Tình hình kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện nông cống, tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 26 - 28)

Trong những năm qua, với bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp; kinh tế trong nƣớc phục hồi chậm, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn; sức mua giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi suất ngân hàng ở mức cao và những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, tác động bất lợi đến tình hình kinh tế - xã hội của huyện. Song, nhờ sự nỗ lực, cố gắng, quyết tâm cao của hệ thống chính trị, doanh nghiệp và nhân dân trong huyện, tình hình kinh tế -

27

xã hội của huyện giữ đƣợc ổn định và tiếp tục phát triển. Từ đó toàn huyện đã đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm của huyện đạt 10,7 %. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp bình quân đạt 527,8 tỷ đồng, có xu hƣớng tăng lên qua các năm. Tổng diện tích gieo trồng 28.287 ha, năng suất lúa trung bình 56,5 tạ/ha; tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 125.253 tấn. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực: phát triển thế mạnh nông- lâm- thủy sản đạt 35,5%; công nghiệp, xây dựng 27,5%; đồng thời nâng dần tỷ trọng dịch vụ thƣơng mại lên đến 37%. Đáng chú ý, năm 2013, nuôi trồng thủy sản của huyện đạt hơn 1.000 ha, tổng sản lƣợng khai thác đạt gần 1.600 tấn thủy sản các loại, trong đó nuôi thủy sản nƣớc lợ 330 ha, sản lƣợng khoảng 320 tấn (với 46 ha nuôi công nghiệp, thâm canh và trên 284 ha nuôi quảng canh cải tiến); 688 ha nuôi thủy sản nƣớc ngọt. Thu nhập bình quân đầu ngƣời ƣớc tính 16,8 triệu đồng/năm; tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội đạt gần 1.360 tỷ đồng.

Hệ thống ngân hàng- tín dụng phát triển với chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quỹ tín dụng nhân dân đủ đảm bảo cho nhu cầu vay vốn, đầu tƣ phát triển, tín dụng trong nhân dân.

Do là một địa phƣơng có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đa dạng về chủng loại, trong đó có một số loại có trữ lƣợng lớn nhƣ quặng secpentin, quặng đá bazan... Đặc biệt, quặng secpentin đƣợc đánh giá là một trong những mỏ lớn nhất Đông Nam Á có trữ lƣợng hàng tỷ m3, là nguồn cung cấp chính cho nguyên liệu phân lân nung chảy trên địa bàn cả nƣớc. Trong những năm qua, hoạt động khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản trên địa bàn đã tạo việc làm cho nhiều lao động trong huyện, đóng góp cho nguồn thu ngân sách Nhà nƣớc, đồng thời tạo điều kiện cho một số ngành kinh tế khác phát triển.

Tình hình chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo, kỷ luật, kỷ cƣơng hành chính đƣợc xiết chặt, thực hành tiết kiệm chống lãng phí tiếp tục đƣợc quan tâm thực hiện.

28

Ngành giáo dục và đào tạo đã tập trung rà soát, sắp xếp trƣờng, lớp, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trƣờng mầm non, tiểu học, trung học bảo đảm phù hợp hơn với tình hình thực tế.

Về đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, các cấp ủy, chính quyền đã chủ động và tập trung xác định các chƣơng trình, dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, tích cực khai thác các nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển, tranh thủ các chƣơng trình đầu tƣ của Trung ƣơng, của tỉnh, sự đóng góp của nhân dân, đặc biệt là chƣơng trình đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, tổng vốn huy động đầu tƣ trên địa bàn 5 năm qua đạt trên 6.500 tỷ đồng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc đầu tƣ cải tạo, nâng cấp, đã xây dựng mới 7 trụ sở làm việc của các xã, thị trấn; 429 phòng học cho các cấp bậc học, cơ bản tầng hoá khối trƣờng tiểu học và trung học cơ sở, kiên cố hoá trung tâm mầm non ở các xã, thị trấn đáp ứng kịp thời nhu cầu phòng học cho học sinh, xóa phòng học tạm bợ, dột nát.

Ngành y tế đã và đang dần nâng cao chất lƣợng khám, chữa bệnh. Về hệ thống cơ sở hạ tầng của bệnh viện huyện cũng đang tiếp tục đƣợc quan tâm đầu tƣ nâng cấp nhà cấp cứu, nội nhi, đông y Bệnh viện đa khoa huyện, trạm xá xã từng bƣớc đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân.

Công tác bảo vệ, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa trong địa trên địa bàn huyện; việc xây dựng gia định văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới đƣợc các cấp, các địa phƣơng và nhân dân quan tâm, thực hiện có hiệu quả. Đến nay, toàn huyện bình quân đạt 10,7 tiêu chí; xã Trƣờng Sơn và xã Tƣợng Văn đã đƣợc tổ thẩm định của tỉnh công nhận hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện nông cống, tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)