Quy trình thẩm định được soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình thẩm định cho vay diễn ra một cách thống nhất, khoa học, nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng doanh nghiệp. Thông thường các dự án đầu tư được thẩm định theo quy trình 7 bước như sau:
Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn:
- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ
- Cán bộ tín dụng làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ. Sau khi kiểm tra nếu đầy đủ cán bộ tín dụng báo cáo trưởng phòng tín dụng và tiếp tục tiến hành các bước trong quy trình.
Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn: Kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn: Cán bộ tín dụng kiểm tra đầy đủ, xác thực, hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc qua các kênh thông tin. Kiểm tra hồ sơ khách hàng, kiểm tra hồ sơ khoản vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay, kiểm tra mục đích vay vốn
Bước 3: Điều tra thu thập tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh: Khách hàng vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư, kiểm tra xác minh thông tin, phân tích ngành, phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn.
Bước 4: Xác định phương thức cho vay: Việc lựa chọn phương thức cho vay phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và luân chuyển vốn của khách hàng và yêu cầu kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn của Ngân hàng cho vay.
Bước 5: Lập tờ trình thẩm định: Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trên, cán bộ tín dụng phải lập tờ trình thẩm định cho vay lên trưởng phòng hoặc người được uỷ quyền. Tuỳ theo từng phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, cán bộ tín dụng chọn lựa linh hoạt những nội dung chính, cần thiết, có liên quan trực tiếp đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng để lập tờ trình thẩm định.
Bước 6: Tái thẩm định khoản vay: Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam quy định giá trị của khoản vay cần tái thẩm định theo từng thời kỳ. Ít nhất hai cán bộ tham gia tổ tái thẩm định trong đó có ít nhất một tổ trưởng hoặc phó phòng tín dụng làm thành viên.Những thành viên này không bao gồm những cán bộ tín dụng đã thẩm định lần đầu.
Tổ tái thẩm định có trách nhiệm thẩm định lại khách hàng và toàn bộ hồ sơ vay vốn độc lập, ghi rõ ý kiến của mình trên tờ trình về việc đề xuất có cho vay hay không và chịu trách nhiệm về các công việc nêu trên.
Bước 7: Trình duyệt khoản vay:
- Trường hợp không phải qua hội đồng thẩm định cơ sở
Cán bộ tín dụng trình tờ thẩm định/ tái thẩm định cùng toàn bộ hồ sơ khoản vay cho trưởng phòng tín dụng ghi rõ ý kiến của mình về khách hàng, phương án vay vốn có được duyệt không để cho vay theo quy định của pháp luật và NHCT VN.
Trưởng phòng tín dụng: kiểm tra thẩm định lại toàn bộ hồ sơ và các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, tài sản bảo đảm… theo quy định hiện hành, ghi rõ trên tờ thẩm định ý kiến của mình.
Giám đốc Ngân hàng phê duyệt khoản vay trên cơ sở kiểm tra toàn bộ và tờ trình thẩm định do trưởng phòng tín dụng trình.
- Trường hợp phải qua hội đồng thẩm định cơ sở Cán bộ tín dụng thực hiện trách nhiệm như trên.
Trưởng phòng thẩm định đề nghị chủ tịch hội đồng thẩm định cơ sở triệu tập họp Hội đồng thẩm định cơ sở, chỉ đạo cán bộ thẩm định chuẩn bị hồ sơ trình hội đồng thẩm định cơ sở.
Chủ tịch hội đồng thẩm định cơ sở: Triệu tập và điều hành cuộc họp hội đồng thẩm định cơ sở.
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ quy trình thẩm định tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Nam Thăng Long
Khách hàng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng Khách hàng, Phó Giám đốc, Giám đốc
Thiếu
Thiếu Chưa đạt yêu cầu
Đạt Bổ sung, hoàn
chỉnh
Kiểm tra hồ sơ Tiếp nhận hồ sơ Nộp hồ sơ vay vốn Thẩm định dự án Lập báo cáo thẩm định
Kiểm tra, giám sát quá trình thẩm định
Xét duyệt cho vay Lưu hồ sơ