Các thăm dò cận lâm sàng đ−ờng mật trong và sau mổ

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi lấy sỏi đường mật chính (Trang 83 - 86)

Chụp và soi đ−ờng mật trong mổ là hai ph−ơng pháp không thể thiếu trong mổ nội soi lấy sỏi đ−ờng mật chính nhằm đánh giá tình trạng đ−ờng mật, số l−ợng, vị trí, kích th−ớc của sỏi, ngoài ra máy soi còn là ph−ơng tiện để lấy sỏi bằng tán sỏi thủy điện lực hoặc lấy sỏi bằng rọ. Tất cả các bệnh nhân nên đ−ợc soi hoặc chụp để chẩn đoán còn sỏi hay hết sỏi.

4.3.7.1. Chụp hình đờng mật

Trong số 53 tr−ờng hợp đ−ợc tiến hành mổ nội soi chúng tôi đã chụp hình đ−ờng mật ở 24 tr−ờng hợp tr−ớc khi lấy sỏi chiếm 45,28% (bảng 3.14), trong đó có 6 bệnh nhân đ−ợc chụp qua OTM và 18 bệnh nhân đ−ợc chụp qua bơm thuốc trực tiếp vào OMC cho thấy: việc tiến hành chụp hình đ−ờng mật qua bơm thuốc trực tiếp vào OMC rút ngắn đ−ợc thời gian phẫu thuật.

Theo Petelin [61] trong số những bệnh nhân đã cắt túi mật, chụp đ−ờng mật phát hiện 10% số bệnh nhân có sỏi OMC. Theo A. Chouchane [77] tỷ lệ này là 10,6%. Theo Nguyễn Hoàng Bắc tỷ lệ này là 4,25% [3] và tác giả còn

cho rằng: những tr−ờng hợp đã chẩn đoán sỏi OMC tr−ớc mổ thì tr−ớc khi mở OMC cần chụp hình đ−ờng mật nhằm xác định có sỏi hay không, vị trí sỏi, số l−ợng sỏi để tránh sót sỏi, tránh mở OMC "trắng". Tác giả đ−a ra tỷ lệ chụp đ−ờng mật trong mổ là 58,5% trong nghiên cứu của mình [3].

Trong mổ nội soi không có sự thăm dò đ−ờng mật bằng tay vì thế chụp hình đ−ờng mật rất quan trọng [62]. Chụp hình đ−ờng mật trong mổ là một kỹ thuật tiêu chuẩn, cho hình ảnh đ−ờng mật rõ ràng tránh làm tổn th−ơng đ−ờng mật. Theo S.E Tranter có 17% các tr−ờng hợp tiến hành chụp đã gặp phải trở ngại và thất bại [70]. Theo Brefort sau khi chụp đ−ờng mật đã phát hiện 3 tr−ờng hợp không có sỏi mà tr−ớc đó có chẩn đoán là sỏi OMC [74].

Theo Nguyễn Đình Hối, ph−ơng pháp chụp đ−ờng mật trong mổ không khó nh−ng phiền phức, kéo dài cuộc mổ nên không sử dụng rộng rãi [25].

Ngay trong mổ sau khi lấy sỏi chúng tôi đã chụp hình cho 9 bệnh nhân phát hiện một tr−ờng hợp sỏi kẹt Oddi, dùng Mirizzi lấy sỏi qua nội soi thất bại phải chuyển mổ mở 8cm đ−ờng trắng trên rốn để lấy sỏi.

Hình 4.23. Chụp đờng mật trong mổ [55]

Tất cả những bệnh nhân có đặt Kehr đều đ−ợc chụp kiểm tra tr−ớc khi ra viện. Và chúng tôi đã phát hiện một tr−ờng hợp sót sỏi, phần thấp OMC và

chỉ định làm ES. Chụp kiểm tra đ−ờng mật qua Kehr nhằm phát hiện sỏi sót và sự rò rỉ dịch mật. Nh− vậy việc chụp đ−ờng mật mang lại lợi ích: đánh giá có hoặc còn sỏi hay không và tình trạng đ−ờng mật. Tuy nhiên việc chụp hình đ−ờng mật cũng có tỷ lệ thất bại nhất định và đây là ph−ơng pháp xâm hại.

Theo Brefort, chụp Kehr sau mổ giúp phát hiện 1 tr−ờng hợp sót sỏi [74].

4.3.7.2. Soi đờng mật trong mổ

Soi đ−ờng mật trong mổ đ−ợc tiến hành qua chỗ mở OMC hoặc OTM. Trong nghiên cứu chúng tôi thực hiện soi đ−ờng mật tr−ớc khi lấy sỏi cho 2 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 3,77%. Và sau khi lấy sỏi chúng tôi tiến hành soi đ−ờng mật cho 4 bệnh nhân và đã phát hiện 1 tr−ờng hợp sỏi ở phần thấp OMC (Oddi). Sau khi đẩy sỏi xuống tá tràng, tr−ờng hợp này đ−ợc soi đ−ờng mật kiểm tra lần nữa thấy hết sỏi và Oddi thông, tình trạng đ−ờng mật phía trên tốt.

Soi đ−ờng mật đ−ợc nhiều tác giả sử dụng. Theo Nguyễn Hoàng Bắc, tất cả các bệnh nhân đ−ợc mổ nội soi lấy sỏi đ−ờng mật chính cần đ−ợc soi đ−ờng mật khi lấy sỏi và để kiểm tra còn sỏi hay không [3].

J. L. Brefort [74], tiến hành soi tất cả các bệnh nhân, tác giả cho rằng soi phát hiện sỏi, đánh giá đ−ợc tình trạng của đ−ờng mật, Oddi có viêm chít hẹp hay không, còn sỏi hay không. Phùng Tấn C−ờng cũng có cùng đánh giá về nội soi đ−ờng mật nh− trên [10].

Qua soi đ−ờng mật trong mổ có thể lấy sỏi bằng nhiều cách: - Đẩy sỏi xuống tá tràng.

- Lấy sỏi bằng kìm, sonde Dormia, bóng Forgaty. - Tán sỏi thủy điện lực

Theo Phùng Tấn C−ờng [10], hiệu quả lấy sỏi của soi đ−ờng mật cho tỷ lệ sạch sỏi rất cao 80-100%, vì vậy nội soi đ−ờng mật trong mổ giúp đặt ra ph−ơng án điều trị triệt để sỏi mật vì khi soi ngoài phát hiện đ−ợc sỏi về vị trí, số l−ợng kích th−ớc của sỏi còn giúp đánh giá tình trạng đ−ờng mật có tổn th−ơng, có hẹp, có giãn không và còn đánh giá tình trạng dịch mật.

Trong nghiên cứu của chúng tôi nhờ soi đ−ờng mật trong mổ, chúng tôi đánh giá tình trạng đ−ờng mật sạch, hết sỏi, Oddi thông và dịch mật trong nên chúng tôi đã đóng kín đ−ờng mật (1 tr−ờng hợp đóng OTM, 1 tr−ờng hợp đóng chỗ mở OMC). Soi đ−ờng mật giúp nâng cao giá trị điều trị của phẫu thuật nội soi lấy sỏi đ−ờng mật chính một cách rõ ràng qua các tr−ờng hợp không đặt Kehr. Nh− vậy vai trò của soi đ−ờng mật trong mổ nội soi lấy sỏi đ−ờng mật chính là cực kỳ quan trọng. Vì vậy phẫu thuật nội soi cần kết hợp với nội soi đ−ờng mật trong mổ một cách hệ thống để tránh nguy cơ sót sỏi.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi lấy sỏi đường mật chính (Trang 83 - 86)