Giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện sức khỏe môi trường tại làng nghề cơ khí tống xá, huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 70 - 76)

luật về bảo vệ môi trường

Hầu hết các doanh nghiệp tại làng nghề Tống Xá đều chƣa có ý thức chấp hành tốt các quy định pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. Nguyên nhân khách quan là hiện nay các doanh nghiệp đều chƣa đƣợc tiếp cận các nguồn thông tin hoặc chƣa đƣợc phổ biến thông tin về các quy định pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, chỉ khi có đoàn thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng hoặc lực lƣợng cảnh sát môi trƣờng đến kiểm tra thì doanh nghiệp mới đƣợc phổ biến thông tin

Ngoài ra, một trong những khó khăn khi thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trƣờng đó là thiếu vốn. Các doanh nghiệp ở đây 100% là doanh nghiệp

tƣ nhân, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu là phát triển từ hoạt động kinh doanh cá thể, hộ gia đình nên sẽ không có đủ kinh phí để đầu tƣ xây dựng các hệ thống xử lý môi trƣờng.

Vì vậy, trƣớc mắt các cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng (Phòng TNMT, Sở TNMT) cần thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến thông tin về các quy định pháp luật cho các doanh nghiệp thông qua các hình thức: tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo hoặc các chƣơng trình truyền thông.

Ngoài ra, UBND Yên Xá và chủ các doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật vê bào vệ môi trƣờng, cụ thẻ nhƣ:

Đối với UBND xã Yên Xá:

+ Tiến hành xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án BVMT của CCN và thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong quyết định phê duyệt đề án BVMT. Trong đó, hoàn thành và vận hành thƣờng xuyên hệ thống xử lý chất thải tập trung, thực hiện quan trắc, giám sát môi trƣờng định kỳ (1-2 lần/năm).

+ Phân công cán bộ chuyên trách về môi trƣờng theo quy định tại Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ Quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trƣờng tại cơ quan nhà nƣớc và doanh nghiệp nhà nƣớc.

+ Thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc, yêu cầu các cơ sở thực hiện, chấp hành các quy định pháp luật về BVMT.

Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất trong CCN

+ 24/48 doanh nghiệp chƣa lập đề án BVMT còn lại phải thực hiện xây dựng và trình UBND cấp huyện phê duyệt theo quy định tại thông tƣ 04/2008/TT- BTNMT ngày 18/9/2008 của Bộ TNMT hƣớng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trƣờng và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trƣờng.

+ 48/48 cơ sở cần tiến hành đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định tại Thông tƣ số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Hƣớng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại và phải thực hiện việc phân loại, thu gom, lƣu giữ theo đúng quy định.

+ 23/48 cơ sở chƣa kê khai nộp phí BVMT đối với nƣớc thải công nghiệp cần phải thực hiện kê khai đầy đủ.

+ 48/48 cơ sở phải lập đề án xả thải vào nguồn nƣớc tiếp nhận .

Chính quyền cũng nhƣ cộng đồng dân cƣ tại xã Yên Xá đã có nhiều cố gắng thực hiện nhiều hoạt động nhằm phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, cải thiện vệ sinh môi trƣờng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng và những ảnh hƣởng tiêu cực đến sức khỏe nhƣ đã phân tích trong Chƣơng 3, chính quyền tỉnh Nam Định nói chung, chính quyền địa phƣơng tại xã Yên Xá nói riêng cần thực hiện một số hoạt động chính nhƣ sau:

- Hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội – con ngƣời đồng bộ với việc bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững;

- Không ngừng tăng cƣờng công tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán

bộ cũng nhƣ cộng đồng bằng nhiều kênh thông tin khác nhau về bảo vệ môi trƣờng và chăm sóc sức khỏe;

- Áp dụng các giải pháp công nghệ và kỹ thuật vào sản xuất để giảm thiểu ô nhiễm, ƣu tiên các giải pháp sản xuất sạch hơn và kiểm soát ô nhiễm không khí.

- Huy động mọi nguồn lực có sẵn tại địa phƣơng tăng cƣờng công tác vệ

sinh môi trƣờng, thu gom và xử lý chất thải, cung cấp đầy đủ và sử dụng nƣớc sạch sinh hoạt;

- Xây dựng chiến lƣợc/kế hoạch quản lý chất thải và đƣa vào thực hiện tại địa phƣơng. Chiến lƣợc này phải phù hợp với chiến lƣợc chung của quốc gia cũng nhƣ của tỉnh Nam Định. Sở TN&MT Nam Định cần xây dựng kế hoạch quan trắc môi trƣờng định kỳ cho các làng nghề trên địa bàn tỉnh, trƣớc hết là các làng nghề đã đƣợc đánh giá là điểm nóng về mặt môi trƣờng hoặc SKMT. Sở Y tế Nam Định cần xem xét lại hệ thống thống kê và báo cáo và có cơ chế và chế tài đối với các doanh nghiệp trong việc khám sức khỏe cho NLĐ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động sản xuất làng nghề Tống Xá đã gây ô nhiễm môi trƣờng và tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng tại địa phƣơng. Sau đây là các kết luận cụ thể :

1. Làng nghề Tống Xá có tỷ lệ gia tăng dân số khá cao so với tỷ lệ chung của quốc gia. Diện tích đất nông nghiệp, nƣớc mặt, cây xanh ngày càng có xu hƣớng giảm. Thu nhập của dân cƣ sản xuất nông nghiệp thấp hơn nhiều so với sản xuất công nghiệp. Nhu cầu cải thiện đời sống, hòa nhập với nền kinh tế của các khu vực khác là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của hoạt động sản xuất công nghiệp làng nghề tại Tống Xá. Việc phát triển sản xuất tại làng nghề Tống Xá để đáp ứng kịp với các yếu tố mang tính động lực ở trên đã gây những áp lực lớn đối với sản xuất cũng nhƣ môi trƣờng.

2. So với các làng nghề thuần nông khác tại Việt Nam thì làng Tống Xá có cơ sở hạ tầng khá phát triển, công nghệ sản xuất đƣợc sử dụng nhìn chung là hiện đại so với mặt bằng chung của các làng nghề sản xuất cơ khí tại Việt Nam. Quy mô làng nghề đặt ra nhiều mối nguy hại cho môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng. Sản phẩm khá đa dạng nhƣng phụ thuộc vào thị trƣờng tiêu thụ. Thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc, không ổn định. Điều kiện và môi trƣờng lao động chƣa thực sự đƣợc quan tâm, ngƣời lao động thƣờng xuyên phải tiếp xúc với bụi, nhiệt, hoá chất; nguy cơ tai nạn lao động cao và thiếu phƣơng tiện bảo vệ cá nhân. Nhận thức của nhiều chủ hộ sản xuất và ngƣời lao động còn thấp. Môi trƣờng sống nhìn chung đã từng bƣớc đƣợc cải thiện tuy nhiên vẫn đang có nguy cơ bị ô nhiễm do chất thải sản xuất không đƣợc xử lý mà thải trực tiếp vào môi trƣờng xung quanh, gây ô nhiễm không khí, nƣớc và đất. Tất cả những yếu tố trên đang cùng tạo ra những áp lực tác động đến môi trƣờng và con ngƣời. Sức khoẻ ngƣời lao động và dân cƣ đang bị đe doạ do ô nhiễm môi trƣờng.

3. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, các bệnh có tỷ lệ mắc cao tại cộng đồng dân cƣ làng nghề Tống Xá là nhóm bệnh đƣờng tiêu hóa, nhóm bệnh tâm thần- thần kinh, bệnh tim mạch- huyết áp, bệnh cơ - xƣơng khớp và bệnh phế quản -phổi.

KIẾN NGHỊ

1. UBND tỉnh Nam Định cần thực hiện một số giải pháp nhằm cải thiện chất

lƣợng môi trƣờng và tình hình sức khỏe cộng đồng trên địa bàn toàn tỉnh nói chung và tại làng nghề Tống Xá nói riêng, cụ thể nhƣ: Hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã hội - con ngƣời đồng bộ với việc quy hoạch bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững; Không ngừng tăng cƣờng công tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ cũng nhƣ cộng đồng bằng nhiều kênh thông tin khác nhau về BVMT và chăm sóc sức khỏe; Huy động mọi nguồn lực tại địa phƣơng tăng cƣờng công tác vệ sinh môi trƣờng, thu gom và xử lý chất thải, cung cấp đầy đủ và sử dụng nƣớc sạch sinh hoạt.

2. UBND xã Yên Xá phối hợp với phòng TNMT huyện Ý Yên và các cơ quan

có liên quan cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch quản lý chất thải và triển khai áp dụng tại làng nghề Tống Xá. Kế hoạch này này phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trƣờng chung của toàn huyện Ý Yên và tỉnh Nam Định.

3. Sở TNMT tỉnh Nam Định cần xây dựng chƣơng trình quan trắc môi trƣờng

cho làng nghề Tống Xá và định kỳ triển khai thực hiện các hoạt động quan trắc và giám sát môi trƣờng.

4. Sở Y tế Nam Định cần xem xét lại hệ thống thống kê và báo cáo và có cơ chế và chế tài đối với các doanh nghiệp trong việc khám sức khỏe cho ngƣời lao động.

5. Chủ các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp và các hộ tham gia sản xuất tại làng nghề Tống Xá cần đẩy mạnh áp dụng các các giải pháp công nghệ và kỹ thuật vào sản xuất để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, ƣu tiên các giải pháp SXSH và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng do nƣớc thải, chất thải rắn và khí thải.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2011), Báo cáo môi trường quốc gia năm

2010: Tổng quan môi trường Việt Nam, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2008), Báo cáo môi trường quốc gia 2008 -

Môi trường làng nghề Việt Nam, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2007); Báo cáo quốc gia về sức khỏe môi

trường năm 2006, Hà Nội.

4. Bộ Y tế, Trƣờng quản lý cán bộ y tế (1999), Sức khỏe môi trường, Tài liệu

giảng dạy sau đại học. NXB Y học.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Cục Bảo vệ môi trƣờng (2007), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “Điều tra, thống kê, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe cộng đồng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu và

khuyến cáo tới cộng đồng” , Hà Nội.

6. Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh (2005), Làng nghề Việt

Nam và môi trường, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

7. Đinh Hạnh Thƣng và Đặng Quốc Nam (2000), Môi trường nông thôn và một

số giải pháp định hướng, tài liệu hội thảo khoa học “Môi trường đô thị, công

nghiệp và nông thôn” , Hà Nội.

8. Lê Thị Lài, Lại Thúy Hiền & CS (2003), Báo cáo tổng kết: Xây dựng mô hình xử lý nước thải sản xuất ma, nhôm và gia công cán thép bằng phương

pháp sinh học đạt tiêu chuẩn Việt Nam, Hà nội.

9. Lê Vân Trình và CS (2000), Môi trường, điều kiện làm việc và sức khoẻ NLĐ tại các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, tài liệu Hội thảo khoa học “Công tác an toàn-vệ sinh lao động trong khu vực sản xuất phi kết

cấu và các làng nghề ở Việt Nam – Kinh nghiệm của Nhật Bản” , Hà nội.

10.Nguyễn Thị Liên Hƣơng (2006), Nghiên cứu nguy cơ cơ sức khỏe ở làng nghề tại một số tỉnh phía bắc & giải pháp can thiệp, Luận văn tiến sĩ y học. Hà Nội

11.Vũ Mạnh Hùng (2004), Nghiên cứu một số giải pháp cải thiện môi trường và điều kiện làm việc ở một số làng nghề nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động, Hà Nội

12.UBND Xã Yên Xá (2010), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội. Nam Định.

13.UBND Xã Yên Xá (2007), Báo cáo về tình hình phát triển cụm công nghiệp

làng nghề Yên Xá-Ý Yên-Nam Định, Nam Định

14.UBND Xã Yên Xá (2006), Báo cáo về việc thực hiện vệ sinh môi trường và

biện pháp bảo vệ mổi trường trong thời gian tới, Nam Định.

15.UBND Xã Yên Xá (2007), Lịch sử nghề đúc của làng nghề Tống Xá, Nam

Định

Tiếng Anh

16.United Nations Human Settlements Programme (2002), Health effects of outdoor air pollution in developing countries of Asia; a literature review. 8(2)5.

17.Health Canada (2004), Canadian handbook on health impact assessment, volume 1-4.

18.Noel de Nevers (1995), Air Pollution Control Engineering- McGraw-Hill International Edition

19.M Mc Carthy, J P Biddulph (2007), A health impact assessment model for

environmental changea attributable to devolopment project.

20.World health organization (2003), Environmental burden of disease, No 1- 13.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện sức khỏe môi trường tại làng nghề cơ khí tống xá, huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)