Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng

Một phần của tài liệu tổ chức bồi dưỡng kỹ năng hoạt động xã hội cho cán bộ hội phụ nữ cấp huyện tỉnh quảng ninh (Trang 42 - 43)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng

Kiểm tra trong quản lý là quá trình xem xét thực tiễn để thực hiện các nhiệm vụ đánh giá thực trạng, khuyến khích những nhân tố tích cực, phát hiện những sai lệch và đưa ra những quyết định điều chỉnh nhằm giúp các đối tượng hoàn thành nhiệm vụ và góp phần đưa toàn bộ hệ thống được quản lý tới một trình độ cao hơn.

Kiểm tra là chức năng cuối cùng của một quá trình quản lý, nó có vai trò

giúp cho chủ thể quản lý biết được mọi người thực hiện các nhiệm vụ ở mức tốt, vừa, xấu như thế nào, đồng thời cũng biết được những quyết định bồi dưỡng ban hành có phù hợp với thực tế hay không, trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả, giúp đỡ hay thúc đẩy các cá nhân, tập thể đạt được các mục tiêu bồi dưỡng đã đề ra. Như vậy, chức năng kiểm tra thể hiện rõ vai trò cung cấp thông tin và trợ giúp các cá nhân và đơn vị Hội phụ nữ cấp Huyện hoàn thành nhiệm vụ bồi dưỡng theo mục tiêu kế hoạch đã xác định. Với những vai trò đặc biệt như vậy, chức năng kiểm tra không chỉ đơn thuần là chức năng cuối cùng trong một quá trình bồi dưỡng mà còn là tiền đề cho một quá trình bồi dưỡng và quản lý mới tiếp theo.

Chức năng kiểm tra là một trong những chức năng quan trọng của quá trình quản lý có nhiều vai trò trong việc giúp hoàn thành các nhiệm vụ của các đối tượng quản lý.

Kiểm tra cần thực hiện các nội dung sau:

(1). Phát hiện thực hiện những điểm tốt và những điểm còn tồn tại của hoạt

động bồi dưỡng nói chung và của từng cá nhân tham gia bồi dưỡng nói riêng.

(2). Điều chỉnh: Bao gồm; tư vấn (uốn nắm, sửa chữa); thúc đẩy hoạt động bồi dưỡng (phát huy thành tích tốt); hoặc xử lý. Theo dõi, đốn đốc tiến trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thực hiện kế hoạch. Có các biện pháp điều chỉnh nhằm đạt kết quả cao so với mục tiêu đề ra.

Đánh giá bao gồm: Xác định chuẩn đạt được của kết quả bồi dưỡng của mỗi cán bộ Hội phụ nữ; thu thập thông tin; so sánh sự phù hợp của việc thực hiện với chuẩn mực. Đánh giá phải đảm bảo tính khách quan (đánh giá đầu vào, đánh giá ngay sau khi kết thúc hoạt động bồi dưỡng và đánh giá tác động của hoạt động bồi dưỡng trong triển khai nhiệm vụ tại địa phương sau khi được bồi dưỡng...)

1.4.5. Vai trò của chủ tịch Hội phụ nữ tỉnh đối với hoạt động tổ chức bồi dưỡng kỹ năng hoạt động xã hội cho cán bộ Hội phụ nữ cấp huyện

Một phần của tài liệu tổ chức bồi dưỡng kỹ năng hoạt động xã hội cho cán bộ hội phụ nữ cấp huyện tỉnh quảng ninh (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)