đồng
Trong những năm vừa qua, làng nghề Tống Xá đã nhận đƣợc sự quan tâm của các cơ quan từ trung ƣơng đến địa phƣơng, các tổ chức quốc tế hỗ trợ triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng thông qua nhiều hoạt động thiết thực. Trong đó, các hoạt động thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng là một trong những hoạt động đƣợc triển khai phổ biến nhất. Một số hoạt động chính nhƣ:
- Năm 2007, Cục Bảo vệ môi trƣờng, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng hỗ trợ tổ chức hội thảo “Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng cho cộng đồng tại làng nghề Tống Xá”. Nội dung của hội thảo chủ yếu tập trung đánh giá tác động của hoạt động sản xuất làng nghề cơ khí đến môi trƣờng và hiện trạng môi trƣờng, sức khỏe cộng đồng tại làng nghề, đƣa ra các giải pháp nâng cao chất lƣợng và đảm bảo an toàn đối với môi trƣờng khí, nƣớc, quản lý chất thải rắn và áp dụng một số giải pháp cải thiện điều kiện sức khỏe cho công nhân làm việc trong cụm công nghiệp.
- Cũng trong năm 2007, Cục Bảo vệ môi trƣờng tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn về nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho nhiều đối tƣợng bao gồm các chủ doanh nghiệp trong cụm công nghiệp, hộ sản xuất, hộ gia đình, ngƣời lao động, cán bộ UBND, cán bộ trung tâm y tế, cán bộ các đoàn thể địa phƣơng xã Yên Xá. Nội dung tập huấn bao gồm việc đánh giá hiện trạng môi trƣờng và tình hình sức khỏe cộng đồng tại Tống Xá và các giải pháp cải thiện điều kiện làm việc cũng nhƣ môi trƣờng tại làng nghề.
- UBND xã đã xây dựng và phát thanh định kỳ các chƣơng trình truyền thanh về ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng tại làng nghề đúc cơ khí đến sức khỏe cộng đồng, các giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, cải thiện môi trƣờng và chăm sóc sức khỏe.
- Sở Khoa học và Công nghệ định kỳ tổ chức các chƣơng trình hội thảo về Công nghệ đúc với mục đích chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu mô hình công nghệ mới, hiện đại, tiên tiến, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.
- Năm 2008, Cuốn sách “Tống Xá – làng nghề đúc truyền thống – Cội nguồn xƣa và nay” đƣợc xuất bản, nội dung tập trung về lịch sử cội nguồn, lịch sử phát triển xã hội và truyền thống của Tống Xá. Trong sách cũng so sánh công nghệ đúc qua các thời kỳ.
- Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng thƣờng xuyên cử cán bộ đi tập huấn, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức nghề nghiệp; quan tâm đầu tƣ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào nghề truyền thống để nâng cao uy tín với đối tác và chất lƣợng sản phẩm. Đặc biệt, nghề đúc truyền thống đã đƣợc Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng đăng ký thƣơng hiệu vào tháng 6/2010.
Các hoạt động thông tin, tuyên truyền đã chỉ rõ tầm quan trọng của cộng đồng dân cƣ. Vai trò của cộng đồng là đặc biệt quan trọng trong việc đƣa ra các giải pháp khả thi, là nhân tố chính xác định mục tiêu nghiên cứu. Sức khỏe cộng đồng dân cƣ và môi trƣờng lao động, sinh hoạt bền vững là mục tiêu quan trọng ; sự tham gia của cộng đồng trong các bên liên quan là nhân tố để bảo vệ sức khỏe và sự bền vững của môi trƣờng. Các cuộc hội thảo đều có sự tham gia của các chuyên gia từ các ngành nghề khác nhau: về y học lao động, về môi trƣờng; từ chính quyền địa phƣơng, các ban,ngành, tổ chức phi chính phủ và đặc biệt có sự tham gia của ngƣời dân.