Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việt nam - chi nhánh nam thăng long (Trang 57 - 59)

Đối với hoạt động thẩm định tài chính nói riêng và hoạt động Ngân hàng nói chung, con người luôn là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định. Con người ở đây là đội ngũ các cán bộ thẩm định dự án, là chủ thể của mọi hoạt động, từ việc hoạch định chính sách đến việc thẩm định dự án, xét duyệt cho vay. Do vậy, muốn nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư cần xây dựng được một đội ngũ cán bộ thẩm định tín dụng đủ về số lượng, tốt về chất lượng, đáp ứng được tính chất phức tạp của công việc. Mỗi cán bộ thẩm định tín dụng cần đáp ứng đầy đủ ba mặt : chuyên môn trình độ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tế cần thiết.

Trình độ chuyên môn: Cán bộ thẩm định yêu cầu phải có trình độ đại học trở lên, có kiến thức cơ bản về nền kinh tế thị trường, kiến thức chuyên sâu về hoạt động Ngân hàng, về lĩnh vực tài chính. Cán bộ thẩm định phải là những người có khả năng tính toán, có đầu óc phân tích

nhanh nhạy, linh hoạt, thực tế đồng thời có khả năng tổng hợp dự liệu, đưa ra nhận xét, đánh giá các thông tin thu thập được một cách nhạy bén.

Kinh nghiệm thực tế: Cán bộ thẩm định không chỉ là những người giỏi về mặt lý thuyết mà còn cần phải có những trải nghiệm thực tế. Bởi vì, công tác thẩm định tài chính dự án rất đa dạng, không theo một khuôn mẫu nào, những lý thuyết được đưa ra chỉ là những đặc điểm rất cơ bản mà cán bộ thẩm định cần phải linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể.

Đạo đức nghề nghiệp: Cán bộ thẩm định phải có bản lĩnh vững vàng, có tư cách đạo đức nghề nghiệp tốt, phẩm chất trung thực, thật thà, có trách nhiệm với công việc, tâm huyết với ngành nghề.

Để có được một đội ngũ nhân viên thẩm định dự án đáp ứng đủ các yêu cầu trên, Chi nhánh Nam Thăng Long cần phải:

Thường xuyên tổ chức đào tạo và đào tạo lại, tập huấn ngắn hạn và dài hạn cho cán bộ thẩm định tín dụng, tạo điều kiện nâng cao trình độ kiến thức, năng lực và kinh nghiệm làm việc. Cán bộ thẩm định cần được thường xuyên cập nhật các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước địa phương, chiến lược phát triển ngành. Đồng thời tổ chức các kỳ sát hạch sau mỗi đợt tập huấn, đào tạo để đảm bảo chất lượng nhân viên chi nhánh ổn định và phát triển.

Tổ chức đội ngũ cán bộ thẩm định phải bố trí sao cho hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp các cán bộ có đủ trình độ, đảm đương những công việc phù hợp với năng lực, tránh lãng phí nguồn nhân lực. Đối với những cán bộ thẩm định trẻ, còn ít kinh nghiệm, nên bố trí đi đôi với những cán bộ có thâm niên cao trong nghề để có cơ hội học hỏi, nâng cao trình đô. Khi phân công công việc cho cán bộ, đồng thời phải gắn quyền hạn và trách nhiệm trực tiếp của cán bộ với kết quả, chất lượng thẩm định. Đặt ra những biện pháp thường xuyên kiểm tra kết quả thẩm định như định kỳ kiểm tra báo cáo thẩm định, kiểm tra kết quả các dự án đã vay vốn để đảm bảo tránh sai sót và ngăn ngừa những hành vi cố tình làm sai, tránh rủi ro đạo đức nghề nghiệp.

Về công tác tuyển dụng nhân sự đầu vào: Chi nhánh cần có đội ngũ cán bộ tuyển dụng chuyên môn, các cán bộ này sẽ giúp xác định rõ nhu cầu nhân sự của chi nhánh, của từng phòng

và đề ra những yêu cầu cụ thể đối với các ứng cử viên. Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ ngay từ khâu tuyển chọn nhân viên. Nhân viên mới vào làm công tác thẩm định dự án phải có trình độ đại học chính quy trở lên, phải có các tố chất nhanh nhẹn, nắm bắt tâm lý tốt, óc phân tích, tổng hợp cao. Công tác tuyển dụng phải công khai, chặt chẽ, đảm bảo công bằng để có thể chọn lựa được những ứng cử viên phù hợp nhất. Việc kiểm tra, sát hạch trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phải do những nhân viên tuyển dụng dày dặn kinh nghiệm, thâm niên công tác tiến hành. Đảm bảo chất lượng nhân viên đầu vào là điều kiện cần để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức mỗi cán bộ thẩm định. Chi nhánh cần nghiêm khắc kiểm điểm, xử phạt những cá nhân đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp đề làm gương cho các cán bộ khác. Đồng thời, cũng phải đưa ra những hình thức khen thưởng thích đáng với những cán bộ đạo đức nghề nghiệp cao, hoạt động hiệu quả, kết quả thẩm định tốt.

Đặt ra các chính sách khuyến khích về tinh thần và vật chất như bằng khen, tiền thưởng… đối với những cán bộ thẩm định hoàn thiện tốt công việc được giao. Đề cao chủ trương tự nâng cao trình độ của cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ được học tập nâng cao trình độ. Khuyến khích các cán bộ phát huy tinh thần tự đào tạo, tự nâng cao trình độ.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việt nam - chi nhánh nam thăng long (Trang 57 - 59)