Thẩm định tài chính của dự án

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việt nam - chi nhánh nam thăng long (Trang 39 - 46)

Tổng nhu cầu vốn để thực hiện dự án: 95.100 triệu đồng Trong đó:

+ Vốn cố định: 90.100 triệu đồng

+ Máy móc thiết bị 62.557 triệu đồng + Lãi vay trong thời gian xây dựng: 3.632 triệu đồng + Vốn lưu động : 5.000 triệu đồng Cân đối tổng mức vốn đầu tư: 95.100 triệu đồng

+ Vốn tự có: 27.782 triệu đồng (29,1%) + Nguồn vay Ngân hàng: 60.533 triệu đồng (63,6%) + Vốn huy động đóng góp: 6.785 triệu đồng (7,3%)

Tính khả thi và tiến độ tham gia của các nguồn vốn:

Vốn tự có: Nguồn vốn tự có của công ty là 27.782 triệu đồng chiếm 30,8% tổng mức đầu tư sau khi đã trừ đi phần vốn lưu động của dự án. Nguồn vốn này đã đươc Hội đồng thành viên thông qua trong biên bản họp Hội đồng thành viên ngày 03/04/2008. Theo đó, tất cả các thành viên đồng ý góp vốn và cam kết sẽ đóng góp đủ số vốn tự có cho dự án theo tiến độ triển khai dự án. Cho đến thời điểm thẩm định, công ty đã chi trước 13.815 triêu đồng vào các hạng mục như chi phí thuê đất, chi phí cho phần móng của nhà xưởng và đặt mua cọc và mua trước một phần máy móc thiết bị.

Vốn vay trung hạn NHCT Nam Thăng Long: Nếu dự án được chấp nhận cấp tín dụng, nguồn vốn trung dài hạn của chi nhánh Ngân hàng Công thương Nam Thăng Long sẽ chiếm khoảng 69,2% tổng mức vốn đầu tư sau khi đã trừ đi phần vốn lưu động của dự án. Nguồn vốn này sẽ được giải ngân theo tiến độ của dự án và tiến đô bỏ vốn của chủ đầu tư, theo tỷ lệ cơ cấu vốn của dự án.

Vốn huy động đóng góp: Nguồn vốn huy động đóng góp sẽ bao gồm khoảng 1,793 tỷ đồng là vốn vay thương mại, và khoảng 5 tỷ đồng để làm vốn lưu động của dự án. Nguồn vốn lưu động chưa đòi hỏi cần thiết ngay, mà chỉ cần khi đã hoàn thành việc đầu tư nhà máy và nhà máy đi vào hoạt động. Nguồn vốn lưu động này dư kiến sẽ được tài trợ bởi Công ty TNHH thương mại và sản xuất Phúc Đạt.

Nhận xét: Khía cạnh này được cán bộ thẩm định khá đầy đủ, cán bộ đã tính toán lượng vốn tự có của chủ đầu tư có thể sử dụng được so với số vốn cam kết bỏ ra, và số vốn này đáp ứng yêu cầu chiếm tỷ trọng không quá nhỏ so với tống nhu cầu vốn của dự án. Từ đó, chủ đầu tư có đủ khả năng để tự quản lý dự án.

- Doanh thu của dự án được tính toán dựa trên các cơ sở sau: Công suất thiết kế:

+ Bìa carton 5 lớp: 46.080 m2/ngày + Bìa carton 3 lớp: 57.600 m2/ ngày

Kế hoạch sản xuất kinh doanh: trên cơ sở thực tiễn hoạt đông của nhà máy bao bì cũ và dư báo khả năng tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới, kế hoạch sản xuất hàng năm của nhà máy được dự kiến như sau:

Năm đầu hoạt đông 85% công suất thiết kế.

Năm thứ 2 đến năm thứ 5: Hoạt động khai thác 90% công suất thiết kế. Năm thứ 6 trở đi : Hoạt động khai thác 93% công suất thiết kế.

Trong 1 năm, nhà máy hoạt động trung bình 11 tháng, 25 ngày /tháng.

Giá bán sản phẩm trung bình dự kiến (dựa trên gia bán trung bình của các loại sản phẩm của nhà máy sản xuất và in bao bì Xuân Mai hiện nay).

• Bìa carton 5 lớp : 8.000 đồng/m2 • Bìa carton 3 lớp : 6.000 đồng/m2

Từ đó, có được bảng doanh thu của dự án các năm:

Bảng 2.6: Doanh thu của dự án qua các năm

Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 - năm 5 Năm 6 trở đi

Hiệu suất hoạt động 85% 90% 93%

Công suất thiết kế

Bìa carton 5 lớp (triệu m2/năm) 16,819 16,819 16,819 Bìa carton 3 lớp (triệu m2/năm) 21,024 21,024 21,024

Sản lượng

Bìa carton 5 lớp (triệu m2/năm) 10,771 11,405 11,785 Bìa carton 3 lớp (triệu m2/năm) 13,464 14,256 14,731

Giá bán (chưa VAT)

Bìa carton 3 lớp (triệu m2/năm) 6.000 6.000 6.000

Doanh thu

Bìa carton 5lớp (triệu đồng) 86.170 91.238 94.280

Bìa carton 3 lớp (triệu đồng) 80.784 85.563 88.387

Tổng doanh thu (Triệu đồng) 166.954 176.774 182.667

Nguồn: Tờ trình thẩm định – Tổ thẩm định NHCT Nam Thăng Long

- Chi phí của dự án gồm có các loại chi phí sau: Chi phí cố định:

+ Khấu hao tính cho các hạng mục theo quy định của Bộ Tài chính: nhà xưởng: 20 năm; máy móc thiết bị: 10 năm; phương tiện vận tải: 10 năm.

+ Chi phí bảo hiểm nhà máy: Tính theo biểu phí tối đa của các Công ty bảo hiểm là 0,45%/năm tính trên tổng mức đầu tư.

+ Phí sử dụng cơ sở hạ tầng: Tính theo diện tích đất cảu dự án là 22.544 m2 với mức chi phí cố định là 0,25USD/m2.

+ Chi phí cho vay trung hạn: Lãi suất 12% năm, theo lãi suất cho vay trung hạn của NHCT VN, tính theo số dư nợ gốc các năm.

+ Chi phí sửa chữa thường xuyên, tính bằng 30% chi phí khấu hao TSCĐ hàng năm. Chi phí biến đổi bao gồm:

+ Chi phí nguyên vật liệu theo giá thị trường. + Chi phí lương: 425.000.000 đồng/ tháng.

+ Chi phí lương 1 năm: 425.000.000 x 12 tháng = 5.100.000.000 đồng. + Chi phí BHXH, BHYT, Công đoàn: tính bằng 19% chi phí lương. + Chi phí quản lý: tính bằng 10% chi phí lương.

+ Chi phí biến đổi khác: tính bằng 5% doanh thu.

Thuế thu nhập doanh nghiệp: 25% thu nhập chịu thuế, trong đó, căn cứ theo giấy chấp nhận đầu tư, dự án được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như sau: hưởng thuế suất thu nhận doanh nghiệp hàng năm bằng 15% lợi nhuận thu được trong 12 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 03 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 07 năm tiếp theo.

- Thời gian thu hồi vốn đầu tư, thời gian hoàn trả nợ vay và phương án thu hồi nợ gốc: Thời gian thu hồi vốn đầu tư: Xác định nguồn thu hồi vốn đầu tư của dự án là nguồn khấu hao cơ bản và nguồn lợi nhuận sau thuế thì thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án và thời gian thu hồi vốn vay là bằng nhau và bằng khoảng 4.60 năm.

Thời gian hoàn trả nợ vay: nguồn trả nợ vay là từ nguồn khấu hao cơ bản của tài sản cố định và lợi nhuận sau thuế của dự án.

Theo đề nghị của khách hàng, khách hàng sẽ dùng 100% nguồn khấu hao cơ bản và 100% nguồn lợi nhuận sau thuế để trả nợ, tương ứng với thời gian trả nợ là 04 năm.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn vốn vay và đảm bảo an toàn nguyên tắc thu hồi vốn vay theo cơ cấu vốn đầu tư (vốn tự có chiếm 30,8%, vốn vay Ngân hàng chiếm 69,2% nguồn khấu hao cơ bản và 69,2% nguồn lợi nhuận sau thuế để trả nơ, tương ứng với thời gian hoàn trả nợ vay là 4, 60 năm.

- Giá trị hiện tại ròng (NPV) và tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án: Giá trị hiện tại ròng NPV: 133.512 triệu đồng (tính cho 10 năm đầu) Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR: 15,2%.

Thời gian hoàn vốn: 4,6 năm.

- Chi phí vốn bình quân WACC: Chi phí vốn vay tính bằng lãi suất trung hạn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tại thời điểm vay vốn. Chi phí vốn chủ sở hữu tính bằng 20% tỷ suất lợi nhuận trung bình của nền kinh tế trong thời điểm thẩm định. Ta có:

Tổng mức vốn đầu tư: 95.100 triệu đồng

Vốn vay: 60.533 triệu đồng, chi phí sử dụng vốn: 12%/năm.

Vốn tự có: 27.782 triệu đồng, chi phí sử dụng vốn: 20%/năm.

Vậy chi phí vốn bình quân WACC = (60.533*0,12+27.782*0,20)/95.100 = 0,1348 = 13,48%

Chi phí vốn bình quân WACC bằng 13,48% nhỏ hơn tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR là 15,2% nên dự án có thể đáp đáp ứng được các yêu cầu về mức an toàn đối với các chỉ tiêu tài chính, có khả năng thu hồi vốn cao. Dự án đầu tư của của khách hàng có hiệu quả, có khả năng trả được nợ gốc và lãi vay Ngân hàng đúng hạn

Nhận xét: Cán bộ thẩm định đã tính toán chi tiết các chỉ tiêu của dự án. Các kết quả đưa ra là khá chính xác. Tuy nhiên ở tờ trình thẩm định này còn chưa nêu rõ cách tính toán các chỉ tiêu.

- Dự báo, xây dựng các phương án có thể xảy ra đối với dự án: dung biện pháp phân tích độ nhạy để tính các chỉ tiêu tài chính của dự án khi doanh thu hoặc chi phí thay đổi:

Nhìn vào Phụ lục 1 ta thấy NPV = 955.000 đ > 0; IRR = 14,71% Nhìn vào Phụ lục 2 ta thấy NPV = 1.525.000 đ > 0; IRR = 14,89%

Như vậy, khi doanh thu giảm 5% hoặc chi phí nguyên vật liệu tăng 5% thì dự án vẫn khả thi về tài chính.

Nhận xét: Cán bộ thẩm định đã sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy để xem xét các rủi ro tài chính có thể xảy ra đối với dự án. Tuy vậy, cũng nên mở rộng phạm vi xem xét sự thay đổi của doanh thu và chi phí (có thể là 10% hoặc 15%) để có được cái nhìn tổng quát hơn về mặt tài chính của dự án. Ngoài ra, cần bổ sung phần so sánh chỉ sổ IRR với chỉ số WACC của từng trường hợp để đảm bảo dự án vẫn khả thi về tái chính.

Rủi ro tỷ giá: Một số máy móc thiết bị công ty sẽ nhập khẩu từ nước ngoài do vậy trước mắt tác động của sự biến động về tỷ giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tổng mức đầu tư của dự án. Bên cạnh đó sau khi nhà máy đi vào hoạt động một số nguyên vật liệu đầu vào công ty sẽ phải nhập khẩu. Do vậy đòi hỏi công ty phải chủ động trong việc dự báo và cân đối nguồn ngoại tệ để đảm bảo hoạt động kinh doanh được thông suốt.

Rủi ro từ việc hoàn trả vốn vay: Nguồn vốn trả nợ Ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Do vậy rủi ro về vấn đề hoàn trả vốn vay có thể xảy ra ngoại trừ trường hợp nhà máy đạt được doanh thu như kế hoạch.

Rủi ro về quản lý: Trước đây công ty đã có bộ phận quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy cũ do vậy với kinh nghiệm hiện có của bộ phận lãnh đạo, sau khi ra đời khả năng công ty sẽ gặp khó khăn trong vấn đề chỉ đạo các hoạt động sản xuất và kinh doanh nhà máy mới là rất thấp.

Rủi ro cạnh tranh: Hiện nay do nhu cầu về sản phẩm bao bì tại khu vực KCN Bình Xuyên nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung đang rất cao trong khi sản phẩm của các nhà máy hiện có không đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường, trong thời gian tới khả năng sẽ có thêm một số nhà máy sản xuất bao bì ra đời. Tuy nhiên cùng với quy trình công nghệ sản xuất hiện đại của mình, bên cạnh đó với mối quan hệ từ lâu năm với các khách hàng lớn như: Tập đoàn Hoà Phát, Công ty Vinamilk, Công ty dầu thực vật Cái Lân… thì sức cạnh tranh trên thị trường của công ty là tương đối lớn.

Rủi ro về thị trường: Với nhu cầu ngày càng cao về mặt hàng bao bì của thị trường đồng thời với sự phát triển của các nhà máy sản xuất bao bì trong nước thì rủi ro về thị trường đầu ra là không tránh khỏi do các bạn hàng ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng bao bì, số lượng, giá cả bao bì và cả thời gian đáp ứng được nhu cầu cung cấp bao bì, bên cạnh đó, khách hàng lại có nhiều sự lựa chọn hơn. Sản xuất bao bì có đáp ứng được hay không phụ thuộc nhiều vào khâu cung ứng nguyên vật liệu, phụ thuộc vào giá cả và chất lượng nguyên vật liệu, chính vì vậy, việc điều chỉnh của thị trường đầu vào sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Nhận xét: Cán bộ thẩm định đã dự báo trước các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án tuy vậy vẫn chưa đề ra các hướng giải quyết cụ thể cho từng loại rủi ro. Các cán bộ thẩm định cần

phải nghiên cứu thêm các thông tin chuyên môn của dự án về thị trường, đối thủ cạnh tranh… để có thể đưa ra một số giải pháp khắc phục các rủi ro này.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việt nam - chi nhánh nam thăng long (Trang 39 - 46)