Hiệu quả các giải pháp về quản lý bảo vệ tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng tại các xã nằm trong vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai (Trang 77 - 82)

* Hiệu quả việc tăng cường năng lực cán bộ quản lý

Ban quản lý Vườn Quốc Gia Hoàng Liên mới được thành lập, nên còn thiếu cán bộ, nguồn cán bộ hiện nay của Vườn Quốc Gia Hoàng Liên một số được chuyển từ khu bảo tồn Hoàng Liên và lâm trường Sa Pa sang và một số là cán bộ trẻ mới ra trường. Đa số cán bộ chỉ quen thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng đơn giản, thiếu kinh nghiệm hoặc chưa tham gia hoạt động quản lý bảo tồn. Mặt khác, do nguồn kinh phí hoạt động hạn hẹp, trang thiết bị thiếu nên hiệu quả hoạt động của cán bộ quản lý chưa cao. Năng lực cán bộ trong việc xây dựng kế hoạch quản lý bảo tồn cũng còn nhiều hạn chế, chưa có hệ thống theo dõi, giám sát đánh giá đối với giá trị bảo tồn quan trọng như: các sinh cảnh, các loài động thực vật có giá trị mang tính toàn cầu trong phạm vi quản lý.

Vườn Quốc Gia Hoàng Liên đã phối hợp với phòng ban nghiệp vụ Chi cục Kiểm lâm Lào Cai tổ chức mở các lớp tập huấn, tuyên truyền nâng cao trình độ cho

cán bộ và nhân dân cụ thể: Tổ chức 07 lớp tập huấn nghiệp vụ pháp chế và bảo tồn cho cán bộ Ban quản lý, cán bộ Kiểm lâm địa bàn, cán bộ lâm nghiệp xã và tổ bảo vệ rừng; Tổ chức 12 hội nghị tập huấn nghiệp vụ tại các xã trong Vườn Quốc Gia với 950 người tham gia. Kết hợp với UBND các xã, các thôn bản nằm trong vùng lõi tổ chức 27 hội nghị tuyên truyền công tác quản lý, bảo vệ rừng và công tác bảo tồn thiên nhiên cho các thôn bản với 2.178 người tham gia.

Trong các năm qua, được sự giúp đỡ của Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES), tổ chức Birdlife International, tổ chức FFI Việt Nam và các tổ chức .... Ban quản lý Vườn Quốc Gia Hoàng Liên đã gửi một số cán bộ tham gia các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn, tham quan học tập tại các Vườn Quốc gia và khu bảo tồn trong vá ngoài nước: (Vườn quốc gia Cúc Phương, Phong Nha Kẻ Bàng và một số khu bảo tồn khác...), tham gia các hoạt động điều tra, nghiên cứu trên địa bàn. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý dần được nâng cao và đáp ứng được một số hoạt động bảo tồn của Vườn Quốc Gia.

* Kết quả xây dựng hệ thống cột mốc ranh giới, bảng quy ước, biển báo cấm trong khu bảo tồn có sự tham gia của người dân địa phương

Được sự đầu tư của nhà nước và sự lỗ lực của ban quản lý, sự phối hợp của chính quyền và người dân địa phương từ khi Vườn Quốc Gia Hoàng Liên đi vào hoạt động đến nay đã điều tra và cắm mốc ngoài thực địa ranh giới 3 loại rừng, tổng số mốc đã cắm là 175 cái, bảng nội quy bảo vệ rừng 12 cái, biển báo hiệu và tuyên truyền 25, biển cấm lửa 30, biển cấp dự báo cháy rừng 5 cái.

* Đầu tư trang thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng

Vườn Quốc gia Hoàng liên được đầu tư xây dựng một khu nhà làm việc ban quản lý rộng 300m2 và một nhà tập thể cán bộ công chức rộng 250m2, một trung tâm Du lịch và Giáo dục môi trường, trung tâm cứu hộ động thực vật quy mô 29ha, nhà bảo tàng lưu trữ các sản vật ĐDSH, ngoài ra còn xây dựng 6 trạm kiểm lâm ở các xã trên địa bàn được đầu tư thiết bị phục vụ làm việc như máy tính, máy in, điện thoại ... và đầu thiết bị phục vụ nghiên cứu như: Ống nhòm, máy định vị toàn cầu GPS, máy ảnh... được nhà nước đầu tư trang thiết bị như vậy phần nào cũng đáp ứng được cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động QLBV rừng và bảo tồn thiên nhiên

xong việc đầu tư đó còn thiếu và chưa đầy đủ, cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu khoa học cần được đầu tư hơn nữa.

* Kiểm soát các hoạt động khai thác gỗ và săn bẫy bắt động vật rừng

Công tác kiểm soát các hoạt động khai thác gỗ và săn bắt động vật hoang dã được ban quản lý Vườn Quốc Gia, Hạt Kiểm Lâm Hoàng Liên quan tâm nhiều nhất. Đây là hoạt động thường xuyên của công tác quản lý bảo vệ rừng. Ban quản lý Vườn Quốc Gia chỉ đạo cán bộ các trạm kiểm lâm địa bàn thuộc Hạt Kiểm Lâm Hoàng Liên tổ chức tuần tra, nắm bắt tình hình trong nhân dân để kịp thời ngăn chặn các hoạt động mua bán vận chuyển lâm sản trái phép. Số lượng các vụ vi phạm có giảm nhưng vẫn còn xảy ra. Tuy nhiên, do đời sống người dân còn thấp, lao động dư thừa trong lúc nông nhàn, thiếu công ăn việc làm, thiếu kỹ thuật canh tác nên đời sống người dân địa phương còn phụ thuộc vào rừng. Mặt khác, do địa bàn rộng, địa hình hiểm trở, lực lượng cán bộ thiếu kinh nghiệm nên việc quản lý gặp không ít khó khăn. Trong những năm qua, mặc dù công tác quản lý bảo vệ đã tích cực thực hiện và đã đạt được một số kết quả quan trọng nhưng rừng vẫn còn bị xâm hại, hiện tượng người dân vào rừng khai thác, săn bắt vẫn còn xảy ra, việc quản lý lượng người vào rừng gặp rất nhiều khó khăn, nên việc kiểm soát các hoạt động khai thác gỗ và săn bắt động vật hoang dã gặp không ít khó khăn.

Bảng 3.14. Thống kê số vụ vi phạm về khai thác gỗ và săn bắt mua bán động vật hoang dã năm 2008 đến 2012

Hình thức vi phạm ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012

Khai thác, vận chuyển lâm

sản trái phép Vụ 12 12 12 09 08

Săn bắt động vật hoang dã Vụ 3 4 2 1 0

Lâm sản tịch thu M3 2.57 1.008 3.97 2.048 1.57

Động vật và sản phẩm kg 8 11 5 2 0

(Nguồn: Hạt kiểm lâm)

*Giáo dục bảo tồn và nâng cao nhận thức và sự phối hợp giữa các bên liên quan tham gia vào công tác bảo tồn đa dạng

Công tác giáo dục về bảo tồn và nâng cao nhận thức cho người dân đã được ban quản lý Vườn Quốc Gia phối hợp với chính quyền địa phương và các trường phổ thông trung học cơ sở thực hiện bằng các hình thức như tổ chức họp dân ký cam kết bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, xây dựng hương ước bảo vệ rừng, vận động tham gia bảo vệ rừng, đóng biển cấm tam giác ở các tuyến đường vào tiểu khu, cấp phát tờ lịch tuyên truyền, tổ chức thi tìm hiểu về công tác bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH ở 4 trường Trung học cơ sở,... nhằm nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH. Qua các hoạt động đó, nhận thức của người dân và chính quyền địa phương về các giá trị kinh tế, xã hội, môi trường và đa dạng sinh học và mục tiêu quản lý của Vườn Quốc Gia dần được nâng lên. Tổ chức ký quy chế phối hợp bảo tồn thiên nhiên giữa các huyện, xã giáp ranh, ký quy chế phối hợp giữa ban quản lý Vườn Quốc Gia và hạt Kiểm lâm Sa Pa. hạt Kiểm lâm huyện Tam Đường Lai Châu và ký quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng với lực lượng Dân quân, Công an...

Bảng 3.15. Kết quả các hoạt động tuyên truyền

TT Nội dung Đơn vị Số lƣợng

1 Họp thôn tuyên truyền phổ biến pháp luật về

bảo vệ và phát triển rừng và ĐDSH Thôn, bản 21

2 Ký cam kết bảo vệ rừng Hộ gia đình 1570

3 Xây dựng hương ước Bảo vệ rừng Thôn, bản 21

4 Thi tìm hiều về Vườn Quốc Gia và bảo vệ rừng

trong trường học Trường học 04

5 Biển cấm, biển báo, biển dự báo cháy rùng Cái 59 Tuy nhiên, công tác giáo dục về bảo tồn và nâng cao nhận thức chưa được thực hiện thường xuyên và chưa rộng khắp toàn bộ các vùng dân cư do kinh phí hoạt động chưa đáp ứng được. Mặt khác, một bộ phận lớn người dân mặc dù đã được tuyên truyền, giáo dục, hiểu được các quy định của pháp luật và giá trị của công tác bảo tồn và đa dạng sinh học nhưng họ vẫn chưa thay đổi được hành vi, họ vẫn lén lút vào rừng khai thác lâm sản trái phép, chưa thu hút được chính quyền và người dân tham gia tích cực vào hoạt động bảo vệ rừng. Do từ khi Vườn Quốc Gia được thành lập tới nay người dân trong vùng chưa có lợi ích kinh tế nào thông qua hoạt động bảo vệ rừng và vẫn chưa có các nguồn thu nhập thay thế khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Kiểm soát tình trạng xâm canh và các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng từ bên ngoài

Việc kiểm soát các hoạt động xâm canh được Ban quản lý Vườn Quốc Gia quan tâm thực hiện. Cán bộ Kiểm Lâm Vườn Quốc Gia thường xuyên bám nắm địa bàn, phối hợp với chính quyền địa phương và chính quyền khu vực giáp ranh tích cực tuyên truyền, vận động bà con dân tộc hạn chế canh tác nương rẫy. Nguyên nhân của việc xâm canh do người dân vùng đệm tiếp giáp với Vườn Quốc Gia thiếu đất canh tác nông nghiệp, tập quán canh tác nương rẫy và tập quán chăn thả gia súc thành bầy đàn. Người dân ở một số khu vực giáp rang với Vườn Quốc Gia không có đất canh tác đã vào rừng khai phá, phát rừng làm nương. Hoạt động xâm canh vẫn còn xảy ra nhưng đã giảm nhiều so với trước đây.

Bảng 3.16. Diện tích đất bị xâm lấn vào Vườn Quốc Gia qua các năm

Năm 2007 2008 2010 2011 2012

Diện tích xâm lấn 4,5ha 4.0ha 3.2ha 1.7ha 0.6ha

(Nguồn: Hạt kiểm lâm)

* Phòng cháy chữa cháy rừng

Công tác phòng cháy chữa cháy rừng được thực hiện rất tốt. Hàng năm, ban quản lý đều xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng. Kiện toàn ban chỉ đạo các vấn đề cấp bách về bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên của ban chỉ đạo trong mùa nắng khô dễ xảy ra cháy rừng đã phân công cán bộ trực phòng cháy rừng 24/24 giờ tại ban quản lý tại trạm bảo vệ rừng. Mua sắm dụng cụ phòng cháy, chữa cháy. Tổ chức diễn tập chữa cháy rừng quy mô cấp xã (tháng 6 năm 2010 tổ chức diễn tập chữa cháy rừng quy mô cấp xã tại xã Bản Hồ, tháng 5 năm 2011 tại xã Tả Van). Tổ chức 21 hội nghị tuyên truyền, tập huấn công tác quản lý bảo vệ rừng, công tác phòng cháy, chữa cháy và công tác bảo tồn đa dạng sinh học cho 21 thôn bản thuộc các xã vùng đệm của Vườn Quốc Gia Hoàng Liên Sa Pa.

Đến nay số vụ cháy rừng xảy ra trong Vườn Quốc Gia Hoàng Liên đã giảm nhiều, chỉ có một số vụ cháy đồi tranh, lau lách. Nguyên nhân dẫn tới cháy rừng chủ yếu là đốt phát rừng làm nương, dùng lửa bắt ong, trẻ em chăn trâu mang lửa vào rừng để sưởi ấm và một phần do thời tiết.

Bảng 3.17. số vụ cháy rừng tại Vườn Quốc Gia trong các năm

Năm 2007 2008 2009 2010 2012

Số vụ 0 0 02 01 01

(Nguồn: Chi cục kiểm lâm tỉnh)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng tại các xã nằm trong vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai (Trang 77 - 82)