi dưỡng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ Hội cấp huyện tham gia được đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng.
- Bồi dưỡng tại Trung ương: Đề xuất, đăng ký với Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương cử cán bộ cấp huyện tham gia các lớp tập huấn theo chuyên đề.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng tại tỉnh: Đây là hình thức phổ biến nhất trong công tác bồi dưỡng cán bộ cấp huyện những năm qua. Tuy nhiên có lớp tập huấn không đảm bảo số cán bộ (lý do bận công việc) không tham gia được hết thời gian; chi phí lớp học lớn cho cá nhân, đơn vị tổ chức.
- Tổ chức bồi dưỡng theo cụm: Đảm bảo cho cán bộ cấp huyện trong cụm có nhiều điểm tương đồng về nhu cầu, điều kiện, đặc điểm kinh tế xã hội và hoạt động Hội được học tập, chia sẻ (cụm các huyện miền núi, hải đảo; Cụm các đơn vị đồng bằng; các đơn vị thành phố, thị xã...)
- Tổ chức tập huấn tại huyện: Giảm bớt chi phí cho cá nhân (không phải ăn, nghỉ tại địa điểm tập huấn), học viên có thể tận dụng được thời gian kết hợp việc giải quyết công việc cơ quan, gia đình ngoài thời gian tập huấn (buổi tối...).
- Bồi dưỡng từ xa: Cơ quan tổ chức bồi dưỡng in sao tài liệu, hướng dẫn, chuyển cho cán bộ qua công nghệ thông tin, máy tính nối mạng để cán bộ tự học, tự nghiên cứu, có trao đổi, phản hồi và giải đáp.
- Hình thức tự học ở nhà: Tự nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, mày mỏ tổ chức thực hiện, để rút kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng.
* Điều kiện để thực hiện biện pháp:
Giảng viên tham gia bồi dưỡng phải nắm vững kiến thức về kỹ năng hoạt động xã hội, được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm và có kỹ năng sử dụng phối hợp các phương pháp bồi dưỡng.
Cán bộ Hội phụ nữ Tỉnh cần có cách nhìn linh hoạt trong sử dụng cán bộ tham gia bồi dưỡng sao cho phù hợp với mục tiêu và đối tượng bồi dưỡng.
Cán bộ Hội phụ nữ Huyện cần tự giác, tích cực, chủ động tham gia bồi dưỡng và trải nghiệm kỹ năng hoạt động xã hội đã được bồi dưỡng.
3.2.4. Xây dựng các chế độ hỗ trợ về tài chính, cơ sở vật chất cho hoạt động bồi dưỡng nâng cao kỹ năng hoạt động xã hội cho cán bộ Hội Phụ nữ cấp huyện