III. Chi từ nguồn thu để lại quản lý qua
3.3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách
Một là, tiếp tục triển khai triệt để tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách, hạn chế bổ sung ngoài dự toán. Tăng cƣờng công tác xã hội hóa đối với các lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao. Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi ngân sách nhà nƣớc, bảo đảm đúng dự toán đƣợc duyệt. Triệt để tiết kiệm chi cho bộ máy quản lý nhà nƣớc, sự nghiệp công. Cắt giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, chi công tác nƣớc ngoài, chi cho lễ hội, lễ kỷ niệm, khởi công, khánh thành, tổng kết và các khoản chi chƣa cần thiết khác.
Đối với chi thƣờng xuyên, cần phải rà soát lại định mức, tiêu chuẩn chi NSNN, kịp thời sửa đổi, điều chỉnh những quy định không còn phù hợp với
63
thực tế, chỉ bố trí chi trong dự toán ngân sách đƣợc giao, hạn chế việc tạm ứng hay cho vay ngân sách.
Đối với chi đầu tƣ phát triển, cần bố trí vốn đầu tƣ một cách tập trung theo thứ tự ƣu tiên, không dàn mỏng mang tính đồng đều. Trong quá trình thực hiện đầu tƣ xây dựng cơ bản phải tiến hành đầy đủ các thủ tục về đấu thầu theo quy định tại Luật đấu thầu. Cơ cấu đầu tƣ phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Hai là, điều chỉnh cơ cấu chi NSNN theo đúng ƣu tiên tăng đầu tƣ cho con ngƣời, cải cách tiền lƣơng, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa thông tin, y tế, sự nghiệp bảo vệ môi trƣờng,… theo các Nghị quyết của HĐND tỉnh.
Đối với chi đầu tƣ phải tập trung ƣu tiên cho các dự án quan trọng, cấp bách trong các lĩnh vực hạ tầng thiết yếu, nông nghiệp nông thôn, an sinh xã hội, giáo dục, quốc phòng, an ninh; trong từng lĩnh vực, phải thực hiện rà soát để giảm, giãn các dự án chƣa cấp bách để tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp bách, có thể sớm hoàn thành đƣa vào sử dụng và phát huy hiệu quả. Thúc đẩy nhanh việc đổi mới cơ chế tài chính đối với lĩnh vực sự nghiệp công theo hƣớng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị; nâng cao hiệu lực, hiệu quản lý Nhà nƣớc, thúc đẩy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, đẩy mạnh cải cách hành chính Nhà nƣớc.
Ba là, quản lý chi thống nhất qua KBNN góp phần kiểm soát đƣợc chi tiêu ngân sách đúng mục đích, hạn chế chi sai mục đích gây thất thoát ngân sách huyện. Do đó, cần hoàn thiện công tác kiểm soát chi qua KBNN.
Hoàn thiện kiểm soát tạm ứng và thu hồi tạm ứng đối với tạm ứng chi bồi thƣờng hỗ trợ giải phóng mặt bằng quy định thời gian và trách nhiệm hoàn tạm ứng. Phải yêu cầu thanh toán dứt điểm các khoản đã tạm ứng kỳ trƣớc mới cho tạm ứng kỳ này. Quản lý, kiểm soát cam kết chi sẽ góp phần
64
ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong thanh toán nâng cao trách nhiệm, kỷ luật tài chính không chỉ đối với cơ quan Tài chính, KBNN mà còn đối với cả đơn vị dự toán, dự án đầu tƣ, làm lành mạnh hóa và tăng cƣờng công tác quản lý tài chính- ngân sách.
Xây dựng và áp dụng phƣơng pháp kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra, là một phƣơng thức cấp phát NSNN tiên tiến. Theo đó, Nhà nƣớc không cần can thiệp vào việc sử dụng các khoản kinh phí NSNN đã cấp cho các cơ quan, đơn vị mà chỉ quan tâm đến hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí đó. Tức là chỉ quan tâm đến kết quả đầu ra của chƣơng trình, mục tiêu đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Nó khắc phục đƣợc những hạn chế của cơ chế kiểm soát chi theo đầu vào khi mà hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nƣớc còn thiếu, lạc hậu. Quản lý ngân sách theo đầu ra chú trọng đến kết quả trong việc thực hiện hơn là việc chi đó nhƣ thể nào.
Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ với các bên có liên quan, một dự án đầu tƣ nào cũng qua rất nhiều khâu quản lý nhƣng kiểm soát qua KBNN đƣợc coi là khâu lớn . Muốn có đƣợc sự thống nhẩ cao phải phân công rõ ràng nhiệm vụ, chặt chẽ, hợp lý trong phối hợp điều hành.
Bốn là, cần có cơ quan đánh giá hiệu quả của quá trình thực hiện chi ngân sách. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, chấm điểm hoạt động của cơ quan Nhà nƣớc. Theo đó, hàng năm sẽ đánh giá, chấm điểm từng hoạt động, chƣơng trình, dự án để xem xét tính hiệu quả và việc chi tiêu kinh phí NSNN cho các hoạt động.
Với chi đầu tƣ thì xây dựng chƣơng trình đánh giá các công trình giao thông nông thôn, tu sửa, sửa chữa trƣờng học, bệnh viện… đã sử dụng ngân sách hợp lý chƣa. Từ đó khắc phục những tồn tại, loại bỏ dự án, công trình đầu tƣ không mang hiệu quả để tránh lãng phí ngân sách.
Tƣơng tự, chi thƣờng xuyên cũng cần đƣợc đánh giá tính hiệu quả của công tác chi ngân sách và khắc phục những tồn tại để chi ngân sách có hiệu quả tốt nhất mang lợi ích cho ngƣời dân địa phƣơng.
65