Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả phát triển chƣơng trình

Một phần của tài liệu Phát triển chương trình ngành giáo dục mầm non của trường cao đẳng sư phạm cao bằng theo chuẩn đầu ra (Trang 90 - 136)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả phát triển chƣơng trình

ngành Giáo dục mầm non trƣờng CĐSP Cao Bằng theo chuẩn đầu ra

3.2.1. Biện pháp 1: Tăng cường quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo giáo viên mầm non của khoa Giáo dục Mầm non trường CĐSP Cao Bằng theo chuẩn đầu ra

3.2.1.1 Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Tăng cƣờng quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chƣơng trình ngành Giáo dục Mầm non sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo trong nhà trƣờng theo đúng chuẩn đầu ra đã xây dựng; giúp nhà trƣờng nắm đƣợc hiệu quả của việc thực hiện chƣơng trình ngành Giáo dục Mầm non có đúng với mục tiêu đã xác định, phù hợp với chuẩn đầu ra, đáp ứng nhu cầu thực tế của địa phƣơng về nguồn nhân lực giáo viên mầm non.

3.2.1.2 Nội dung và cách tiến hành biện pháp

Để tăng cƣờng quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung, chƣơng trình ngành Giáo dục Mầm non theo chuẩn đầu ra; trƣớc hết nhà trƣờng cần r

. Kịp thời xây dựng, bổ sung các văn bản, chế độ, chính sách về việc các giảng viên tham gia xây dựng chƣơng trình, chuẩn đầu ra; thực

hiện đổi mới căn bản, toàn diện ngành Giáo dục Mầm non và quá trình đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực giáo viên mầm non, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội và địa phƣơng trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Sau khi hoàn thiện hệ thống văn bản và xác định rõ mục tiêu, nội dung, chƣơng trình đào tạo ngành Giáo dục Mầm non, nhà trƣờng triển khai thực hiện chƣơng trình, tăng cƣờng phân cấp quản lý, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa nhà trƣờng, khoa Giáo dục Mầm non với các khoa, tổ bộ môn nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra.

Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chƣơng trình mục tiêu trong công tác quản lý giáo dục. tập huấn hoạt động xây dựng, thực hiện quy hoạch nhân lực ngành Giáo dục Mầm non. Đồng thời tăng cƣờng chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc học sinh sinh viên tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua các giờ học trên lớp, các hoạt động ngoại khóa cho học sinh sinh viên ngành Giáo dục Mầm non cũng nhƣ hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh sinh viên.

Tăng cƣờng công tác quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chƣơng trình ngành Giáo dục Mầm non theo chuẩn đầu còn đƣợc thực hiện qua công tác triển khai các dự án, đề án về đổi mới phƣơng pháp dạy học; hƣớng dẫn và thu hút nhiều học sinh sinh viên tham gia hoạt động học tập, rèn luyện năng khiếu, thực hành nghề nghiệp. Đồng tổ chức nhiều “sân chơi” trí tuệ cho học sinh sinh viên nhƣ: câu lạc bộ tri thức, câu lạc bộ kỹ năng mềm, câu lạc bộ âm nhạc, câu lạc bộ năng khiếu... để học sinh sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động, học tập và rèn luyện thƣờng xuyên.

Ngoài việc tổ chức các buổi tập huấn, khuyến khích giảng viên thực hiện đổi mới các phƣơng pháp dạy học tích cực, nhà trƣờng cần tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học nhằm giúp giảng viên biết cách sử dụng các phƣơng tiện dạy học hiện đại kết hợp với phƣơng pháp dạy học tích cực, nâng cao hứng thú học tập, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh sinh viên khi thực hiện chƣơng trình đào tạo. Bên cạnh đó thực hiện đổi mới nội dung dạy và học theo hƣớng hiện đại hóa, thiết thực. Triển khai chƣơng trình tin học ứng dụng theo mô đun kiến thức. Quy định chuẩn kiến thức về công nghệ thông tin đối với giảng viên, sinh viên và học sinh.

Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chƣơng trình đào tạo theo chuẩn đầu ra, nhà trƣờng cần xây dựng và thực hiện quản lý chuẩn đầu ra phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phƣơng. Trong quá trình thực hiện chƣơng trình, cần công khai để học sinh sinh viên biết đƣợc các kiến thức sẽ đƣợc trang bị sau khi tốt nghiệp một chuyên ngành, một trình độ về chuẩn năng lực nghề nghiệp, về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề, công việc mà học sinh sinh viên có thể đảm nhận sau khi ra trƣờng. Muốn vậy nhà trƣờng cần xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp với mục tiêu, nội dung chƣơng trình đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Việc công khai với xã hội về năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lƣợng của trƣờng sẽ giúp học sinh sinh viên, phụ huynh, nhà tuyển dụng biết. Thực hiện những cam kết của nhà trƣờng với xã hội về chất lƣợng đào tạo để cán bộ quản lý, giảng viên và học sinh sinh viên nỗ lực vƣơn lên trong giảng dạy và học tập. Tăng cƣờng đổi mới công tác quản lý đào tạo, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, phƣơng pháp kiểm tra đánh giá và đổi mới phƣơng pháp học tập; đồng thời, xác định rõ nghĩa vụ và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên trong các hoạt động giảng dạy, phục vụ giảng dạy và quản lý nhằm giúp học sinh sinh viên vƣơn lên trong học tập và tự học để đạt nhận sau khi tốt nghiệp.

Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu chuyên môn của ngành Giáo dục Mầm non, nhà trƣờng xây dựng và công bố chuẩn đầu ra trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các trƣờng cao đẳng, đại học có uy tín; vào yêu cầu thực tiễn của địa phƣơng và điều kiện đặc thù của trƣờng để bảo đảm chuẩn đầu ra có tính khoa học, thực tiễn và thực hiện đƣợc trên thực tế. Chuẩn đầu ra của ngành Giáo dục Mầm non bao gồm các nội dung sau:

a) Tên ngành đào tạo: tiếng việt và tiếng anh; b) Trình độ đào tạo;

c) Yêu cầu về kiến thức: tri thức chuyên môn, năng lực nghề nghiệp,… d) Yêu cầu về kỹ năng:

- Kỹ năng cứng: Kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết vấn đề,…

- Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học, …

đ) Yêu cầu về thái độ:

- Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân; - Trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ; - Khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.

e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp;

g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường;

h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo.

Để tăng cƣờng công tác quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chƣơng trình ngành Giáo dục Mầm non, nhà trƣờng cần tăng cƣờng công tác quản lý về quy trình xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của ngành Giáo dục Mầm non. Quy trình này đƣợc thực hiện theo các bƣớc:

Bƣớc 1. Hiệu trƣởng thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của ngành Giáo dục Mầm non.

Bƣớc 2. Ban chỉ đạo xây dựng và công bố chuẩn đầu ra tổ chức các phiên họp, thảo luận và thống nhất về mục tiêu, nội dung, cấu trúc, kế hoạch thời gian, cách thức triển khai, các nguồn lực và giao nhiệm vụ cho khoa Giáo dục Mầm non xây dựng chuẩn đầu ra.

Bƣớc 3. Khoa Giáo dục Mầm non tổ chức xây dựng dự thảo chuẩn đầu ra, tổ chức hội thảo rộng rãi để lấy ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, các nhà khoa học, giảng viên, các trƣờng mầm non tuyển dụng giáo viên, cựu học sinh sinh viên,… và hoàn thiện chuẩn đầu ra của ngành đào tạo.

Bƣớc 4. Khoa Giáo dục Mầm non gửi dự thảo chuẩn đầu ra để lấy ý kiến phản hồi từ giáo viên của các trƣờng mầm non, cựu học sinh sinh viên…

Bƣớc 5. Hội đồng khoa học - đào tạo khoa bổ sung, hoàn thiện dự thảo chuẩn đầu ra ngành đào tạo trên cơ sở thu thập và phân tích ý kiến phản hồi từ giáo viên các trƣờng mầm non, các cựu học sinh sinh viên… và báo cáo Hội đồng khoa học - đào tạo trƣờng.

Bƣớc 6. Hội đồng Khoa học - Đào tạo trƣờng tổ chức hội thảo, lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo chuẩn đầu ra của ngành Giáo dục Mầm non. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bƣớc 7. Công bố dự thảo chuẩn đầu ra ngành Giáo dục Mầm non trên khoa và trang Web của trƣờng để cán bộ quản lý, các nhà khoa học, giảng viên, học sinh sinh viên, giáo viên mầm non và các nhà tuyển dụng, cựu học sinh sinh viên, các khoa, tổ bộ môn chung… trong và ngoài trƣờng cho ý kiến đóng góp.

Bƣớc 8. Tiếp thu, hoàn thiện và Hiệu trƣởng ký công bố chuẩn đầu ra ngành Giáo dục Mầm non của trƣờng thông qua website của trƣờng, sổ tay học sinh sinh viên, sổ tay cán bộ giảng viên, tờ rơi; công bố cho xã hội thông qua báo chí và gửi văn bản báo cáo Sở GD & ĐT, Bộ GD & ĐT.

Bƣớc 9. Chuẩn đầu ra phải đƣợc rà soát, điều chỉnh và bổ sung định kỳ, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu ngày càng cao của xã hội, của ngƣời sử dụng lao động.

Hằng năm, nhà trƣờng rà soát, điều chỉnh chuẩn đầu ra cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, sự phát triển của xã hội và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu địa phƣơng, yêu cầu nguồn nhân lực giáo viên mầm non theo từng thời kỳ.

Trên cơ sở chuẩn đầu ra đã đƣợc công bố công khai, nhà trƣờng cần tập tập trung củng cố và tăng cƣờng các điều kiện đảm bảo chất lƣợng về mục tiêu, nội dung, chƣơng trình đào tạo để thực hiện đúng cam kết theo chuẩn đầu ra nhƣ: chƣơng trình đào tạo, thƣ viện giáo trình, cơ sở vật chất thiết bị, thí nghiệm, thực hành, thực tập, đội ngũ giảng viên, phƣơng pháp giảng dạy, thi kiểm tra, đánh giá, liên kết giữa trƣờng với nhà tuyển dụng và các hoạt động xã hội nghề nghiệp khác.

Nhƣ vậy: tăng cƣờng quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chƣơng trình ngành Giáo dục Mầm non theo chuẩn đầu ra phải đƣợc thực hiện toàn diện ở tất cả các khâu. Từ việc xác định mục tiêu, nội dung đến việc xây dựng chuẩn đầu ra và quản lý về phƣơng pháp, phƣơng tiện, cơ sở vật chất cũng nhƣ tăng cƣờng thực hiện kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chƣơng trình đào tạo nhằm đạt đƣợc mục đích đã đề ra.

3.2.1.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Quán triệt các văn bản, giấy tờ về việc xác định mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo theo chuẩn đầu ra.

- Xây dựng mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo phải thƣờng xuyên cập nhật thông tin, nội dung chƣơng trình tiên tiến phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc và địa phƣơng…

- Nhà trƣờng cần tăng cƣờng sự phối hợp giữa khoa Giáo dục Mầm non với các khoa, tổ bộ môn chung trong trƣờng cũng nhƣ tham khảo ý kiến của các giáo viên mầm non, các nhà tuyển dụng để quản lý việc xây dựng, thực hiện mục tiêu, nội dung, chƣơng trình ngành Giáo dục Mầm non theo chuẩn đầu ra.

3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường quản lý tổ chức thực hiện chương trình

3.2.2.1 Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Tăng cƣờng việc quản lý tổ chức thực hiện chƣơng trình nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý phát triển chƣơng trình ngành giáo dục mầm non theo chuẩn đầu ra, đáp ứng về chất lƣợng và số lƣợng nguồn nhân lực theo yêu cầu của xã hội ngành giáo dục mầm non, cũng nhƣ nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên ngành giáo dục mầm non trong quá trình dạy học, thực hiện mục đích đã đề ra.

3.2.2.2 Nội dung và cách tiến hành biện pháp

Ngành học mầm non là nền tảng đầu tiên của ngành giáo dục và đào tạo. Chất lƣợng giáo dục trẻ ngay từ giai đoạn đầu tốt góp phần vào việc xây dựng và phát triển chất lƣợng giáo dục ở những giai đoạn sau, là yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ. Hình thành nhân cách con ngƣời mới Xã hội chủ nghĩa, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ bƣớc vào các bậc học cao hơn. Để đạt đƣợc điều đó, giáo viên mầm non phải đáp ứng đủ yêu cầu về kiến thức, năng lực, thái độ cũng nhƣ những phẩm chất nhân cách của ngƣời giáo viên theo chuẩn đầu ra. Muốn vậy, các trƣờng đào tạo nên nguồn nhân lực này cần phải xây dựng một chƣơng trình đào tạo phù hợp, phát triển chƣơng trình ngành giáo dục mầm non theo chuẩn đầu ra.

Một trong những nhiệm vụ giữ vai trò vô cùng quan trọng, quyết định chất lƣợng và hiệu quả việc phát triển chƣơng trình ngành giáo dục mầm non theo chuẩn đầu ra, đào tạo nên nguồn nhân lực theo yêu cầu của xã hội… là các trƣờng đào tạo phải tăng cƣờng việc tổ chức thực hiện chƣơng trình ngành Giáo dục Mầm non theo chuẩn đầu ra.

Để tổ chức thực hiện chƣơng trình ngành Giáo dục Mầm non có hiệu quả, nhà trƣờng cần thực hiện tốt công tác quản lý, đổi mới ở một số mặt sau:

i. Đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ cho hoạt động quản lý tổ chức thực hiện chương trình ngành giáo dục mầm non theo chuẩn đầu ra

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Bộ GD & ĐT cũng nhƣ của Trƣờng CĐSP Cao Bằng, nhà trƣờng cần xây dựng và đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ cho hoạt động quản lý tổ chức thực hiện chƣơng trình ngành giáo dục mầm non theo chuẩn đầu ra.

Trƣớc hết, nhà trƣờng cần ban hành cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ phù hợp; thực hiện chính sách động viên, khuyến khích, nhằm kích thích, phát huy mọi tiềm năng của cán bộ, giảng viên trong quá trình giảng dạy ngành giáo dục mầm non theo chuẩn đầu ra. Cơ chế quản lý, chính sách đãi ngộ đó phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng, đảm bảo sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ cho cán bộ, giảng viên trong khoa, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ quản lý và giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Đổi mới chính sách đãi ngộ đối với các giảng viên đóng góp công sức cho việc xây dựng, triển khai thực hiện chƣơng trình ngành giáo dục mầm non theo chuẩn đầu ra, giảng viên dạy giỏi, có nhiều nỗ lực phấn đấu trong quá trình giảng dạy; bồi dƣỡng năng lực, trình độ chuyên môn. Động viên, khen thƣởng kịp thời đối với những ngƣời hoàn thành tốt nhiệm vụ, xét đề nghị và phong tặng danh hiệu thi đua cho những ngƣời có nhiều thành tích nổi bật, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Đồng thời đề ra những hình thức phê bình, kỷ luật nghiêm khắc đối với những giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ, để họ có ý thức, trách nhiệm hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

Bên cạnh đó, để đánh giá chính xác chất lƣợng thực hiện chƣơng trình ngành giáo dục mầm non theo chuẩn đầu ra, nhà trƣờng cần quan tâm chú ý nhiều hơn đến công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lƣợng chƣơng trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội. Từ đó ban hành các quy định xét thƣởng thi đua cho những giảng viên có nhiều đóng góp. Căn cứ vào nội dung chƣơng trình; ý thức trách nhiệm với công việc; hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao cũng nhƣ có những sáng kiến trong việc tổ chức thực hiện chƣơng trình đào tạo theo chuẩn đầu ra… nhà trƣờng tiến hành xét lên lƣơng sớm, tuyên dƣơng và công bố trong toàn trƣờng, có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm kích thích cán bộ, giảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

ii. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chất lượng đội ngũ giảng viên ngành Giáo dục Mầm non khi tổ chức thực hiện chương trình theo chuẩn đầu ra

Một phần của tài liệu Phát triển chương trình ngành giáo dục mầm non của trường cao đẳng sư phạm cao bằng theo chuẩn đầu ra (Trang 90 - 136)