Thời gian mổ

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi lấy sỏi đường mật chính (Trang 87 - 90)

Thời gian mổ trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi: 147,05 ±

45,60 phút, ngắn nhất là 70 phút và dài nhất là 260 phút.

Theo Nguyễn Hoàng Bắc [3]; thời gian mổ trung bình là 145 phút (30-270 phút). Nguyễn Khắc Đức [13]; thời gian mổ trung bình là 150 phút (120 - 350 phút).

Theo Gigot [52] thời gian can thiệp sẽ giảm với những phẫu thuật viên có kinh nghiệm.

Nghiên cứu của Tai C.K [68], thời gian mổ trung bình là 149 ± 49,3 phút. Nguyên nhân chính làm cho thời gian mổ kéo dài là do dính, do khó xác định giải phẫu, do bản chất của sỏi.

Bảng 4.26. Bảng tính thời gian các thì mổ của Lê Lộc [37]

Thứ tự Các thì phẫu thuật Thời gian (phút)

1 Đặt troca 5

2 Thăm dò và bộc lộ OMC 15

3 Mở OMC 10

4 Lấy sỏi 40

5 Súc rửa 20

6 Đặt Kehr và khâu OMC 30

7 Đặt dẫn l−u 5

8 Cắt túi mật nếu có 15

9 Đóng các lỗ troca 5

Nh− vậy thời gian mổ của chúng tôi so với các tác giả khác là t−ơng đ−ơng. Thời gian mổ kéo dài là do:

- Dính cần phải gỡ dính

- Thời gian lấy sỏi: với những sỏi nằm ở OMC đoạn trên tá tràng, đoạn sau tá tràng thì dễ lấy hơn, nhiều khi chỉ cần mở OMC là sỏi trào ra ngoài. Tr−ờng hợp sỏi nằm ở trên cao nh− ống gan phải, ống gan trái hay ống gan chung hoặc sỏi nằm ở phần thấp OMC đặc biệt sỏi kẹt Oddi, việc lấy sỏi sẽ rất lâu vì không nâng đ−ợc tá tràng lên để lấy sỏi.

Đây là một nh−ợc điểm của PTNS vì không dùng tay thao tác trực tiếp, làm cho thời gian mổ kéo dài hơn và có thể không lấy đ−ợc hết sỏi. Khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi gặp phải một tr−ờng hợp sỏi kẹt Oddi và chúng tôi đã thất bại trong việc lấy sỏi qua nội soi phải chuyển mổ mở.

- Với sỏi có kích th−ớc lớn hơn 10mm thì lấy lâu hơn vì khi lấy sỏi vỡ ra phải lấy nhiều lần và phải bơm rửa nhiều lần mới sạch sỏi.

- Sự hạn chế các thao tác trong không gian quay của dụng cụ mổ nội soi qua troca chỉ di chuyển theo một chiều cũng làm cho thời gian lấy sỏi lâu hơn.

- Thời gian đặt Kehr và khâu OMC, chúng tôi cho cả chiếc Kehr vào trong ổ bụng sau khi đã buộc đầu dài lại thấy khâu nhanh hơn tr−ờng hợp để đầu dài ở ngoài thành bụng ngay từ lúc đặt Kehr do không bị v−ớng Kehr. Để Kehr trong ổ bụng cho tới khi hoàn thành phẫu thuật cắt túi mật, nh− vậy sẽ không bị chiếm mất một lỗ troca, dùng để đặt một forcep. Ngoài ra ống đặt nh− vậy sẽ thuận tiện cho việc thăm dò cuống gan.

- Một khó khăn nữa là vấn đề khâu OMC do kìm mang kim nằm cố định theo trục của troca cho nên mọi thao tác của kìm chỉ xoay quanh trục này làm cho động tác khâu khó khăn dẫn đến thời gian mổ kéo dài.

Nh− vậy thời gian phẫu thuật dài hay ngắn phụ thuộc nhiều vào vị trí của sỏi, sự thành thạo của phẫu thuật viên về kỹ thuật lấy sỏi, kỹ thuật đặt Kehr và kỹ thuật khâu OMC.

Hình 4.24. Khâu OMC [55]

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi lấy sỏi đường mật chính (Trang 87 - 90)