Nâng cao nhận thức qua các phương tiện nghe nhìn và thông tin đại chúng
Các chƣơng trình nâng cao nhận thức cộng đồng tại làng Tống Xá thông qua các phƣơng tiện nghe nhìn và thông tin đại chúng bên cạnh những kênh truyền thông cấp trung ƣơng nhƣ các kênh truyền hình trung ƣơng, đài Tiếng nói Việt Nam… còn có hàng loạt những kênh truyền thông khác nhau ở cấp địa phƣơng nhƣ đài phát thanh và truyền hình tỉnh Nam Định, các hệ thống loa phóng thanh của xã Yên Xá ở tại các thôn Tây Tống Xá, Đông Tống Xá, Bắc 12 và Cổ Liêu. Các hình thức truyền thông đa chiều đóng một vai trò rất quan trọng bởi vì đây là một công cụ tối ƣu nhằm lôi kéo sự tham gia của công chúng.
Đây cũng là phƣơng tiện thông tin trực tiếp dễ dàng đến với ngƣời dân. Đối với cộng đồng dân cƣ, các bản tin trên đài phát thanh và loa truyền thanh là công cụ truyền thông tin rất hữu hiệu.
Kết quả điều tra, đánh giá các hoạt động truyền thông liên quan đến công tác bảo vệ môi trƣờng tại làng nghề Tống Xá cho thấy trong những năm vừa qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng cũng đã đƣợc UBND xã Yên Xá thực hiện trên đài
phát thanh của UBND xã, của từng thôn nhƣng tần xuất và nội dung chƣơng trình không nhiều và không phong phú vì thực chất các chƣơng trình truyền thanh hiện nay chủ yếu là phổ biến thông tin về các hoạt động hay các thông báo của UBND.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về các vấn đề môi trƣờng và sức khỏe thì UBND xã cần phải xây dựng một chƣơng trình phát thanh định kỳ hàng tuần, thậm chí hàng ngày và các khung giờ cố định, các nội dung chƣơng trình cũng cần phải biên soạn theo các chủ đề nhƣ: phổi biến thông tin pháp luật, các quy định về quản lý và bảo vệ môi trƣờng của các cơ quan nhà nƣớc và địa phƣơng; chƣơng trình hƣớng dẫn thực hiện thu gom và thải bỏ rác đúng nơi quy định, vệ sinh môi trƣờng, chăm sóc sức khỏe…
Nâng cao nhận thức qua các buổi họp, buổi nói chuyện, lớp tập huấn
Mặc dù thực tế hiện nay UBND cấp xã nói chung và tại địa bàn nghiên cứu nói riêng thì đều không có hoặc không đủ nguồn kinh phí để thƣờng xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho các đối tƣợng về công tác bảo vệ môi trƣờng và chăm sóc sức khỏe, các khóa tập huấn chủ yếu là do các cấp huyện, cấp tỉnh hay các tổ chức bên ngoài hỗ trợ. Tuy nhiên, hàng năm thì UBND xã cũng cần bố trí hoặc xin hỗ trợ kinh phí của các tổ chức bên ngoài để định kỳ tổ chức các lớp tập huấn, các buổi họp có mời các chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh vực môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng về giảng dạy. Trƣớc tiên thì cần đào tạo, tập huấn cho nhóm các đối tƣợng chuyên trách về môi trƣờng, chăm sóc sức khỏe, các đối tƣợng là trƣởng thôn, chủ tịch Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên…sau đó các đối tƣợng này sẽ tuyên truyền, phổ biến lại cho cộng đồng.
Đối với nhóm đối tƣợng và chủ doanh nghiệp và ngƣời lao động thì chủ các doanh nghiệp hàng năm cần phải bố trí kinh phí thông qua tổ Hiệp hội doanh nghiệp để tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về môi trƣờng và sức khỏe.