Vai trò của cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ cấp huyện đối với hoạt

Một phần của tài liệu tổ chức bồi dưỡng kỹ năng hoạt động xã hội cho cán bộ hội phụ nữ cấp huyện tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 130)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.3.2 Vai trò của cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ cấp huyện đối với hoạt

của Hội phụ nữ, yêu cầu đối với cán bộ Hội Phụ nữ

1.3.2.1.Vai trò của cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ cấp huyện

Theo Điều 11, Điều lệ Hội LHPN Việt Nam, cơ quan lãnh đạo của Hội LHPN ở mỗi cấp Hội là Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể hội viên của cấp đó. Giữa hai kỳ Đại hội, cơ quan lãnh đạo của mỗi cấp Hội là Ban chấp hành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hội LHPN cùng cấp. Giữa hai kỳ họp Ban chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ Hội LHPN cùng cấp. Theo đó, Ban chấp hành, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện là cơ quan lãnh đạo của Hội LHPN cấp huyện.

Cán bộ cơ quan chuyên trách Hội LHPN cấp huyện có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Ban chấp hành, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện tổ chức triển khai thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc, Nghị quyết Đại hội phụ nữ tỉnh và Nghị quyết Đại hội phụ nữ cấp huyện trên địa bàn. Đại diện cho tổ chức Hội và phụ nữ trên địa bàn huyện tham gia xây dựng, phản biện xã hội giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới, đề xuất với cấp ủy địa phương về công tác phụ nữ. Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ và tổ chức Hội vững mạnh

Cán bộ cơ quan Hội LHPN huyện căn cứ vào sự chỉ đạo của Hội LHPN cấp tỉnh và sự chỉ đạo của Ban chấp hành Đảng bộ cấp huyện và phối hợp với UBND và cơ quan quản lý nhà nước, ngành, đoàn thể cấp huyện để chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ trên địa bàn.

Cán bộ Hội LHPN cấp huyện giữ vai trò trọng tâm, chủ chốt trong công tác tham mưu, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác Hội phụ nữ và thực nhiệm vụ chính trị trên địa bàn huyện. Tuy nhiên Hội LHPN cấp huyện là cơ quan cấp trên cơ sở, chỉ đạo, triển khai, thực hiện các hoạt động đến cộng đồng thông qua Ban chấp hành Hội LHPN cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn).

Cán bộ Hội LHPN cấp huyện thực hiện vai trò "kép", vừa là đối tượng, vừa là chủ thể trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của tổ chức Hội. Là đối tượng thừa hành, thực hiện sự chỉ đạo của Hội LHPN cấp tỉnh, cấp ủy huyện, đồng thời là chủ thể chỉ đạo các hoạt động Hội đến cán bộ, hội viên cơ sở.

1.3.2.2. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của cán bộ Hội phụ nữ cấp huyện và tầm quan trọng của kỹ năng hoạt động xã hội trong hoạt động Hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Căn cứ vào quy định tiêu chuẩn cán bộ của cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân, theo Nghị quyết Trung ương 3, khóa VIII về chiến lược công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII về công tác cán bộ và đào tạo bồi dưỡng cán bộ Hội, cán bộ lãnh đạo Hội. Đồng thời trên cơ sở đặc thù của cơ quan Hội LHPN các cấp là cơ quan về "giới", 100% cán bộ thực hiện nhiệm vụ công tác Hội cấp tỉnh, huyện và cơ sở là nữ. Đối tượng tác động chính của Hội là cán bộ, hội viên phụ nữ đã trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên). Hoạt động của Hội LHPN các cấp mang bản chất của hoạt động xã hội, nhiều hoạt động có tính phong trào, phương thức thực hiện chủ yếu là tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tạo điều kiện, hỗ trợ, đại diện bảo vệ quyền lợi v.v ..., Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã xây dựng Quy chế số 303 ngày 15/8/2006 quy định tiêu chuẩn cán bộ Hội LHPN các cấp, trong đó có tiêu chuẩn cán bộ Hội cấp huyện như sau:

- Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị

Có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên đối với chức danh lãnh đạo Hội, trung cấp trở lên đối với cán bộ; có hiểu biết chung về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, kiến thức về giới và bình đẳng giới, về công tác phụ nữ...

Có trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên, nắm vững đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nghiệp vụ công tác Hội.

Có kỹ năng, phương pháp tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động Hội; tuyên truyền, vận động, thuyết phục, đối thoại với cán bộ, hội viên, phụ nữ, tư vấn, hỗ trợ các gia đình và đối tượng đặc thù.

Có kỹ năng lập kế hoạch, khai thác, tiếp nhận và xử lý các vấn đề xã hội.

- Tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

Có lập trường quan điểm đúng đắn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với mục tiêu lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thị, Nghị quyết của Hội LHPN Việt Nam, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, đặc biệt là kỷ luật phát ngôn.

Có phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với công tác Hội, khiêm tốn học hỏi, gương mẫu về đạo đức và lối sống, có tác phong dân chủ, khoa học, có khả năng tập hợp quần chúng, đoàn kết cán bộ, gắn bó với cán bộ, hội viên, phụ nữ.

Trong tiêu chuẩn đối với cán bộ Hội Phụ nữ các cấp, đặc biệt là cán bộ Hội LHPN cấp huyện, Ban Thường vụ Hội LHPN cấp tỉnh đã nhấn mạnh đến tiêu chuẩn về các kỹ năng hoạt động xã hội của cán bộ Hội.

Cán bộ Hội các cấp có các kỹ năng hoạt động xã hội sẽ trở nên năng động, linh hoạt, sáng tạo hơn; biết cách tổ chức các hoạt động một cách hiệu quả; nắm bắt, phân tích, nhận định, đánh giá hoạt động sát thực; phát hiện những vấn đề, khó khăn, tồn tại, bất cập và đề ra được các giải pháp khắc phục kịp thời; biết cách tổ chức và phối hợp các hoạt động, nâng cao khả năng làm việc, huy động được sự ủng hộ, tham gia của các tầng lớp phụ nữ; tập hợp, thu hút hội viên; vận động được nguồn lực để tổ chức hoạt động; phát huy được vai trò, vị thế của tổ chức Hội trong hệ thống chính trị cấp huyện, đóng góp tích cực cho phong trào phụ nữ tỉnh nói riêng và phong trào phụ nữ toàn quốc nói chung.

1.3.3. Mục tiêu, nội dung, phương pháp bồi dưỡng kỹ năng hoạt động xã hội cho cán bộ Phụ nữ cấp Huyện

1.3.3.1. Mục tiêu, nội dung tổ chức bồi dưỡng i. Mục tiêu:

Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng hoạt động xã hội cho đội ngũ cán bộ cấp huyện nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thuộc Hội LHPN huyện có đủ phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, trình độ, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, lãnh đạo đáp ứng theo vị trí, nhiệm vụ công tác; đảm bảo đạt tiêu chuẩn chức danh ở cấp huyện, thực hiện mục tiêu mà Đảng và Nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nước đề ra đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phụ nữ trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

ii. Nội dung bồi dưỡng

Do đặc thù của cán bộ Hội được bầu qua các nhiệm kỳ, thường xuyên có sự thay đổi, luân chuyển qua mỗi nhiệm kỳ Đại hội, đặc là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, chủ tịch, phó chủ tịch Hội. Hơn nữa do đặc thù cán bộ Hội cơ quan chuyên trách cấp huyện được biên chế với số lượng ít (3 - 4 người/huyện) vì vậy cán bộ Hội cấp huyện thường kiêm nhiệm nhiều việc khác nhau về chuyên môn nên việc bổ sung kiến thức chuyên đề, kỹ năng tổ chức hoạt động và nghiệp vụ công tác phụ nữ cho cán bộ cấp huyện nội dung quan trọng, đảm bảo cho hoạt động Hội ở cấp huyện được triển khai một cách hiệu quả. Đây được coi là chương trình bồi dưỡng chuẩn chức danh cho cấp huyện.

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ công tác phụ nữ và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn theo vị trí công việc.

Mỗi một cán bộ khi làm việc ở cơ quan Hội LHPN cấp huyện ngoài các yêu cầu, tiêu chuẩn về cán bộ, công chức theo quy định, phải được tham gia khóa bồi dưỡng về những kiến thức chuyên đề cần thiết cho hoạt động Hội và nghiệp vụ công tác phụ nữ nhằm giúp cán bộ, đặc biệt là cán bộ mới công tác tại Hội nắm được những nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội và phong trào phụ nữ, biện pháp, cách thức tổ chức triển khai, thực hiện.

Kiến thức chuyên đề được xác định trên cơ sở nhiệm vụ trọng tâm của Hội, cụ thể như: Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kiến thức phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng gia đình, quản lý, giáo dục con, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, phòng chống bạo lực gia đình, buôn bán người...

- Tổ chức bồi dưỡng các phương pháp, kỹ năng hoạt động xã hội cho cho cán bộ Hội cấp huyện.

Cán bộ Hội cấp huyện cùng lức thức hiện vai trò "Kép" vừa trực tiếp triển khai, tổ chức thực hiện hoạt động, vừa chỉ đạo cán bộ cấp dưới triển khai thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiện vì vậy đỏi hỏi cán bộ Hội cấp huyện cần có các kỹ năng hoạt động để đảm bảo hiệu quả công tác Hội trên địa bàn. Kỹ năng cơ bản, cán bộ Hội cấp huyện cần được bồi dưỡng, trang bị như:

+ Kỹ năng giao tiếp, xây dựng, thiết lập các mối quan hệ: Phối hợp trong

công tác, giao tiếp có hiệu quả với cán bộ Hội, cán bộ các ban, ngành, đoàn thể, với hội viên phụ nữ, xác định vai trò vị trí của Hội LHPN cấp huyện trong mối quan hệ với Hội cấp trên, với cấp ủy, với các tổ chức đoàn thể khác.

+ Kỹ năng phân tích, đánh giá vấn đề, xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch hoạt động: Cán bộ Hội biết phân tích, đánh giá được thực trạng, nhu cầu, những vấn đề đặt ra đối với phụ nữ, trẻ em trên địa bàn; những trọng tâm chỉ đạo của Hội cấp trên, của Đảng ủy huyện để xác định mục tiêu, nội dung, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động trên địa bàn đảm bảo tính phù hợp, khả thi, hiệu quả.

+ Kỹ năng tham mưu, lãnh đạo: Tham mưu với cấp uỷ Đảng, Hội cấp trên

những vấn đề liên quan đến công tác phụ nữ, những vấn đề phát sinh cần sự hỗ trợ giúp đỡ; Lãnh đạo trong công tác, định hướng hoạt động của Hội cấp cơ sở; lãnh đạo về mặt tư tưởng, nắm bắt tư tưởng, đời sống hội viên, phụ nữ.

+ Kỹ năng điều hành, quản lý: Điều hành tổ chức các cuộc họp của BCH,

hội thảo cán bộ, hội viên, phân công phân nhiệm cho ủy viên Ban chấp hành; quản lý cán bộ cơ sở về hoạt động, chính trị, tư tưởng.

+ Kỹ năng tổ chức, điều hành hoạt động: Biết thiết kế nội dung chương trình hoạt động, đợt hoạt động, tổ chức phát động phong trào, tổ chức các hội nghị, diễn đàn, tập huấn, hội thảo, đại hội, lễ mít tinh, truyền thông, cổ động v.v…; phân công cán bộ phụ trách các công việc trong chương trình hoạt động.

+ Kỹ năng soạn thảo một số loại văn bản, triển khai một vấn đề: Soạn thảo các loại văn bản của cơ quan Hội như: chương trình, kế hoạch, báo cáo, kiểm điểm, biên bản, công văn, giấy mời; biết tổ chức triển khai trình bày một nội dung, một chủ trương, quan điểm, nghị quyết của Hội, Đảng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Kỹ năng ứng xử, xử lý các tỉnh huống, vấn đề xã hội đặt ra: Biết cách

xử lý các tình huống trong công tác Hội, tình huống phát sinh trong quan hệ cá nhân của hội viên tại cộng đồng, các vấn đề xã hội bức xúc, các điểm nóng liên quan đến cán bộ, hội viên phụ nữ tại cộng đồng…

+ Kỹ năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục, động viên: Để thực hiện một nhiệm vụ, phong trào công tác Hội hay một vấn đề đặt ra, người cán bộ Hội cần có các kỹ năng tuyên truyền vận động, thuyết phục, động viên. Trong quá trình tuyên truyền vận động cần diễn đạt dễ hiểu, quan tâm đến người nghe, giải quyết thắc mắc, gây ảnh hưởng, tạo uy tín…

+ Kỹ năng giám sát, đánh giá hoạt động: Hoạt động Hội mang bản chất là

hoạt động xã hội, có tính phong trào, kết quả thực hiện nhiều hoạt động vừa mang tính định lượng, vừa có tính chất định tính. Cán bộ Hội cấp huyện cần có kỹ năng giám sát, đánh giá hoạt động Hội tại cơ sở để chỉ đạo, triển khai, điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp.

- Chỉ đạo bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức, chính trị, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội.

Phẩm chất đạo đức của người cán bộ Hội cần được coi trọng, bởi hơn ai hết, đối tượng tác động của hoạt động công tác Hội chính là hội viên phụ nữ - những người công dân người vợ, người mẹ, người "thầy đầu tiên của con người", người cán bộ Hội phải là tấm gương cho hội viên về đạo đức, lối sống…

Hội Phụ nữ là tổ chức chính trị xã hội của Đảng, người cán bộ Hội phải được bồi dưỡng về tư tưởng, chính trị, chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, đảm bảo kiên định với mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, không dao động trước sự kích động, lôi kéo của các thế lực thù địch…

- Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cán bộ Hội cấp huyện cần phải tiếp cận với các phương tiện hiện đại trong việc xử lý thông tin và tổ chức hoạt động của Hội một cách hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh năm 2015.

1.3.3.2. Các phương pháp, hình thức bồi dưỡng

Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho cán bộ Hội cấp huyện cần được thực hiện thông qua nhiều phương pháp và hình thức khác nhau, đảm bảo tính đa dạng, phong phú, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn.

i.Phương pháp bồi dưỡng:

- Sử dụng phương pháp thuyết trình cung cấp kiến thức chuyên đề, phân tích, giải thích, lý giải về kiến thức mới những vấn đề thuộc chuyên môn các lĩnh vực khác nhau. -> Phương pháp lấy giảng viên làm trung tâm.

- Phương pháp thực hành, cho cán bộ Hội trực tiếp thực hành xử lý tình huống, tự tổ chức các hoạt động, trên cơ sở đó phân tích rút ra kinh nghiệm về tổ chức hoạt động hiệu quả - > Phương pháp lấy người học làm trung tâm.

- Phương pháp cùng tham gia: có sự tác động luân phiên và tương hỗ giữa người giảng viên và học viên, giảng viên đóng vai trò là người điều hành, dẫn dắt, định hướng, nêu vấn đề; học viên là người thảo luận, thực hành, rút ra những kinh nghiệm, kiến thức cho bản thân (đối thoại, thảo luận nhóm, hỏi đáp, trò chơi...)

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: giúp cán bộ Hội nhận diện và thảo luận về các tình huống, các hoạt động thực tế, một vấn đề hay loạt vấn đề nào đó để từ đó cán bộ Hội có thể khái quát, rút ra được kinh nghiệm hay nhận ra được vấn đề rộng hơn từ một tình huống, trường hợp cụ thể.

- Phương pháp xử lý tình huống và phương pháp dự án.

Một phần của tài liệu tổ chức bồi dưỡng kỹ năng hoạt động xã hội cho cán bộ hội phụ nữ cấp huyện tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)