Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành vi khác của học sinh tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển chương trình ngành giáo dục mầm non của trường cao đẳng sư phạm cao bằng theo chuẩn đầu ra (Trang 52 - 136)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.3.Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành vi khác của học sinh tốt nghiệp

Sau khi học xong chƣơng trình này, ngƣời học có khả năng:

1. Về kiến thức

- Có những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lê Nin, về Đảng cộng sản Việt Nam và đƣờng lối chính sách của Đảng trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; Nhà nƣớc và pháp luật Việt Nam; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực giáo dục quốc phòng

- Có kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục: sự phát triển thể chất, sự phát triển tâm lý và giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non; Phƣơng pháp giáo dục trẻ ở các lĩnh vực: Thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm kĩ năng xã hội và thẩm mỹ; vệ sinh, dinh dƣỡng, áp dụng chúng vào việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục và nuôi dƣỡng trẻ;

- Hiểu biết về mục tiêu, nội dung chƣơng trình giáo dục mầm non, phƣơng pháp tổ chức, đánh giá các hoạt động giáo dục và sự phát triển của trẻ em.

2. Về kĩ năng

- Xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục, nhu cầu, khả năng của từng trẻ và điều kiện thực tế của trƣờng, địa phƣơng;

- Tổ chức, thực hiện kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ một cách khoa học; - Quản lý nhóm, lớp có hiệu quả, đảm bảo an toàn, vệ sinh;

- Giao tiếp ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, cha mẹ trẻ và cộng đồng trên tinh thần tôn trọng, hợp tác, chia sẻ;

- Tuyền truyền phối hợp với gia đình, cộng đồng trong công tác chăm sóc, giáo dục và nuôi dƣỡng trẻ.

3. Về thái độ

- Yêu nghề, yêu trẻ, tôn trọng và có tinh thần trách nhiệm cao với trẻ; - Có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, nêu gƣơng tốt cho trẻ;

- Quan hệ tốt với cha mẹ trẻ và cộng đồng, có ý thức vận động cộng đồng và cha mẹ trẻ tham gia xây dựng nhà trƣờng, giáo dục trẻ, thực hiện xã hội hoá giáo dục;

4. Tiếng Anh: Tƣơng đƣơng trình độ A

5. Công nghệ thông tin

- Sử dụng phần mềm tin học cơ bản trong soạn thảo văn bản, thiết kế bài giảng điện tử phục vụ cho công tác nuôi dƣỡng, giáo dục trẻ;

6. Các năng lực hành vi khác

- Có kỹ năng tự cập nhật kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu vị trí công tác;

- Kỹ năng tạo khởi doanh nghiệp: có thể tự tạo việc làm theo nhu cầu và năng lực cá nhân;

- Có năng lực vận động xã hội hoá giáo dục mầm non.

2.3. Thực trạng công tác phát triển chƣơng trình ngành Giáo dục Mầm non trƣờng CĐSP Cao Bằng theo chuẩn đầu ra

2.3.1. Công tác phát triển chương trình đào tạo

Thực hiện công tác phát triển chƣơng trình đào tạo theo chuẩn đầu ra, hiện nay trƣờng CĐSP Cao Bằng xác định rõ sứ mệnh của Trƣờng là đào tạo học sinh sinh viên ra trƣờng có đầy đủ kiến thức, kỹ năng làm việc trong môi trƣờng quốc tế hóa và đƣợc trang bị phƣơng pháp và năng lực học tập. Vì vậy chất lƣợng và trung thực trong đánh giá chất lƣợng là tiêu chí hàng đầu của công tác đào tạo của nhà trƣờng, đảm bảo sự linh hoạt trong kết cấu chƣơng trình học tập phù hợp với chuẩn đầu ra và hƣớng theo các yêu cầu chung đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay.

Chất lƣợng đào tạo của trƣờng dựa trên nền tảng chƣơng trình đào tạo đƣợc xây dựng dựa theo nhu cầu thực tiễn, phƣơng pháp đào tạo lấy học sinh sinh viên làm trung tâm, kết hợp thực tập tại các trƣờng học và trải nghiệm của học sinh sinh viên thông qua hoạt động cộng đồng.

Đánh giá chất lƣợng đào tạo của trƣờng đƣợc thực hiện nghiêm túc từ khâu tuyển sinh và trong suốt quá trình đào tạo: kiểm tra, thi cử, tốt nghiệp nhằm đảm bảo chất lƣợng đầu ra đúng với trình độ và học lực của học sinh sinh viên.

Trƣờng xác định nguyên tắc về chất lƣợng theo quy định của Bộ GD & ĐT. Đặc biệt là các nguyên tắc vận hành và so sánh từng chƣơng trình đào tạo của mình với chƣơng trình đào tạo tốt nhất của các trƣờng khác.

Việc xác định sứ mệnh đào tạo, cung ứng nhân lực phục vụ cộng đồng đã gắn kết các hoạt động của trƣờng với thực tiễn địa phƣơng tạo nên sự khác biệt trong nội dung, phƣơng pháp đào tạo và khả năng thích ứng với những biến đổi của nhu cầu xã hội.

Ngoài ra, việc xây dựng mục tiêu, chiến lƣợc phát triển của chƣơng trình đào tạo phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nƣớc và địa phƣơng. Chính mục tiêu sẽ định hƣớng cho việc xây dựng và phát triển chƣơng trình đào tạo theo chuẩn đầu ra, cung cấp những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt đƣợc cho học sinh sinh viên sau khi tốt nghiệp. Chƣơng trình đào tạo sẽ quyết định hình thức đào tạo, phƣơng pháp đào tạo.

Ban hành chuẩn đầu ra, xác định rõ chất lƣợng đầu ra của học sinh sinh viên tốt nghiệp phải đảm bảo về thái độ và đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, khả năng hội nhập, học tập suốt đời và chỉ rõ các cơ hội nghề nghiệp mà học sinh sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia, phát huy.

Đầu tƣ cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình dạy học. Đặc biệt là nâng cấp, sửa chữa và mua mới những trang thiết bị dạy học hiện đại. Xây dựng phòng thực hành, thực tập đầy đủ… tạo điều kiện tốt nhất để học sinh sinh viên học tập và nghiên cứu.

Khuyến khích và có chế độ để thu hút giảng viên tham gia học tập các lớp bồi dƣỡng, tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2. Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên trường CĐSP Cao Bằng về việc phát triển chương trình ngành Giáo dục Mầm non theo chuẩn đầu ra

2.3.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên trường CĐSP Cao Bằng về chuẩn đầu ra

Tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên trƣờng CĐSP Cao Bằng về chuẩn đầu ra, chúng tôi sử dụng câu hỏi “Đồng chí hãy cho biết chuẩn đầu ra là gì? “ (Câu hỏi 1 - Phụ lục 1) tiến hành khảo sát trên 13 cán bộ quản lý và 9

giảng viên khoa Mầm non với câu hỏi tƣơng tự (Câu hỏi 1 - Phụ lục 2). Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên trƣờng CĐSP Cao Bằng về chuẩn đầu ra

STT Khái niệm chuẩn đầu ra

Cán bộ quản lý

Giảng viên

SL % SL %

Chuẩn đầu ra là sự khẳng định học sinh sinh viên tốt nghiệp làm đƣợc những gì và kiến thức, kỹ năng, thái độ hành vi cần đạt đƣợc của học sinh sinh viên

2 15,4 0 0

Chuẩn đầu ra là sự khẳng định của những điều kỳ vọng, mong muốn một ngƣời tốt nghiệp có khả năng làm đƣợc nhờ kết quả của quá trình đào tạo.

2 15,4 2 22,2

Chuẩn đầu ra là những yêu cầu đề ra cần đạt đƣợc trong quá trình GD & ĐT nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.

3 23,1 2 22,2

Chuẩn đầu ra có thể đƣợc xem nhƣ lời cam kết của nhà trƣờng đối với xã hội về những kiến thức, kỹ năng, thái độ hành vi, qua đó khẳng định những năng lực lao động cụ thể mà học sinh sinh viên sẽ thực hiện đƣợc sau khi đƣợc đào tạo tại nhà trƣờng.

6 46,1 5 55,6

Bảng kết quả trên cho thấy cán bộ quản lý và giảng viên có nhận thức khác nhau về khái niệm chuẩn đầu ra. Cụ thể nhƣ sau:

- Nếu 15,4% cán bộ quản lý cho rằng chuẩn đầu ra là sự khẳng định học sinh sinh viên tốt nghiệp làm đƣợc những gì và kiến thức, kỹ năng, thái độ hành vi cần đạt đƣợc của học sinh sinh viên; thì không có giảng viên nào hiểu khái niệm chuẩn đầu ra nhƣ vậy.

- Cũng là 15,4% cán bộ quản lý cho rằng chuẩn đầu ra là sự khẳng định của những điều kỳ vọng, mong muốn một ngƣời tốt nghiệp có khả năng làm đƣợc nhờ kết

quả của quá trình đào tạo. Ở cách hiểu này có 22,2% giảng viên đồng tình với cán bộ quản lý (chênh lệch 6,8%).

- Theo cách hiểu thứ ba thì cán bộ quản lý lại chiếm tỷ lệ cao hơn giảng viên 0,9% về khái niệm chuẩn đầu ra. Có 23,1% cán bộ quản lý cho rằng chuẩn đầu ra là những yêu cầu đề ra cần đạt đƣợc trong quá trình GD & ĐT nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội; còn giảng viên chiếm tỷ lệ 22,2%.

- Cuối cùng có 46,1% cán bộ quản lý và 55,6% giảng viên cho rằng chuẩn đầu ra có thể đƣợc xem nhƣ lời cam kết của nhà trƣờng đối với xã hội về những kiến thức, kỹ năng, thái độ hành vi, qua đó khẳng định những năng lực lao động cụ thể mà học sinh sinh viên sẽ thực hiện đƣợc sau khi đƣợc đào tạo tại nhà trƣờng.

Đây là cách hiểu đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất về khái niệm chuẩn đầu ra. Cách hiểu này cả cán bộ quản lý và giảng viên cũng chiếm tỷ lệ cao nhất. Dù hiểu theo cách nào thì đa số cán bộ quản lý và giảng viên đều có nhận thức đúng đắn về khái niệm chuẩn đầu ra trong quá trình giáo dục đào tạo.

2.3.2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về sự cần thiết của phát triển chương trình ngành Giáo dục Mầm non theo chuẩn đầu ra

Khi khảo sát về sự cần thiết của hoạt động phát triển chƣơng trình ngành giáo dục mầm non theo chuẩn đầu ra thông qua câu hỏi: “Theo đồng chí, phát triển chương trình ngành Giáo dục Mầm non trường CĐSP Cao Bằng theo chuẩn đầu ra là một vấn đề như thế nào?” (Câu hỏi 2 - Phụ lục 1 và câu hỏi 2 - Phụ lục 2), kết quả

thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về sự cần thiết của phát triển chƣơng trình ngành Giáo dục Mầm non theo chuẩn đầu ra

STT Mức độ cần thiết Cán bộ quản lý Giảng viên

SL % SL % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Rất cần thiết 10 76,9 6 66,7

2 Cần thiết 3 23,1 3 33,3

3 Bình thƣờng 0 0 0 0

Bảng 2.2 cho thấy hầu hết cán bộ quản lý và giảng viên đều cho rằng phát triển chƣơng trình ngành Giáo dục Mầm non theo chuẩn đầu ra là cần thiết trong quá trình giáo dục, đào tạo. Cụ thể:

Có 76,9% cán bộ quản lý và 66,7% giảng viên cho rằng đây là hoạt động rất cần thiết; 23,1% cán bộ quản lý và 33,3% giảng viên đánh giá ở mức độ cần thiết; không có cán bộ quản lý và giảng viên nào cho rằng phát triển chƣơng trình ngành Giáo dục Mầm non ở trƣờng CĐSP Cao Bằng là bình thƣờng hay không cần thiết.

Xã hội ngày càng phát triển, càng đề ra những yêu cầu cao đối với nguồn nhân lực. Đào tạo nguồn nhân lực ngành Giáo dục Mầm non theo chuẩn đầu ra sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội. Có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của hoạt động phát triển chƣơng trình ngành Giáo dục Mầm non ở trƣờng CĐSP Cao Bằng sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng GD & ĐT trong nhà trƣờng, cung cấp nguồn nhân lực có chất lƣợng cho xã hội.

2.3.2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về vai trò của việc phát triển chương trình ngành Giáo dục Mầm non theo chuẩn đầu ra trong quá trình giáo dục và đào tạo

Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi “Đồng chí hãy cho biết phát triển chương trình ngành Giáo dục Mầm non trường CĐSP Cao Bằng theo chuẩn đầu ra giữ vai trò như thế nào trong quá trình GD & ĐT?” (Câu hỏi 3 - Phụ lục 1) và

câu hỏi tƣơng tự (Câu hỏi 3 - Phụ lục 2) để khảo sát 13 cán bộ quản lý và 9 giảng viên. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về vai trò của phát triển chương trình ngành Giáo dục Mầm non theo chuẩn đầu ra trong quá trình GD & ĐT

STT Vai trò của phát triển chương trình ngành

giáo dục mầm non theo chuẩn đầu ra

Cán bộ

Quản lý Giảng viên

SL % SL %

1

Phát triển chƣơng trình đào tạo theo chuẩn đầu ra nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực.

2 15,4 1 11,1

2

Phát triển chƣơng trình đào tạo theo chuẩn đầu ra giúp học sinh sinh viên ngành giáo dục mầm non trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp đảm bảo yêu cầu GD & ĐT

1 7,7 1 11,1

3

Phát triển chƣơng trình đào tạo theo chuẩn đầu ra không chỉ góp phần hình thành năng lực chuyên môn mà còn hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên mầm non

3 23,1 1 11,1

4

Phát triển chƣơng trình đào tạo theo chuẩn đầu ra góp phần hình thành nhân cách con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa - con ngƣời phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ phát triển đất nƣớc

2 15,4 1 11,1

5

Phát triển chƣơng trình đào tạo theo chuẩn đầu ra là điều kiện tiên quyết đảm bảo thực hiện có hiệu quả chất lƣợng GD & ĐT trong nhà trƣờng, hƣớng đến mục tiêu đào tạo những con ngƣời phát triển toàn diện

5 38,4 5 55,6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng kết quả trên cho thấy: cán bộ quản lý và giảng viên có nhận thức khác nhau về vai trò của việc phát triển chƣơng trình ngành Giáo dục Mầm non theo chuẩn đầu ra trong quá trình GD & ĐT. Cụ thể:

- 11,1% giảng viên cho rằng: Phát triển chƣơng trình đào tạo theo chuẩn đầu ra nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực; Phát triển chƣơng trình đào tạo

theo chuẩn đầu ra giúp học sinh sinh viên ngành giáo dục mầm non trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp đảm bảo yêu cầu GD & ĐT; Phát triển chƣơng trình đào tạo theo chuẩn đầu ra không chỉ góp phần hình thành năng lực chuyên môn mà còn hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh sinh viên mầm non; và Phát triển chƣơng trình đào tạo theo chuẩn đầu ra góp phần hình thành nhân cách con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa - con ngƣời phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ phát triển đất nƣớc.

- Nếu 11,1% giảng viên cho rằng phát triển chƣơng trình đào tạo theo chuẩn đầu ra nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực, và phát triển chƣơng trình đào tạo theo chuẩn đầu ra góp phần hình thành nhân cách con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa - con ngƣời phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ phát triển đất nƣớc thì ở 2 nội dung này cán bộ quản lý lại chiếm đến 15,4% (Chênh lệch 4,3%); và chỉ có 7,7% cán bộ quản lý cho rằng phát triển chƣơng trình đào tạo theo chuẩn đầu ra giúp sinh viên ngành giáo dục mầm non trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp đảm bảo yêu cầu GD & ĐT (ít hơn giảng viên 3,4%). Bên cạnh đó, khẳng định vai trò của việc phát triển chƣơng trình đào tạo theo chuẩn đầu ra không chỉ góp phần hình thành năng lực chuyên môn mà còn hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh sinh viên mầm non thì cán bộ quản lý lại chiếm 23.1% (Chênh lệch 12% so với giảng viên).

- Cuối cùng, 38,4% cán bộ quản lý khẳng định: Phát triển chƣơng trình đào tạo theo chuẩn đầu ra là điều kiện tiên quyết đảm bảo thực hiện có hiệu quả chất lƣợng GD & ĐT trong nhà trƣờng, hƣớng đến mục tiêu đào tạo những con ngƣời phát triển toàn diện. Ở nội dung này thì giảng viên chiếm đến 55,6% (Chênh lệch 17,2%).

Dù có sự khác nhau, song cán bộ quản lý và giảng viên đều đánh giá cao vai trò của việc phát triển chƣơng trình ngành Giáo dục Mầm non trong GD & ĐT. Đây là điều kiện thuận lợi để trƣờng CĐSP Cao Bằng thực hiện phát triển chƣơng trình ngành Giáo dục Mầm non theo chuẩn đầu ra đạt kết quả tốt.

Một phần của tài liệu Phát triển chương trình ngành giáo dục mầm non của trường cao đẳng sư phạm cao bằng theo chuẩn đầu ra (Trang 52 - 136)