8. Cấu trúc luận văn
1.3.4. Xây dựng chuẩn đầu ra
Xây dựng chuẩn đầu ra của ngành giáo dục mầm non giữ vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực giáo viên mầm non. Hiện nay hầu hết các trƣờng Cao đẳng đào tạo ngành giáo dục mầm non đều xây dựng đƣợc cho mình chuẩn đầu ra. Mỗi trƣờng khác nhau sẽ có những chuẩn đầu ra khác nhau cho học sinh sinh viên, song nhìn chung các trƣờng đều đảm bảo một số yếu tố sau về chuẩn đầu ra cho học sinh sinh viên giáo dục mầm non:
* Về kiến thức:
1. Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Đƣờng lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam; Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành đƣợc đào tạo; có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
2. Nắm vững các kiến thức cơ sở ngành nhƣ: tâm lý học đại cƣơng, giáo dục học đại cƣơng, sự phát triển thể chất, tâm lý trẻ mầm non vào hoạt động nghề nghiệp;
3. Nắm đƣợc cấu trúc và nội dung của chƣơng trình giáo dục mầm non; 4. Tin học: Tin học văn phòng;
5. Ngoại ngữ: Chứng chỉ A tiếng anh hoặc trình độ tƣơng đƣơng.
* Về kỹ năng: về kỹ năng có trƣờng chia ra thành kỹ năng cứng, kỹ năng mềm;
có trƣờng gộp cả hai dạng kỹ năng đó lại với nhau. Song nhìn chung, các trƣờng đều hình thành cho học sinh sinh viên một số kỹ năng nhƣ sau:
- Kỹ năng cứng: bao gồm các kỹ năng:
1. Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ và mục tiêu giáo dục mầm non;
2. Có kỹ năng tổ chức hoạt động nhiều mặt: học tập, vui chơi, sinh hoạt và các hoạt động khác nhằm đảm bảo một cách đồng bộ, hài hoà việc phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và các quan hệ xã hội cho trẻ theo mục tiêu giáo dục của ngành Mầm non;
3. Có kỹ năng tổ chức cuộc sống; nuôi dƣỡng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển thể chất cho trẻ;
4. Có kỹ năng đánh giá hiệu quả chăm sóc và giáo dục trẻ ở trƣờng Mầm non; - Kỹ năng mềm:
1. Có khả năng tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mầm non theo hƣớng tích hợp chủ điểm một cách khoa học;
2. Có khả năng phân tích, đánh giá đƣợc hiệu quả công việc của đồng nghiệp và bản thân, điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp đặc điểm phát triển của trẻ;
3. Quan sát, đánh giá đƣợc mức độ phát triển của trẻ nhóm, lớp quản lý;
4. Ứng xử và giải quyết các tình huống phù hợp khi tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ;
5. Có kỹ năng làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho trẻ;
7. Có khả năng tuyên truyền, phối hợp với gia đình, cộng đồng trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
* Về thái độ:
1. Yêu nghề, tận tụy, có trách nhiệm với nghề, mong muốn thực hiện tốt công tác chăm sóc và giáo dục trẻ;
2. Yêu trẻ, bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ;
3. Có ý thức rèn luyện bản thân nhằm đạt đƣợc những yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với giáo viên mầm non.
4. Có ý thức tự học, tự bồi dƣỡng trau dồi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn.
Ngoài việc đảm bảo khối lƣợng kiến thức, kỹ năng và thái độ cho học sinh sinh viên, thì các trƣờng cao đẳng còn xác định chuẩn đầu ra cho học sinh sinh viên giáo dục mầm non về vị trí và khả năng sau khi tốt nghiệp là trở thành giáo viên tại các loại hình trƣờng, lớp mầm non khác nhau, có thể tham gia công tác quản lý tại các trƣờng mầm non, cũng nhƣ công tác chuyên môn tại các cơ quan quản lý giáo dục nhƣ cán bộ phòng, sở giáo dục...
Bên cạnh đó, chuẩn đầu ra của ngành giáo dục mầm non cũng xác định rõ, sinh viên sau khi tốt nghiệp đƣợc học lên đại học chuyên ngành giáo dục mầm non; đại học quản lý giáo dục...
Vậy, dù ở các trƣờng khác nhau, song khi xây dựng chuẩn đầu ra cho học sinh sinh viên thì ngoài việc căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trƣờng, nhu cầu thực tế của địa phƣơng... các trƣờng đều đảm bảo các yếu tố về kiến thức, kỹ năng, thái độ, vị trí làm việc và khả năng học tập lên trình độ cao hơn. Xây dựng chuẩn đầu ra càng cụ thể, rõ ràng, phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội và nhu cầu của đất nƣớc thì sẽ đảm bảo chất lƣợng đầu ra cho học sinh sinh viên, giúp học sinh sinh viên có năng lực, sở trƣờng, khả năng thích ứng nhanh đối với sự phát triển của xã hội, thực hiện mục tiêu đã đề ra.