Giải pháp về quản lý chất thải tại làng nghề Tống Xá

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện sức khỏe môi trường tại làng nghề cơ khí tống xá, huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 68 - 76)

Giải pháp quản lý nước thải tại làng nghề Tống Xá

Nhƣ đã trình bày trong Chƣơng III, mặc dù lƣợng nƣớc thải sản xuất không lớn, hầu nhƣ đƣợc tái sử dụng. Nƣớc thải công nghiệp chủ yếu là nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc mƣa chảy tràn từ bên trong cụm công nghiệp. Tuy nhiên, thực tế quan trắc chất lƣợng nƣớc cho thấy nƣớc thải từ cụm công nghiệp vẫn có biểu hiện bị ô nhiễm với một số chỉ tiêu: BOD, COD, N, P, kim loại nặng…Mặc dù hệ thống xử lý nƣớc thải của cụm công nghiệp số II đã đƣợc xây dựng và đi vào hoạt động nhƣng không đƣợc vận hành do không có kinh phí. Vì vậy, về trƣớc mắt thì Ban quản lý Khu công nghiệp cần phải tính toán và bố trí kinh phí vận hành trạm xử lý, nguồn kinh phí có thể lấy từ các nguồn sau:

+ Thu trực tiếp từ các doanh nghiệp xả thải vào hệ thống xử lý + Thu từ các doanh nghiệp khai thác nguồn nƣớc sau khi xử lý

Ngoài ra, hiện nay cụm công nghiệp I vẫn chƣa có hệ thống xử lý, vì vậy nƣớc thải của các cơ sở xả thải trực tiếp ra mƣơng tiếp nhận. Giải pháp đối với nguồn nƣớc thải này trƣớc mắt là có thể đấu nối sang hệ thống xử lý của cụm công nghiệp số II. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp trƣớc mắt vì công suất xử lý trạm nƣớc thải hiện nay chỉ là 35m3//ngày đêm. Về lâu dài thì Ban quản lý Cụm công nghiệp cần nghiên cứu, huy động sự hỗ trợ từ các nguồn khác nhau để nâng cấp trạm xử lý đáp ứng công xuất hoặc xây dựng một trạm xử lý nƣớc thải riêng cho cụm công nghiệp I.

Giải pháp quản lý chất thải rắn tại làng nghề Tống Xá

Trƣớc một thực tế là lƣợng chất thải rắn (CTR) phát sinh tại Tống Xá càng ngày càng gia tăng, việc quản lý chất thải rắn đã đƣợc chính quyền, ngƣời dân và các doanh nghiệp quan tâm thể hiện một số hoạt động nhƣ: bố trí mặt bằng khu bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt và công nghiệp; thành lập tổ thu gom rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp, tổ chức thu gom định kỳ, các hộ dân và doanh nghiệp đóng phí thu gom khá đầy đủ điều này đã mang lại kết quả khích lệ nhƣ: tỷ lệ thu gom khá rác thải sinh hoạt và công nghiệp khá cao, đạt trên 90%. Tuy nhiên, cũng nhƣ nhiều địa phƣơng khác thì vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp vẫn là một vấn đề còn bất cập hiện nay. Việc bố trí mặt bằng khu xử lý gần khu dân cƣ, diện

tích nhỏ và hình thức xử lý chỉ là chôn lấp lộ thiên đã dẫn đến chỉ sau vài năm hoạt động thì các bãi rác đã đầy và phải đóng cửa. Vì vậy, giải pháp cho vấn đề này là cần phải quy hoạch xây dựng một khu xử lý riêng biệt của xã hoặc quy hoạch khu xử lý tập trung theo quy hoạch của cấp huyện hoặc cấp tỉnh.

Giải pháp trƣớc mắt cho vấn đề quản lý chất thải rắn tại làng nghề hiện nay là UBND xã Yên Xá nên phối hợp với Hiệp hội đúc Ý Yên và các đoàn thể, tổ chức xã hội tại địa phƣơng xây dựng một chiến lƣợc/kế hoạch quản lý CTR cho Yên Xá, trong đó có 2 cụm công nghiệp.

Chiến lƣợc quản lý CTR phải bao gồm 3 nội dung chính sau:  Giảm thiểu tại nguồn:

 Tái chế

 Tái sử dụng

3.2.2.5. Giải pháp cải thiện điều kiện nước sạch và vệ sinh môi trường tại làng nghề Tống Xá

Giải pháp nâng cao tỷ lệ người dân được sử dụng nguồn nước sạch

Theo số liệu điều tra của đề tài thì hiện nay mới có khoảng trên 90% ngƣời dân tại làng nghề đƣợc sử dụng nguồn nƣớc sạch, trong đó trên 80% đƣợc tiếp cận nguồn nƣớc máy. Một số hộ dân hiện vẫn đang sử dụng các nguồn nƣớc: nƣớc mƣa, nƣớc giếng khoan, nƣớc mặt phục vụ cho sinh hoạt gia đình, các nguồn nƣớc này không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra hệ thống cấp nƣớc sạch mặc dù đã đƣợc xây dựng, tuy nhiên hệ thống đƣờng ống cấp nƣớc mới chỉ cấp nƣớc cho những khu vực trung tâm, trục đƣờng chính còn một số khu vực nằm cách xa trục đƣờng lớn thì vẫn chƣa đƣợc sử dụng nguồn nƣớc máy. Các hộ này nếu muốn sử dụng nƣớc máy thì phải tự bỏ tiền ra để lắp đặt hệ thống ống cấp nƣớc. Vì vậy, để tăng tỷ lệ ngƣời dân đƣợc tiếp cận nguồn nƣớc sạch đạt 100% theo chƣơng trình mục tiêu quốc gia thì cần có sự hỗ trợ của các bên liên quan theo các giải pháp sau:

+ Công ty cấp nƣớc sạch hỗ trợ lắp đặt hoàn thiện cấp nƣớc đến 100% hộ gia đình theo hình thức góp vốn, trả sau,

+ Các chƣơng trình hỗ trợ phát triển nông thôn cần hỗ trợ cho vay vốn ƣu đãi để ngƣời dân có kinh phí lắp đặt hệ thống cấp nƣớc.

Giải pháp nâng cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường

Điều kiện vệ sinh môi trƣờng tại làng nghề Tống Xá là một trong những vấn đề thách thức nhất hiện nay, đặc biệt là điều kiện vệ sinh môi trƣờng của công nhân lao động tại các cơ sở sản xuất. Hầu hết tại các cơ sở sản xuất thì khu vực sản xuất cũng là khu vực sinh hoạt, ăn uống nghỉ ngơi của công nhân lao động. Ngƣời lao động thƣờng có thói quen là sinh hoạt ngay tại nơi sản xuất, nơi mà phát sinh nhiều chất ô nhiễm môi trƣờng từ các hoạt động sản xuất: khí thải, bụi, hóa chất độc hại. Các chất ô nhiễm sẽ dễ dàng nhiễm vào thức ăn, nƣớc uống…Để giải quyết vấn đề này, các xƣởng sản xuất cần phải bố trí khu vực sinh hoạt riêng biệt, cách xa khu vực sản xuất. Tuy nhiên, do điều kiện chật hẹp tại các xƣởng sản xuất nên giải pháp hiệu quả nhất hiện nay là bố trí một nhà, khu vực sinh hoạt khép kín, độc lập.

Bên cạnh đó, điều kiện vệ sinh môi trƣờng khu vực dân cƣ cũng cần phải đƣợc cải thiện. Trong đó đặc biệt là các khu vực ao, hồ và con mƣơng chạy dọc qua làng nghề là nơi tiếp nhận nƣớc thải và một số tuyến đƣợc là nơi tập kết của rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp. Mặc dù công tác công tác nạo vét lòng hồ, ao, kênh rạch hoặc thu gom rác thải cũng đã đƣợc triển định kỳ khai nhƣng do việc xử lý nƣớc thải chƣa triệt để nên nguồn nƣớc mặt thƣờng xuyên bị nhiễm bẩn, chất thải rắn thì đổ tràn lan trên trục đƣờng ngay trƣớc cửa các cơ sở sản xuất. Vì vậy, công tác vệ sinh môi trƣờng cần đƣợc thực hiện thƣờng xuyên hơn nữa, công tác thu gom rác thải cần phải đƣợc thực hiện với tần xuất nhiều hơn và quy định các cơ sở sản xuất phải đổ rác đúng nơi quy định.

3.2.2.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường luật về bảo vệ môi trường

Hầu hết các doanh nghiệp tại làng nghề Tống Xá đều chƣa có ý thức chấp hành tốt các quy định pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. Nguyên nhân khách quan là hiện nay các doanh nghiệp đều chƣa đƣợc tiếp cận các nguồn thông tin hoặc chƣa đƣợc phổ biến thông tin về các quy định pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, chỉ khi có đoàn thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng hoặc lực lƣợng cảnh sát môi trƣờng đến kiểm tra thì doanh nghiệp mới đƣợc phổ biến thông tin

Ngoài ra, một trong những khó khăn khi thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trƣờng đó là thiếu vốn. Các doanh nghiệp ở đây 100% là doanh nghiệp

tƣ nhân, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu là phát triển từ hoạt động kinh doanh cá thể, hộ gia đình nên sẽ không có đủ kinh phí để đầu tƣ xây dựng các hệ thống xử lý môi trƣờng.

Vì vậy, trƣớc mắt các cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng (Phòng TNMT, Sở TNMT) cần thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến thông tin về các quy định pháp luật cho các doanh nghiệp thông qua các hình thức: tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo hoặc các chƣơng trình truyền thông.

Ngoài ra, UBND Yên Xá và chủ các doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật vê bào vệ môi trƣờng, cụ thẻ nhƣ:

Đối với UBND xã Yên Xá:

+ Tiến hành xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án BVMT của CCN và thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong quyết định phê duyệt đề án BVMT. Trong đó, hoàn thành và vận hành thƣờng xuyên hệ thống xử lý chất thải tập trung, thực hiện quan trắc, giám sát môi trƣờng định kỳ (1-2 lần/năm).

+ Phân công cán bộ chuyên trách về môi trƣờng theo quy định tại Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ Quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trƣờng tại cơ quan nhà nƣớc và doanh nghiệp nhà nƣớc.

+ Thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc, yêu cầu các cơ sở thực hiện, chấp hành các quy định pháp luật về BVMT.

Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất trong CCN

+ 24/48 doanh nghiệp chƣa lập đề án BVMT còn lại phải thực hiện xây dựng và trình UBND cấp huyện phê duyệt theo quy định tại thông tƣ 04/2008/TT- BTNMT ngày 18/9/2008 của Bộ TNMT hƣớng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trƣờng và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trƣờng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ 48/48 cơ sở cần tiến hành đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định tại Thông tƣ số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Hƣớng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại và phải thực hiện việc phân loại, thu gom, lƣu giữ theo đúng quy định.

+ 23/48 cơ sở chƣa kê khai nộp phí BVMT đối với nƣớc thải công nghiệp cần phải thực hiện kê khai đầy đủ.

+ 48/48 cơ sở phải lập đề án xả thải vào nguồn nƣớc tiếp nhận .

Chính quyền cũng nhƣ cộng đồng dân cƣ tại xã Yên Xá đã có nhiều cố gắng thực hiện nhiều hoạt động nhằm phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, cải thiện vệ sinh môi trƣờng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng và những ảnh hƣởng tiêu cực đến sức khỏe nhƣ đã phân tích trong Chƣơng 3, chính quyền tỉnh Nam Định nói chung, chính quyền địa phƣơng tại xã Yên Xá nói riêng cần thực hiện một số hoạt động chính nhƣ sau:

- Hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội – con ngƣời đồng bộ với việc bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững;

- Không ngừng tăng cƣờng công tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán

bộ cũng nhƣ cộng đồng bằng nhiều kênh thông tin khác nhau về bảo vệ môi trƣờng và chăm sóc sức khỏe;

- Áp dụng các giải pháp công nghệ và kỹ thuật vào sản xuất để giảm thiểu ô nhiễm, ƣu tiên các giải pháp sản xuất sạch hơn và kiểm soát ô nhiễm không khí.

- Huy động mọi nguồn lực có sẵn tại địa phƣơng tăng cƣờng công tác vệ

sinh môi trƣờng, thu gom và xử lý chất thải, cung cấp đầy đủ và sử dụng nƣớc sạch sinh hoạt;

- Xây dựng chiến lƣợc/kế hoạch quản lý chất thải và đƣa vào thực hiện tại địa phƣơng. Chiến lƣợc này phải phù hợp với chiến lƣợc chung của quốc gia cũng nhƣ của tỉnh Nam Định. Sở TN&MT Nam Định cần xây dựng kế hoạch quan trắc môi trƣờng định kỳ cho các làng nghề trên địa bàn tỉnh, trƣớc hết là các làng nghề đã đƣợc đánh giá là điểm nóng về mặt môi trƣờng hoặc SKMT. Sở Y tế Nam Định cần xem xét lại hệ thống thống kê và báo cáo và có cơ chế và chế tài đối với các doanh nghiệp trong việc khám sức khỏe cho NLĐ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động sản xuất làng nghề Tống Xá đã gây ô nhiễm môi trƣờng và tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng tại địa phƣơng. Sau đây là các kết luận cụ thể :

1. Làng nghề Tống Xá có tỷ lệ gia tăng dân số khá cao so với tỷ lệ chung của quốc gia. Diện tích đất nông nghiệp, nƣớc mặt, cây xanh ngày càng có xu hƣớng giảm. Thu nhập của dân cƣ sản xuất nông nghiệp thấp hơn nhiều so với sản xuất công nghiệp. Nhu cầu cải thiện đời sống, hòa nhập với nền kinh tế của các khu vực khác là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của hoạt động sản xuất công nghiệp làng nghề tại Tống Xá. Việc phát triển sản xuất tại làng nghề Tống Xá để đáp ứng kịp với các yếu tố mang tính động lực ở trên đã gây những áp lực lớn đối với sản xuất cũng nhƣ môi trƣờng.

2. So với các làng nghề thuần nông khác tại Việt Nam thì làng Tống Xá có cơ sở hạ tầng khá phát triển, công nghệ sản xuất đƣợc sử dụng nhìn chung là hiện đại so với mặt bằng chung của các làng nghề sản xuất cơ khí tại Việt Nam. Quy mô làng nghề đặt ra nhiều mối nguy hại cho môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng. Sản phẩm khá đa dạng nhƣng phụ thuộc vào thị trƣờng tiêu thụ. Thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc, không ổn định. Điều kiện và môi trƣờng lao động chƣa thực sự đƣợc quan tâm, ngƣời lao động thƣờng xuyên phải tiếp xúc với bụi, nhiệt, hoá chất; nguy cơ tai nạn lao động cao và thiếu phƣơng tiện bảo vệ cá nhân. Nhận thức của nhiều chủ hộ sản xuất và ngƣời lao động còn thấp. Môi trƣờng sống nhìn chung đã từng bƣớc đƣợc cải thiện tuy nhiên vẫn đang có nguy cơ bị ô nhiễm do chất thải sản xuất không đƣợc xử lý mà thải trực tiếp vào môi trƣờng xung quanh, gây ô nhiễm không khí, nƣớc và đất. Tất cả những yếu tố trên đang cùng tạo ra những áp lực tác động đến môi trƣờng và con ngƣời. Sức khoẻ ngƣời lao động và dân cƣ đang bị đe doạ do ô nhiễm môi trƣờng.

3. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, các bệnh có tỷ lệ mắc cao tại cộng đồng dân cƣ làng nghề Tống Xá là nhóm bệnh đƣờng tiêu hóa, nhóm bệnh tâm thần- thần kinh, bệnh tim mạch- huyết áp, bệnh cơ - xƣơng khớp và bệnh phế quản -phổi.

KIẾN NGHỊ

1. UBND tỉnh Nam Định cần thực hiện một số giải pháp nhằm cải thiện chất

lƣợng môi trƣờng và tình hình sức khỏe cộng đồng trên địa bàn toàn tỉnh nói chung và tại làng nghề Tống Xá nói riêng, cụ thể nhƣ: Hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã hội - con ngƣời đồng bộ với việc quy hoạch bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững; Không ngừng tăng cƣờng công tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ cũng nhƣ cộng đồng bằng nhiều kênh thông tin khác nhau về BVMT và chăm sóc sức khỏe; Huy động mọi nguồn lực tại địa phƣơng tăng cƣờng công tác vệ sinh môi trƣờng, thu gom và xử lý chất thải, cung cấp đầy đủ và sử dụng nƣớc sạch sinh hoạt.

2. UBND xã Yên Xá phối hợp với phòng TNMT huyện Ý Yên và các cơ quan

có liên quan cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch quản lý chất thải và triển khai áp dụng tại làng nghề Tống Xá. Kế hoạch này này phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trƣờng chung của toàn huyện Ý Yên và tỉnh Nam Định.

3. Sở TNMT tỉnh Nam Định cần xây dựng chƣơng trình quan trắc môi trƣờng

cho làng nghề Tống Xá và định kỳ triển khai thực hiện các hoạt động quan trắc và giám sát môi trƣờng.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện sức khỏe môi trường tại làng nghề cơ khí tống xá, huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 68 - 76)