Tìm hiểu các chính sách, pháp luật liên quan đến Quản lý bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng tại các xã nằm trong vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai (Trang 74 - 77)

Chính sách và pháp luật của Nhà nước là công cụ quan trọng để điều chỉnh mọi hành vi của con người trong xã hội. Mọi chủ trương chính sách của Nhà nước có tác động mạnh đến ý thức và hành động của con người, thông qua đó tác động đến sự biến đổi mọi điều kiện phát triển kinh tế xã hội và môi trường. Tuỳ theo điều kiện kinh tế, điều kiện tự nhiên, trình độ nhận thức của từng vùng, mà các chủ trương chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau đến các hoạt động của con người. Chính sách có thể khuyến khích, khích lệ người dân có những hành vi theo hướng có lợi cho xu thế phát triển kimh tế xã hội và đảm bảo an ninh môi trường. Nhưng ngược lại có thể có xu hướng dẫn đến theo hướng bất lợi, lãng phí, làm phương hại đến phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Nhưng mặt khác cũng có những chính sách cưỡng bức người dân phải hành

động bắt buộc theo quy định của Nhà nước. Vì vậy, những chính sách của Nhà nước luôn thay đổi cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, mối quan hệ của con người trong quá trình phát triển sản xuất. Xây dựng những chủ trương chính sách cho phù hợp với điều kiện và quan hệ sản xuất hiện tại là giải pháp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và công tác quản lý sử dụng tài nguyên rừng nói riêng.

Chính sách của Đảng và Nhà nước dù ở thời kỳ nào, giai đoạn nào cũng đã định hướng cơ bản cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, cũng như kinh tế lâm nghiệp nói riêng. Định hướng của chủ trương chính sách về lâm nghiệp đã cung cấp, hướng dẫn cho ngành lâm nghiệp nội dung về quản lý, sử dụng tài nguyên rừng trên toàn quốc. Mục đích của chính sách lâm nghiệp quốc gia là quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đất nước một cách bền vững. Trên cơ sở đáp ứng các nhu cầu về các sản phẩm cho xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời nâng cao sản lượng, cải tiến sản xuất, giảm bớt những lãng phí, nâng cao lợi ích kinh tế xã hội và xuất khẩu.

Hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến công tác quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững. Mục tiêu quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng là xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên. Cùng với đó nhà nước đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật và chính sách như:

- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi 2004; - Luật Bảo vệ Môi trường 2005;

- Luật Đất đai sửa đổi năm 2009; - Luật Đa dạng sinh học năm 2008

- Chỉ thị 12/2003/CT-Ttg ngày 16/5/2003 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng;

- Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ Tướng Chính Phủ Về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng

- Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/1/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy chữa cháy rừng.

- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

- Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

- Nghị định 117/NĐ-CP ngày 24/12 năm 2010 về tổ chức hệ thống tổ chức quản lý rừng đặc dụng.

- Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

- Thông tư số 70/2007-TT-BNN ngày 01/8/2007 Hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn.

Thông tư 35/2011/TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm 2011 về Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

- Quyết định 245/1998/QĐ - TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất Lâm nghiệp.

- Quyết định số 186/1006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng.

- Quyết định số 192/2003/QĐ-TTg ngày 17/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010.

- Quyết định Số: 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/2/2007 quyết định phê duyệt chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việ 2006 – 2020.

- Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việ 2006 – 2020.

Còn nhiều các văn bản pháp quy khác được ban hành từ Bộ NN & PTNT, liên bộ và cả từ chính quyền địa phương về những vấn đề liên quan đến quản lý và bảo vệ rừng. Một số chính sách của tỉnh vể phát triển lâm nghiệp đang áp dụng đó là: Nghị quyết số: 04-NQ/ĐH ngày 01/11/2010 của Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XIV, nhiệm kỳ 2010-2015; Nghị quyết số: 02 - NQ/TU ngày 22/12/2010 của Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ hai về chương trình công tác trọng tâm toàn khóa của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai, khóa VIX, nhiệm kỳ 2010-2015.

- Quyết định số: 1273/QĐ-UBND ngày 01/6/2007 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Lào Cai.

- Quyết định số 3947/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến 2020.

- Quyết định số: 443/QĐ-UBND ngày 28/02/2011 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt kết quả theo dõi diến biến tài nguyên rừng tỉnh Lào Cai năm 2010.

- Quyết đinh số 33/2007/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2007 quyết định về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy hệ thống Kiểm lâm tỉnh Lào Cai.

Ngoài ra, còn nhiều các văn bản pháp quy khác được ban hành từ Bộ NN & PTNT, liên bộ và cả từ chính quyền địa phương về những vấn đề liên quan đến quản lý và bảo vệ rừng. Những văn bản quy phạm đó đã góp phần giúp các địa phương và ngành Lâm nghiệp quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả hơn. Nhưng hiện nay đối với người dân sống trực tiếp tại Vườn Quốc Gia Hoàng Liên Sa Pa nói riêng và các khu bảo tồn trong cả nước (rừng đặc dụng) nói chung thì ngoài việc nhận tiền khoán bảo vệ với Vườn Quốc Gia thì người dân chưa được chính sách hưởng lợi từ việc quản lý bảo vệ rừng tại chỗ của mình để phục vụ nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng tại các xã nằm trong vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai (Trang 74 - 77)