Hạn chế và nguyên nhân 1 Hạn chế

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việt nam - chi nhánh nam thăng long (Trang 48 - 49)

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Nam Thăng Long vẫn còn một số hạn chế:

Hạn chế về việc áp dụng các phương pháp thẩm định: Các phương pháp thẩm định đã được các cán bộ thẩm định tại chi nhánh vận dụng khá linh hoạt đối với từng dự án. Tuy vậy, các phương pháp thẩm định chủ yếu được áp dụng vẫn là các phương pháp truyền thống, không có đổi mới sáng tạo nên khó đáp ứng được yêu cầu thẩm định trong tình hình mới. Phương pháp thẩm định bằng dự báo còn chưa được áp dụng nhiều.

Hạn chế về nội dung và quy trình thẩm định chưa thực sự có hiệu quả: Tuy các cán bộ thẩm định của chi nhánh đã tiến hành thẩm định rất chi tiết các nội dung của hồ sơ vay vốn, song mỗi nội dung lại có những yêu cầu nhất định về sự am hiểu của người phân tích mà cán bộ thẩm định lại không thể có được sự am hiểu sâu sắc về tất cả các lĩnh vực. Đối với các nội dung thuộc khía cạnh này của dự án, cán bộ thẩm định thường chấp nhận phương án do chủ đầu tư đưa ra. Do đó, dẫn đến những nội dung có thể chưa được phân tích thoả đáng.

Nhiều khi, công tác thẩm định còn được tiến hành mang tính dập khuôn, chưa xác định được hệ thống những nội dung thẩm định có tính chất bắt buộc cần tập trung cho từng loại hình

dự án do chưa có sự phân loại một cách riêng biệt trong việc thẩm định các dự án thuộc các ngành, các lĩnh vực khác nhau, mà chủ yếu tất cả các dự án đều tuân theo một quy trình, nội dung thẩm định chung thống nhất. Hầu hết khi có các dự án này thì các cán bộ thẩm định được phân công sẽ thẩm định căn cứ vào khung thẩm định chung dự án và kinh nghiệm của bản thân.

Trong thẩm định tài chính dự án, một số chỉ tiêu như NPV, IRR, WACC,… được dùng để đánh giá, xếp hạng dự án, tuy đã được đề cập đến nhưng không được chi nhánh sử dụng một cách thường xuyên, và nếu có thì cũng chỉ dừng lại ở giai đoạn tính toán mà chưa đi sâu vào phân tích mối quan hệ giữa chúng, chưa so sánh với các chỉ tiêu khác. Chi nhánh chú trọng nhiều đến việc tính toán thời gian thu hồi vốn và xác định nguồn trả nợ của dự án mà chưa quan tâm đến vòng đời dự án. Chính vì vậy, có thể sau này dự án sẽ gặp nhiều khó khăn khi thị trường có biến động về tài chính như lạm phát, đồng tiền mất giá… Điều này sẽ tác động không nhỏ đến khả năng hoạt động tốt, có hiệu quả của dự án. Do vậy, cần những nghiên cứu, kết hợp giữa các chỉ tiêu để có thể phản ánh được hiệu quả của dự án về nhiều mặt.

Hạn chế về tiến độ thẩm định chưa thật sự nhanh chóng: Một số dự án còn gặp phải tình trạng thời gian thẩm định kéo dài do các phòng tiến hành thẩm định và phân tích, lập tờ trình lên Ban lãnh đạo, hoặc do việc bổ sung thông tin được đề nghị nhưng không có sự phản hồi nhanh chóng từ phía Doanh nghiệp. Điều này gây ảnh hưởng không chỉ đến cơ hội đầu tư của khách hàng mà còn tác động đến nguồn vốn của chi nhánh trong công tác cho vay.  

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việt nam - chi nhánh nam thăng long (Trang 48 - 49)