Tình hình phát triển công tác Hội và bồi dưỡng năng lực cho cán bộ

Một phần của tài liệu tổ chức bồi dưỡng kỹ năng hoạt động xã hội cho cán bộ hội phụ nữ cấp huyện tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 55)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.1.3.Tình hình phát triển công tác Hội và bồi dưỡng năng lực cho cán bộ

Hội phụ nữ tỉnh Quảng Ninh

Là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị của tỉnh, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ tỉnh Quảng Ninh, phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới. Hội có chức năng: Đại diện chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước; đoàn kết, vận động phụ nữ thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX, X, XI đề ra phong trào thi đua và 6 nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt những năm qua đó là:

- Phát động sâu rộng phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" và vận động cán bộ, hội viên phụ nữ đăng ký phấn đấu thực hiện.

- Tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ thực hiện chủ trương chính sách, pháp luật, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ, nhận thức.

- Vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững

- Vận động và hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường.

- Tham mưu đề xuất, xây dựng, phản biện và giám sát thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới.

- Xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh, thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Tăng cường công tác đối ngoại nhân dân và hợp tác quốc tế.

Những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Hội LHPN Việt Nam và Tỉnh ủy Quảng Ninh, công tác Hội phụ nữ tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực trên nhiều mặt, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tê, chính trị, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh, cụ thể:

- Triển khai sâu rộng phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" trong các cấp Hội, phong trào thi "Giỏi việc

nước, đảm việc nhà" trong nữ CNVC, LĐ và Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" với trên 85% cán bộ, hội viên phụ nữ đăng ký

thực hiện PTTĐ, trong đó có khoảng 76% số người đăng ký đạt 03 tiêu chuẩn của phong trào, trong đó có 3.276 phụ nữ đạt danh hiệu "Phụ nữ xuất sắc"

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, tích cực tham gia phát triển kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tế- xã hội; nâng cao năng lực, trình độ mọi mặt; giữ gìn truyền thống, phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước với nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục đa dạng, phong phú, đổi mới như: lồng ghép nội dung tuyên truyền với hoạt động văn hóa, văn nghệ, xây dựng các Câu lạc bộ theo chuyên đề, xây dựng tiểu phẩm, nói chuyện chuyên đề, hội thảo, hội thi, giao lưu, đẩy mạnh việc tuyên truyền các gương điển hình tiến tiến để nhân rộng...

Nội dung tuyên truyền tập trung vào những vấn đề mà phụ nữ và xã hội đang quan tâm như: giáo dục pháp luật cho phụ nữ (Luật Hôn nhân - Gia đình, Luật

Dân sự, Luật Đất đai, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình; Luật An toàn giao thông...), các chính sách, pháp luật khác; giáo dục truyền thống,

phẩm chất đạo đức người phụ nữ Việt Nam; tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em; hướng dẫn cán bộ, hội viên phụ nữ các kiến thức, kỹ năng (kỹ năng lãnh đạo; kỹ năng tuyên

truyền, vận động; kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng làm cha mẹ...).

- Tham gia tích cực, hiệu quả trong công tác hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo với mô hình "Giúp phụ nữ nghèo theo địa chỉ"; tín chấp ngân hàng trên 600 tỷ đồng vốn cho hội viên vay phát triển kinh tế, tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi, cây trồng, quản lý vốn, khởi sự doanh nghiệp, tăng cường khả năng kinh doanh, dạy nghề cho 257.401 lượt hội viên phụ nữ. Phát động phong trào "Phụ nữ làm kinh tế giỏi" 9.738 hộ gia đình phụ nữ tham gia với nhiều mô hình trang trại, gia trại, cánh đồng được sản xuất theo hướng hàng hóa và chuyên canh đem lại năng suất và thu nhập cao cho hội viên phụ nữ vươn lên khá, giàu. Thành lập và hỗ trợ về kiến thức, kỹ năng kinh doanh cho 21 Câu lạc bộ Doanh nhân nữ và phụ nữ làm kinh doanh thu hút hơn 800 chị em tham gia sinh hoạt.

- Tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tuyên truyền về vai trò, vị trí của gia đình trong xã hội, vai trò và trách nhiệm của người phụ nữ trong xây dựng gia đình hạnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phúc; tổ chức các lớp tập huấn, các buổi nói chuyên chuyên đề hướng dẫn hội viên phụ nữ, nữ CNVC, LĐ các kiến thức về: phòng chống tội phạm, TNXH từ gia đình, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, thực hiện KHHGĐ, thực hiện VSATTP, phòng chống HIV/AIDS, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong gia đình, nghệ thuật giữ gìn hạnh phúc gia đình, kiến thức nuôi - dạy con, phòng chống BLGĐ, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình... Hướng dẫn, vận động phụ nữ thực hiện các cuộc vận động: "Xây dựng gia đình 5 không, 3

sạch" gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, hưởng ứng cuộc vận

động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"... góp phần tích cực trong việc thực hiện chính sách Dân số- KHHGĐ của tỉnh, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi, giảm tỷ lệ người nhiễm mới HIV, thực hiện công tác vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường sống, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh tại các địa bàn dân cư. Hiện tại các cấp Hội phụ nữ toàn tỉnh đang duy trì sinh hoạt 206 Câu lạc bộ "Phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc" với 8.245 thành viên tham gia sinh hoạt; 348 chi, tổ phụ nữ "5 không 3 sạch", hàng năm có trên gần 80% gia đình hội viên phụ nữ đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hóa.

Vận động quyên góp được 1,762 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng 65 ngôi nhà

"Mái ấm tình thương", sửa chữa 58 nhà tạo điều kiện cho phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên ổn định cuộc sống, tích cực vận động nguồn lực xã hội, thực hiện chính sách an sinh xã hội của tỉnh, giảm bớt khó khăn, thiệt thòi cho những người yếu thế trong xã hội, xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tham gia xây dựng, giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới,tham gia đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, tham gia ý kiến vào các văn bản, chương trình, đề án, dự án có liên quan đến phụ nữ, trẻ em như: các dự thảo Luật BĐG, Luật PCBLGĐ, Luật Dân sự (sửa đổi, bổ sung), Luật Hôn nhân & Gia đình (SĐ, BS), Bộ luật Lao động (SĐ, BS), các chính sách, văn bản dưới luật khác... Trực tiếp hòa giải hàng ngàn vụ việc tại cơ sở, giải quyết và chuyển cơ quan chức năng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giải quyết trên 3000 đơn, thư của hội viên, phụ nữ và nhân dân gửi tới tổ chức Hội đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ.

- Chú trọng việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp tổ chức 03 lớp Trung cấp và Sơ cấp ngành công tác phụ nữ tại tỉnh cho 172 cán bộ cơ sở và cán bộ nguồn cơ sở, trên 500 lượt cán bộ Hội các cấp được tập huấn nghiệp vụ và các chuyên đề hàng năm. Đội ngũ cán bộ Hội cấp tỉnh và huyện được tuyển dụng mới có độ tuổi trẻ hơn, trình độ ngày càng cao hơn. Trình độ mọi mặt của cán bộ Hội các cấp ngày càng được nâng cao, nhiệm kỳ sau cao hơn nhiệm kỳ trước, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu công việc trong giai đoạn mới. Hiện tại có 156 cán bộ Hội là ủy viên BCH Đảng bộ 03 cấp, 395 cán bộ Hội là đại biểu HĐND các cấp. Đảm bảo chất lượng hoạt động của tổ chức Hội được nâng lên cả bề rộng và chiều sâu. Riêng từ năm 2006-2011 đã có 58.705 phụ nữ gia nhập tổ chức Hội, đưa số hội viên phụ nữ toàn tỉnh lên 231.406 người (đạt tỷ lệ thu hút 74% số phụ nữ 18

tuổi trở lên, tăng 15,8% so với năm 2006); 98% cơ sở Hội xếp loại xuất sắc và

khá, không cơ cơ sở yếu kém.

- Tham gia thực hiện tốt hoạt động đối ngoại nhân dân, vận động nguồn lực và triển khai hiệu quả các Dự án quốc tế đã hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của Hội như: công tác phòng chống HIV/AIDS; phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nữ; nâng cao năng lực cho cán bộ Hội cơ sở; tuyên truyền pháp luật cho phụ nữ...

* Những thành tích tiêu biểu Hội LHPN tỉnh đã được khen thưởng từ năm 2006 đến nay:

- Huân chương Độc lập Hạng Nhì; 01 Cờ thi đua của Chính phủ; 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

- 02 Cờ thi đua của TW Hội LHPN Việt Nam; 02 Bằng khen của TW Hội; - 02 Cờ thi đua của UBND tỉnh; 02 Bằng khen của Tỉnh ủy, 12 Bằng khen của UBND tỉnh các chuyên đề;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 02 Bằng khen của Bộ, ngành TW (Bộ Công an về tuyên truyền phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bằng khen của Bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác tham gia bảo vệ môi trường)

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác Hội còn tồn tại, hạn chế: Chất lượng phong trào phụ nữ không đồng đều giữa các vùng miền, nhất là khu vực miền núi, hải đảo, vùng xa; tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của phụ nữ; thiếu đề tài nghiên cứu khoa học có tính dự báo liên quan đến phong trào phụ nữ.

- Kỹ năng và phương thức hoạt động của cán bộ Hội, nhất là các cơ sở vùng sâu, vùng xa, miền núi, dân tộc chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác phụ nữ trong tình hình mới và nhu cầu ngày càng đa dạng của các tầng lớp phụ nữ.

- Hoạt động nghiên cứu, đề xuất chính sách liên quan đến phụ nữ chưa được quan tâm đầu tư đúng mức; công tác giám sát, phản biện xã hội của các cấp Hội còn lúng túng.

- Khả năng vận động, thuyết phục, khuyến khích, động viên phát huy nội lực và tiềm năng của phụ nữ còn hạn chế.

Tóm lại: Có thể thấy trong những năm qua, Hội LHPN tỉnh đã xác định rõ

việc cung cấp thông tin và trang bị các kỹ năng cho cán bộ là việc rất cần thiết để cán bộ có thể đáp ứng được yêu cầu công việc đạt hiệu quả. Đồng thời được tạo điều kiện của Tỉnh ủy và nguồn lực từ các tổ chức dự án tài trợ, nhiều cán bộ Hội cấp huyện đã được Hội LHPN tỉnh tổ chức Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác Hội.

Một phần của tài liệu tổ chức bồi dưỡng kỹ năng hoạt động xã hội cho cán bộ hội phụ nữ cấp huyện tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 55)