Phương pháp phân tích thông tin và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng tại các xã nằm trong vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai (Trang 44 - 110)

Các số liệu, thông tin thu thập được trong thời gian ngoại nghiệp sẽ được thống kê, sắp xếp theo thư tự ưu tiên, mức độ quan trọng của từng vấn đề, từng ý kiến và từng quan điểm. Sau đó, thông tin được tổng hợp, phân tích và đánh giá theo phương pháp SWOT, khung logic và bằng các phần mềm thông dụng Excel, đối chiếu với kết quả điều tra nhanh. Những thông tin thu được bằng phân tích định tính và định lượng đều có tầm quan trọng như nhau và được sử dụng làm tư liệu cơ bản để xây dựng báo cáo tổng kết đề tài. Các thông tin, số liệu được tổng hợp, phân tích, đánh giá theo các nội dung sau:

- Phân tích, đánh giá các thông tin về điều kiện tự nhiên liên quan đến quản lý rừng. - Phân tích, đánh giá các thông tin về kinh tế liên quan đến quản lý rừng. - Phân tích các thông tin về thực trạng quản lý rừng trong vùng nghiên cứu. - Phân tích, đánh giá các thông tin về xã hội liên quan đến quản lý rừng

- Phân tích, đánh giá các thông tin về thể chế chính sách, những tồn tại, vướng mắc về chế độ chính sách trong quản lý rừng.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tài nguyên rừng và thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng Vƣờn Quốc Gia Hoàng Liên Sa Pa.

3.1.1. Tài nguyên rừng và đất rừng Vườn Quốc Gia Hoàng Liên

3.1.1.1. Diện tích các loại rừng và đất rừng Vườn Quốc Gia Hoàng Liên

Theo một số kết quả điều tra rừng ở VQG Hoàng Liên gồm các dạng: rừng rậm nguyên sinh thường xanh đai á nhiệt đới trên núi và trạng thái thứ sinh của nó, rừng ôn đới nguyên sinh, rừng ôn đới thứ sinh có cây gỗ lá rộng hỗn giao với trúc và các trạng thái trảng khác (gồm trảng bụi, trảng cỏ á nhiệt đới trên núi hoặc ôn đới trên núi).

Kết quả điều tra gần đây nhất của VQG Hoàng Liên cho biết, tài nguyên đất rừng và rừng của VQG Hoàng Liên có tổng diện tích vùng lõi 29.845 ha, cụ thể từng loại được thể hiện ở bảng 3.1

Bảng 3.1. Hiện trạng các loại rừng và sử dụng đất rừng VQG Hoàng Liên

STT Phân khu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích 29.845 100

I Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 16.963 56,84

A Đất lâm nghiệp 16.950,9 56,80

1 Đất có rừng 14.140,2 47,38

1.1 Rừng gỗ tự nhiên ít bị tác động 12.764,9 42,77

1.2 Rừng cây gỗ phục hồi 221,6 0,74

1.3 Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 436,6 1,46

1.4 Rừng tre trúc 714 2,39 1.5 Rừng trồng 3,1 0,01 2 Đất trống 2.810,7 9,42 2.1 Đất trống cỏ 314,1 1,05 2.2 Đất trống cây bụi 835,2 2,80 2.3 Đất trống có cây gỗ rải rác 1.661,4 5,567 B Đất nƣơng rẫy 12,1 0,04

II Phân khu phục hồi sinh thái 12.882 43,16

A Đất lâm nghiệp 11.019,2 36,92

1 Đất có rừng 4.699 15,74

1.1 Rừng gỗ tự nhiên ít bị tác động 1.647,6 5,52

1.2 Rừng cây gỗ phục hồi 866 2,90

1.3 Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 802,3 2,69

1.4 Rừng tre trúc 1.140,3 3,82 1.5 Rừng trồng 242,8 0,81 2 Đất trống 6.320,1 21,18 2.1 Đất trống cỏ 1.093,3 3,66 2.2 Đất trống cây bụi 4.451,2 14,91 2.3 Đất trống có cây gỗ rải rác 775,6 2,60

B Đất nông nghiệp + Dân cƣ 1.862,9 6,24

1 Ruộng lúa 690,6 2,31

2 Nương rẫy 987,1 3,31

Qua bảng trên ta thấy phân khu bảo vệ nghiêm ngăt là 16.963ha chiếm tỷ trọng 56,84% tổng diện tích của rừng VQG, phân khu phục hồi sinh thái là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12.882ha chiếm tỷ trọng 43,16% tổng diện tích rừng VQG, đặc biệt là diện tích đất nông nghiêp và thổ cư là 1.862,9ha chiếm tỷ trọng là 6,24% diện tích VQG. Đây là diện tích do người dân các dân tộc sinh sống và cũng là vấn đề gây khó khăm trong công tác quản lý rừng của VQG Hoàng Liên Lào Cai.

3.1.1.2. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

Khu vực VQG Hoàng liên thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, địa hình có sự chênh cao lớn từ 400m đến 3143m rất phức tạp và bị chia cắt nhiều bởi các dông núi và khe suối đan xen, nhiều nơi tạo thành vách đứng. Khí hậu của Khu VQG Hoàng Liên - Sa Pa biến đổi rõ theo mùa và theo đai độ cao. Trong Khu vực có nhiều loại đá mẹ và đất khác nhau nên kết cấu tự nhiên của khu hệ thực vật ở đây rất đa dạng. Theo kết quả khảo sát bước đầu của tổ chức BirdLife quốc tế, tổ chức FFI - Việt Nam và kết quả điều tra khảo sát của Trường ĐHLN và Trường ĐHKHTN cho thấy khu vực VQG Hoàng liên - Sa Pa có tính đa dạng sinh học cao và là điểm nóng về đa dạng sinh học mang tầm vóc quốc gia và quốc tế.

a Tài nguyên thực vật rừng

Thảm thực vật rừng trong khu Vườn Quốc Gia Hoàng Liên - Sa Pa rất đa dạng và phong phú từ các kiểu rừng kín thường xanh vùng thấp đến các kiểu rừng á nhiệt đới và ôn đới vùng núi cao; từ các kiểu rừng gần như nguyên sinh tới rừng thứ sinh, trảng cây bụi, trảng cỏ, từ các kiểu rừng hỗn giao cây lá kim tới các kiểu rừng lá rộng thường xanh và rừng thưa lùn trên núi cao; ngoài ra còn có các sinh cảnh khác như nương rẫy, đồng ruộng, suối, hồ nước, đất ngập nước chân núi. Trên các kiểu rừng còn tương đối nguyên sinh, thành phần loài thực vật rất phong phú, nhiều loài cây gỗ quý, cây thuốc quý có giá trị sử dụng cao như Pơ mu, Đinh, Giổi, Lan hài, Hoàng liên, Lan kim tuyến v.v. Trong các kiểu rừng thứ sinh, xuất hiện nhiều loài thực vật ưa sáng đặc trưng cho vùng núi cao như Tống quá sủ, Vối thuốc, Mận rừng, Cà muối, Màng tang, Bồ đề đỏ và nhiều loài thân tre như Sặt, Sặt gai, Vầu. Trên các trạng thái cây bụi cây cỏ chủ yếu là các loài Cỏ tranh, Cỏ chít, Cỏ lau, Cỏ rác, Cỏ lá, Cỏ lông, các loài cây bụi thấp như Cỏ Lào, Cỏ Lào tím, Đơn buốt, Ngải cứu v. v..

Hệ thực vật khu Vườn Quốc Gia Hoàng Liên Sa Pa rất đa dạng về số lượng loài cây, đa dạng loài, chi và họ thực vật.

Đa dạng về số lượng loài cây: Kết quả điều tra đã phát hiện có: 2432 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 898 chi, 209 họ, thuộc 6 ngành (Bảng 3.2.) như sau:

Bảng 3.2. Thành phần thực vật rừng VQG Hoàng Liên

Tên ngành Loài Chi Họ

Tên khoa học Tên Việt Nam SL % SL % SL %

Psilotophyta khuyết lá thông 1 0,04 1 0,11 1 0,48 Lycopodiophyta Thông đất 21 0,86 3 0,33 2 0,96 Equisetophyta Mộc tặc 2 0,08 1 0,11 1 0,48 Polypodiophyta Dương xỉ 280 11,51 98 10,91 25 11,96 Pinophyta Hạt trần 14 0,58 13 1,45 6 2,87 Magnoliophyta Hạt kín 2114 86,92 782 87,08 174 83,25 Tổng 2432 100 898 100 209 100

( nguồn: Kết quả điều tra của Vườn năm 2005)

Qua bảng 3.2 ta thấy rằng hệ thực vật VQG Hoàng Liên có mặt đầy đủ các ngành thực vật bậc cao có mạch của hệ thực vật Việt Nam, trong đó, ngành Khuyết lá thông - Psilotophyta và ngành Mộc tặc - Equisetophyta là những ngành kém đa dạng nhất. Tỷ trọng của các ngành tập trung chủ yếu vào ngành Hạt kín - Magnoliophyta, đây là ngành đa dạng nhất với tổng số 2114 loài, 782 chi của 174 họ, chiếm tỷ trọng từ 83% đến 87% của cả hệ. Các ngành còn lại đáng kể là Dương xỉ - Polypodiophyta với tỷ trọng trung bình khoảng 11%, ngành Hạt trần - Pinophyta có tỷ trọng thấp, khoảng 1 đến 3%, thấp hơn nữa là ngành Thông đất – Lycopodiophyta.

* Các chỉ số đa dạng

Vườn Quốc Gia đã xác định được các chỉ số đa dạng, đó là chỉ số họ, chỉ số chi và số chi trung bình của một họ. Các chỉ số không chỉ của cả hệ thực vật mà còn

tính cho từng ngành (Bảng 3.3). Hệ thực vật Hoàng Liên có chỉ số họ là 11,64, tức là trung bình mỗi họ đều có từ 11 đến 12 loài. Chỉ số đa dạng chi là 2,71 như vậy trung bình mỗi chi của hệ thực vật này có xấp xỉ 3 loài. Số chi trung bình của mỗi họ là 4,3 hay trung bình mỗi họ đều có từ 4 đến 5 chi.

Bảng 3.3. Các chỉ số đa dạng của hệ thực vật VQG Hoàng Liên

Cấp bậc chỉ số Chỉ số chi Chỉ số họ Số chi/số họ Psilotophyta 1,00 1,00 1,00 Lycopodiophyta 7,00 10,50 1,50 Equisetophyta 2,00 2,00 1,00 Polypodiophyta 2,86 11,20 3,92 Pinophyta 1,08 2,33 2,17 Magnoliophyta 2,70 12,15 4,49 Hệ thực vật 2,71 11,64 4,30

(nguồn: Kết quả điều tra của Vườn năm 2005)

Như vậy, ngành Lycopodiophyta là đa dạng nhất về mặt chỉ số, trung bình mỗi chi có 7 loài, mỗi họ có 10 loài, tiếp theo đó là Magnoliophyta và Polypodiophyta, mỗi chi trung bình có 3 loài và mỗi họ trung bình có 11 đến 12 loài.

* Đa dạng bậc họ

Hệ thực vật của VQG Hoàng Liên có 26 họ với số loài từ 25 trở lên, chúng được coi là đa dạng nhất và mặc dù chỉ chiếm 12,44% tổng số họ của khu hệ nhưng lại có số lượng loài đạt tới 55,02% tổng số (1338 loài) và số chi là 48,11% tổng số của hệ (432 chi) chi tiết xem (Bảng 3.4)

Bảng 3.4. Các họ đa dạng nhất hệ thực vật Hoàng Liên

TT Tên họ Tên Việt Nam Số loài % Số chi %

1 Orchidaceae Họ Lan 134 5,51 47 5,23 2 Rubiaceae Họ Cà phê 88 3,62 35 3,90 3 Asteraceae Họ Cúc 85 3,50 42 4,68 4 Rosaceae Họ Hoa hồng 85 3,50 17 1,89 5 Cyperaceae Họ Cói 76 3,13 14 1,56 6 Ericaceae Họ Đỗ quyên 74 3,04 10 1,11

7 Araliaceae Họ Nhân sâm 58 2,38 14 1,56

8 Theaceae Họ Chè 57 2,34 10 1,11

9 Poaceae Họ Lúa 56 2,30 38 4,23

10 Polypodiaceae Họ Ráng đa túc 53 2,18 16 1,78

10 họ đa dạng nhất (4,78% số họ) 766 31,50 243 27,06 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11 Lamiaceae Họ Bạc hà 52 2,14 26 2,90

12 Myrsinaceae Họ Đơn nem 49 2,01 4 0,45

13 Dryopteridaceae Họ 44 1,81 10 1,11

14 Fagaceae Họ Dẻ 42 1,73 6 0,67

15 Moraceae Họ Dâu tằm 40 1,64 4 0,45

16 Lauraceae Họ Long não 39 1,60 12 1,34

17 Melastomataceae Họ Mua 37 1,52 16 1,78

18 Fabaceae Họ Đậu 37 1,52 21 2,34

19 Urticaceae Họ Gai 37 1,52 13 1,45

20 Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 34 1,40 16 1,78

21 Scrophulariaceae Họ Hoa mõn chó 28 1,15 16 1,78

22 Convallariaceae Họ Tỏi đá 28 1,15 10 1,11

23 Woodsiaceae 27 1,11 7 0,78

24 Smilacaceae Họ Kim cang 27 1,11 2 0,22

25 Thelypteridaceae 26 1,07 16 1,78

26 Gesneriaceae Họ Thượng tiễn 25 1,03 10 1,11

Tổng (19,14% tổng số họ) 1338 55,02 432 48,11

Những nét đặc trưng của hệ thực vật thường được xem xét trên 10 họ đa dạng nhất, đó là những họ có số loài đông đảo nhất. Hệ thực vật VQG Hoàng Liên có 10 họ đa dạng nhất, mặc dù chỉ chiếm khiêm tốt 4,78% tổng số họ nhưng lại có số loài là 833 và số chi là 243, chiếm 31,5% tổng số loài và 27,06% tổng số chi của toàn hệ. Đó là các họ sau: Phong Lan - Orchidaceae, Hoa hồng - Rosaceae, Cà phê - Rubiaceae, Cúc - Asteraceae, Đỗ quyên - Ericaceae, Cói - Cyperaceae, Ráng đa túc - Polypodiaceae, Nhân sâm - Araliaceae, Chè - Theaceae và Lúa - Poaceae

Trong số các họ đa dạng nhất thấy đa phần chúng đều là những họ giàu loài của Việt Nam, đặc biệt là họ Lan - Orchidaceae, họ Cà phê - Rubiaceae, họ Cúc - Asteraceae, họ Hoa hồng (Rosaceae), trong đó có nhiều họ mà sự có mặt đông đúc các thành viên của nó là một sự thể hiện tính chất của một hệ thực vật thuộc về á nhiệt đới trên núi hoặc ôn đới, các đại diện đó là: họ Đỗ quyên - Ericaceae, họ Hoa hồng - Rosaceae, họ Chè - Theaceae và họ Cúc - Asteraceae.

Trong số các họ đa dạng nhất của hệ thực vật Hoàng Liên, chúng tôi thấy có họ Ráng đa túc - Polypodiaceae có đến 53 loài và được xếp vào một trong mười họ đa dạng. Điều đó một lần nữa khẳng định Hoàng Liên là một môi trường thuận lợi, thích hợp cho các loài Dương xỉ phân bố.

* Đa dạng bậc chi

Các chi đa dạng nhất: Hệ thực vật của VQG Hoàng Liên có 31 chi có nhiều hơn 10 loài, chiếm 4,71% tổng số chi của hệ nhưng số loài thuộc về các chi này là 557 loài, chiếm 29,90% tổng số loài của hệ. 10 chi đa dạng nhất (chiếm 1,01% tổng số chi của hệ) có số loài là 280, chiếm 11,51% tổng số loài của toàn hệ, đó là các chi Carex (họ Cói - Cyperaceae), Rhododendron (họ Đỗ quyên - Ericaceae), Rubus

(họ Hoa Hồng - Rosaceae), Ficus (họ Dâu tằm - Moraceae), Smilax (họ Kim cang - Smilacaceae), Ardisia (họ Đơn nem - Myrsinaceae), Asplenium (họ Ráng nguyệt xỉ - Aspleniaceae), Lithocarpus (họ Dẻ - Fagaceae) và Eurya (họ Chè - Theaceae). Chi tiết được ghi ở Bảng 3.5 sau đây:

Bảng 3.5. Các chi đa dạng nhất hệ thực vật Hoàng Liên

STT Tên chi Thuộc họ Số loài %

1 Carex Cyperaceae 45 1,71 2 Rhododendron Ericaceae 42 1,59 3 Rubus Rosaceae 41 1,56 4 Ficus Moraceae 34 1,29 5 Smilax Smilacaceae 26 0,99 6 Ardisia Myrsinaceae 25 0,95 7 Asplenium Aspleniaceae 24 0,91 8 Schefflera Araliaceae 21 0,80 9 Lithocarpus Fagaceae 21 0,80 10 Eurya Theaceae 20 0,76

10 chi đa dạng nhất (1,01% tổng số chi) 280 11,81

11 Liparis Orchidaceae 20 0,76 12 Acer Aceraceae 18 0,68 13 Symplocos Symplocaceae 18 0,68 14 Vaccinium Ericaceae 17 0,65 15 Begonia Begoniaceae 17 0,65 16 Dendrobium Orchidaceae 16 0,61 17 Elaeocarpus Elaeocarpaceae 16 0,61 18 Camellia Theaceae 15 0,57 19 Dryopteris Dryopteridaceae 15 0,57 20 Polygonum Polygonaceae 14 0,53 21 Pteris Pteridaceae 14 0,53 22 Quercus Rosaceae 14 0,53 23 Selaginella Fagaceae 14 0,53 24 Senecio Myrsinaceae 13 0,49 25 Tetrastigma Vitaceae 13 0,49 26 Clematis Ranuculaceae 13 0,49 27 Diplazium Polypodiaceae 12 0,46 28 Lepisorus Polypodiaceae 12 0,46 29 Maesa Myrsinaceae 12 0,46 30 Prunus Rosaceae 12 0,46 31 Viola Violaceae 12 0,46

Tổng số loài (3,13% tổng số chi của toàn hệ) 577 29,0

Qua bảng trên ta thấy rằng: Trong số các chi đa dạng nhất ta bắt gặp Carex, đó là một chi đại diện cho rừng nguyên sinh, cùng với Rhododendron, một chi đại diện cho hệ thực vật á nhiệt đới núi vừa và ôn đới, chi Rubus với rất nhiều loài phân bố ở vùng ôn đới và vùng á nhiệt đới núi vừa. Điều đó vừa cho thấy tính chất của hệ thực vật Hoàng Liên là á nhiệt đới núi vừa, đồng thời cũng cho thấy giá trị của tính nguyên sinh, đặc sắc của hệ thực vật này. Chi Asplenium là đại diện một lần nữa cho thấy tính đa dạng của Dương xỉ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các chi thực vật tàn dư: khu vực còn có nhiều loài là đặc trưng cho thực vật á nhiệt đới, có nguồn gốc từ Đệ tam, thuộc khu phân bố Việt Nam - Nam Trung Hoa còn sót lại (theo Thái Văn Trừng, 1978) như các chi sau: Acer, Carex, Magnolia, Rhodoleia, Liquidambar, Ranuculus, Houdendron, Rehderodendron, Schisandra, Kadsura, Buddleja, Cornus, Fordiophyton, Viola, Aniandra, Anneslea, Liriodendron, Sorbus, Potentilla, Manglietia

* Thực vật quý hiếm

- Các loài cần được bảo vệ theo Sách Đỏ Việt Nam năm 2007

Hệ thực vật Hoàng Liên có tổng số 72 loài được ghi nhận trong SĐVN, chiếm 3% tổng số loài của khu hệ và chiếm 23,86% tổng số loài quí hiếm trong SĐVN. Trong đó, số loài quí hiếm đang ở mức nguy cấp (cấp E) là 11 loài, hầu hết chúng đều là những loài cây thuốc quí như Hoàng liên gai - Berberis wallichiana, Berberis julianae, Tế hoa - Asarum glabrum, Sâm vũ diệp - Panax bipinnatifidus, Hoàng liên - Coptis chinensis... Số loài quí hiếm trong tình trạng sắp nguy cấp (cấp V) là 12 loài, một số là cây thuốc, số khác là những cây gỗ quí như Vàng tâm - Manglietia fordiana, Kim giao - Nageia fleuryi, Hoàng liên ô rô - Mahonia nepalensis, Thổ phục linh - Smilax glabra... Có 13 loài đang trong tình trạng bị đe doạ (cấp T) trong đó có cả loài Tuy líp gỗ - Liriodendron chinense, một loài mà ở Việt Nam chỉ tìm thấy ở Sa Pa - Hoàng Liên Sơn. Số lượng loài ở cấp độ hiếm (cấp R) của hệ thực vật Hoàng Liên là 32 loài, nhiều trong số đó là cây thuốc, còn lại là các loài cây có công dụng làm cảnh, các loài Hạt trần hoặc Phong lan... Ở cấp độ K, hệ thực vật Hoàng Liên có 4 loài. Danh sách các loài quý hiếm được ghi nhận trong SĐVN năm 2007

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng tại các xã nằm trong vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai (Trang 44 - 110)