Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các mô hình canh tác lúa nước sri và fdp tại huyện văn chấn - tỉnh yên bái (Trang 36 - 101)

4. Câu hỏi nghiên cứu

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.1.1. Phương pháp tham khảo kế thừa tài liệu.

- Kế thừa các tài liệu, số liệu có sẵn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu từ các cơ quan nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng.

- Các số liệu đƣợc kế thừa một cách có chọn lọc, đảm bảo tính chính thống, cập nhật, đáp ứng đƣợc độ chính xác yêu cầu.

2.3.1.2. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA).

- Điều tra phỏng vấn trực tiếp ngƣời dân địa phƣơng, chủ hộ sản xuất bằng bộ câu hỏi và phiếu điều tra lập sẵn (phụ biểu 01) để thu thập các thông tin, số liệu sơ cấp đánh giá hiệu quả kinh tế, tác động xã hội và khả năng bảo vệ môi trƣờng.

- Số hộ điều tra: 126 hộ trên địa bàn 4 xã thuộc 3 vùng của huyện là: + Vùng trong: xã Thanh Lƣơng và xã Sơn A

+ Vùng ngoài: xã Đồng Khê + Vùng cao: xã Nậm Lành

- Sử dụng ma trận SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities and Threats): phân tích đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi áp dụng các kỹ thuật canh tác lúa cải tiến.

2.3.1.3. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp.

- Đầu tiên tiến hành điều tra sơ bộ khu vực nghiên cứu, xác định hiện trạng các mô hình canh tác lúa trên địa bàn nghiên cứu (số lƣợng, quy mô, phạm vi phân bố)

- Xác định năng suất và hiệu quả kinh tế (của các cây trồng ở các công thức, mô hình nghiên cứu).

2.3.1.4. Phương pháp lấy mẫu đất phân tích.

. - Mẫu đất nông hóa dùng để nghiên cứu phân tích các thành phần trong đất tại các địa điểm nghiên cứu, có so sánh với mẫu đối chứng.

- Mẫu đất nông hóa là mẫu hỗn hợp, lấy đƣợc bằng cách trộn đều nhiều mẫu riêng biệt lấy từ nhiều vị trí khác nhau trên vùng đất mà mẫu đó đại diện.

- Mẫu đất lấy ở độ sâu canh tác, tùy theo đặc điểm cây trồng, độ sâu bón phân và yêu cầu nghiên cứu để quy định độ sâu lấy mẫu thích hợp. Ở đây ta lấy ở hai tầng : 0 – 20 cm

- Mỗi mẫu đất trồng lấy theo kiểu hỗn hợp gồm từ 15 - 25 mẫu đất riêng biệt trộn đều với nhau. Lấy mẫu hỗn hợp có khối lƣợng khoảng 0,5 kg.

- Lấy mẫu theo quy tắc đƣờng thẳng góc: lấy một điểm A ở trung tâm đám đất, kẻ 2 đƣờng thẳng vuông góc với nhau qua A. Theo 2 đƣờng thẳng vuông góc, lấy mẫu thứ nhất ở A và tùy theo diện tích và số mẫu định lấy để xác định khoảng cách giữa vị trí hai mẫu (Hình 1)

Hình 1: Vị trí lấy mẫu đất

- Mẫu đất đƣợc gói bằng túi polyetylen. Mỗi mẫu đất đều phải có nhãn ghi rõ:

- Số hiệu hoặc ký hiệu của mẫu. - Địa điểm lấy mẫu.

- Vị trí lấy mẫu. - Độ sâu lấy mẫu.

- Ngày, tháng, năm lấy mẫu. - Tên họ ngƣời lấy mẫu.

- Thời gian và địa điểm lấy mẫu đất: Lấy mẫu đất tại các mô hình trồng lúa theo SRI, FDP và ruộng canh tác truyền thống. Chia làm 2 đợt, trƣớc vụ gieo cấy và sau khi thu hoạch.

- Số lƣợng: 16 mẫu

Mẫu phân tích gửi về phòng phân tích hóa học của Viện Khoa học sự sống – Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Phân tích chỉ tiêu: PH đất, N tổng số, P tổng số, K tổng số và OM (theo các phƣơng pháp của các phòng

Nts: TCVN6498:1999 Pts: TCVN 8940:2011 Kts: TCV8660:2011 pH: TCVN 5979:2007 OM: TCVN 4050:1985 2.3.2. Phương pháp so sánh.

Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rất rộng rãi trong công tác nghiên cứu, thông qua phƣơng pháp này ta có thể rút ra các kết luận về hiệu quả của các mô hình canh tác. Thông qua phƣơng pháp này chúng ta sẽ đánh giá đƣợc những mặt mạnh, mặt yếu, mặt đƣợc và chƣa đƣợc của từng mô hình canh tác để từ đó có những đánh giá chung nhất, những kiến nghị và giải pháp hiệu quả nhất nhằm phát triển mở rộng mô hình, nâng cao hiệu quả của mô hình.

2.3.3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.

Đánh giá hiệu quả các mô hình canh tác lúa tại địa phƣơng, đồng thời tham khảo ý kiến của các cán bộ khoa học, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và những chủ hộ có kinh nghiệm để rút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu, tính toán, đánh giá hiệu quả kinh tế.

Số liệu điều tra đƣợc tổng hợp, tính toán và xử lý trên phần mềm Excel.

2.3.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả.

- Tổng giá trị sản xuất (GO)

Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ đƣợc tạo ra trong một kỳ nhất định (thƣờng là một năm hoặc một vụ). Đối với hệ thống cây trồng, tổng giá trị sản xuất chính là giá trị sản lƣợng trên đơn vị diện tích (ha).

GO = tổng xích ma (Di x Ni x Gi) Di là diện tích cây trồng loại i Ni là năng suất cây trồng loại i Gi là đơn giá tƣơng ứng

- Chi phí trung gian (IC)

Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ bỏ ra trong quá trình sản xuất. - Tổng chi phí (TC): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất bằng tiền bao gồm cả khấu hao tài sản cố định tham gia vào trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm đó. Trong sản xuất trồng trọt chi phí vật chất thƣờng bao gồm chi phí trung gian cộng với lao động, khấu hao tài sản cố định.

- Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị tăng thêm của ngƣời sản xuất khi đầu tƣ vào trong sản xuất. Và đƣợc tính bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất với chi phí trung gian:

VA = GO - IC

Đây là chỉ tiêu luôn nhận đƣợc sự quan tâm của ngƣới sản xuất. Đặc biệt là trong các quyết định ngắn hạn. Bởi lẽ nó phản ánh các kết quả của việc đầu tƣ các chi phí vật chất và lao động của từng hộ và khả năng quản lý của chủ hộ.

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần chi trả cho lao động chân tay, lao đông quản lý của hộ nông dân cùng phần tiền lãi thu đƣợc trên mỗi mô hình kinh tế hoặc từng loại cây trồng vật nuôi.

2.3.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích. + GO/ha . + VA/ha

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của vốn đầu tƣ. + MI/IC GO/TC + VA/IC - Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả lao động.

+ GO/lao động (Lđ) MI/lao động (Lđ) VA/lao động(Lđ) + GO/TC, Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí sản xuất.

+ MI/Lđ, Thu nhập hỗn hợp trên một công lao động.

Thực chất là đánh giá kết quả đầu tƣ lao động sống cho từng mô hình sản xuất hoặc từng loại cây trồng vật nuôi là cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của từng ngƣời lao động.

+ VA/IC Giá trị gia tăng trên một đồng vốn chi phí trung gian.

Đây là chỉ tiêu tƣơng đối của hiệu quả, phản ánh hiệu quả sử dụng của các chi phí biến đổi trong sản xuất.

2.3.5. Phương pháp đánh giá

- Đánh giá hiệu quả và bảo vệ sinh thái, môi trƣờng thông qua các chỉ tiêu về: điều hòa nguồn nƣớc, cải thiện tiểu khí hậu, cải thiện lý hóa tính của đất, đa dạng loài, khả năng bảo vệ và chống rửa trôi đất.

- Đánh giá hiệu quả về xã hội thông qua các tiêu chí: mức độ chấp nhận của ngƣời dân (số hộ, loại kỹ thuật đƣợc tham gia, chấp nhận…); Hiệu quả giải quyết việc làm; khả năng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng…

- Đánh giá hiệu quả tổng hợp bằng phƣơng pháp ECT (Effective Indicator of Farming System - Chỉ số hiệu quả của hệ thống canh tác)

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả nghiên cứu về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội

3.1.1. Điều kiện tự nhiên.

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Văn Chấn là huyện miền núi, tổng diện tích tự nhiên 121.090,02 ha, chiếm 17% diện tích toàn tỉnh. Huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Yên Bái, trên tọa độ địa lý: từ 20020‟ đến 21045‟ vĩ độ Bắc; từ 104020‟ đến 104053‟ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Mù Căng Chải;

- Phía Đông giáp huyện Văn Yên và Trấn Yên; - Phía Tây giáp huyện Trạm Tấu;

- Phía Nam giáp tỉnh Sơn La.

Văn Chấn cách trung tâm chính trị – kinh tế – văn hoá tỉnh 72 km; cách thị xã Nghĩa Lộ 10 km; cách Hà Nội 200 km, có đƣờng quốc lộ 32 chạy dọc theo chiều dài của huyện, là cửa ngõ đi vào thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu, Mù Căng Chải, huyện Phù Yên, Bắc Yên tỉnh Sơn La và tỉnh Lai Châu. Đƣờng quốc lộ 37 chạy qua 4 xã, đây là điều kiện thuận lợi cho giao lƣu phát triển kinh tế với các huyện trong tỉnh và các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Lai Châu.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo.

Văn Chấn nằm ở sƣờn phía Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn. Địa hình phức tạp, có nhiều rừng, núi, hang động, suối khe chằng chịt, thung lũng bằng phẳng. Độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển 400m. Với địa hình khá phức tạp, Văn Chấn đƣợc phân chia thành 3 tiểu vùng kinh tế: Vùng trong (vùng cánh đồng Mƣờng Lò) gồm 12 xã, là vùng tƣơng đối bằng phẳng là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển, đặc biệt là trồng lúa nƣớc.

Vùng ngoài: gồm 9 xã, thị trấn, có lợi thế về phát triển vƣờn đồi, vƣờn rừng và trồng lúa nƣớc.Vùng cao thƣợng huyện: gồm 10 xã, có độ cao trung bình 600m trở lên so với mực nƣớc biển, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, chăn nuôi đại gia súc.

3.1.1.3. Đặc điểm địa chất.

Về địa chất của Văn Chấn, có thể trình bày tóm lƣợc thông qua các hệ địa tầng chính nhƣ sau:

- Hệ tầng Sin Quyền (PR1-2sq): Phân bố thành dải lớn kéo dài từ Ba Khe đến hết địa bàn huyện theo hƣớng Tây Bắc, Sùng Đô, dọc Suối Bu đến Suối Giàng, Suối Quyền, Chấn Thịnh, Thƣợng Bằng La, Cát Thịnh và một phần địa phận xã Nậm Mƣời và Sùng Đô. Thành phần chủ yếu gồm: Plagiocla hai mica (biotit và mutcovit), đá phiến thạch anh hai mica, đá phiến hai mica có granat, đá phiến grafit, quaczit, quaczit-manhetit, amfibol, đá hoa.

- Hệ tầng Sa Pa phụ hệ tầng dưới (PR3sp1): Phân bố dạng dải thuộc Đông Bắc Suối Giàng qua An Lƣơng kéo lên Sùng Đô và một phần phía Tây xã Chấn Thịnh, Nghĩa Tâm. Thành phần gồm: Đá phiến mutcovit-clorit, đá phiến thạch anh clorit-mutcovit, đá phiến clorit-xerixit có xen kẹp các lớp mỏng quaczit.

- Hệ tầng Cam Đường (1cđ): Phân bố từ Làng Diềm đến Làng Lom (phía Tây Nam xã Nghĩa Tâm) và dải Đông Bắc Suối Giàng, An Lƣơng, Suối Bu và tập trung tại địa bàn xã Sùng Đô. Thành phần: Đá phiến đen filit hóa, đá phiến clorit-xerixit-granat, đá phiến fotfo, đá phiến thạch anh xerixit-clorit- granat, cát kết, quaczit, đá vôi.

- Hệ tầng Suối Tra (D1st): Phân bố dƣới dạng khối tại Bản Dạ (Nam Thƣợng Bằng La) và dãy lớn từ Trung Sơn (phía Đông Nghĩa Tâm) qua Bình Thuận lên Đông Song và Đông Thập (phía Đông xã An Lƣơng). Thành phần: Đá phiến sét, cát kết dạng quaczit, đá vôi.

- Hệ C1-2: Phân bố dƣới dạng dải giữa xã Cát Thịnh và xã Thƣợng Bằng La, qua phía Nam TTNT Trần Phú và Cát Thịnh kéo dài lên Suối Bu và một phần phía Đông Sơn Thịnh. Thành phần chủ yếu gồm: Đá vôi, đá vôi sét, cuội kết.

- Hệ tầng Suối Bàng (T3n-rsb): Phân bố dƣới dạng khối nhỏ tại Làng Biểu (Nam Thƣợng Bằng La), phía Đông TTNT Trần Phú và dải hẹp bên phải đƣờng ô tô đi từ Ba Khe tới Bản Suối Quyền (giữa xã Sùng Đô với xã Gia Hội). Thành phần: Cát kết, đá phiến, bột kết, sỏi kết, đá phiến sét than.

- Hệ tầng Nậm Qua (J-Knq): Phân bố rải rác thành các dải hẹp, nhỏ từ Ba Khe tới Núi Bu (Suối Giàng) và các khối nhỏ tại phía Đông TTNT Trần Phú (bên phải đƣờng ô tô từ Thƣợng Bằng La đi Cát Thịnh) và dãy núi Đá Lửa nằm về phía Đông Bắc Gia Hội. Thành phần: Cuội kết, sỏi kết, thạch anh, đá phiến than, đá phiến, cát kết có thành phần núi lửa otofia.

- Hệ tầng Tú Lệ (J-Ktl1): Phân bố ở bên trái đƣờng ô tô từ Nơi Khum (Đông Bắc Cát Thịnh) tới Xoun Nioc Tou (TTNT Nghĩa Lộ), dải hẹp từ Bản Kọc qua Bản Hiền Sa dọc đƣờng ô tô lên tới Bản Lin (Tú Lệ), khu vực suối Ngòi Thia và còn thấy ở địa bàn các xã Nghĩa An, Nghĩa Sơn, Hạnh Sơn... dƣới dạng các điểm lộ với quy mô nhỏ. Thành phần chính gồm: Cuội kết tufogen, đá phiến tufogen, bột kết tufogen, cát kết tufogen màu xám, đá vôi.

- Hệ tầng Ngòi Thia (Knt): Phân bố ở bên trái đƣờng ô tô từ Cát Thịnh đến Tú Lệ, dạng khối lớn tại Đồng Khê, phía Nam Thạch Lƣơng, chiếm hầu hết diện tích các xã Nghĩa Sơn, Hạnh Sơn, Nghĩa An... Thành phần chủ yếu gồm: Riolit pocfia tƣớng á núi lửa và núi lửa.

3.1.1.4. Đặc điểm khí hậu

- Văn Chấn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, phía Bắc là tiểu vùng mƣa nhiều, phía Nam là vùng mƣa ít nhất tỉnh, thích hợp phát triển các loại động, thực vật á nhiệt đới, ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn – Tú Lệ, thích hợp phát triển các loại cây lƣơng thực, thực phẩm, chè vùng thấp, vùng cao, cây ăn quả và cây lâm nghiệp.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm: 20 - 23OC; mùa Đông rét đậm, nhiệt độ có thể xuống tới - 3OC đến - 2OC; tổng nhiệt độ cả năm khoảng 7.500 - 8.000O

C.

- Lượng mưa trung bình hàng năm: Từ 1.300 - 1.600 mm; số ngày mƣa trong năm là 140 ngày. Lƣợng mƣa đƣợc phân bố vào 2 mùa rõ rệt, từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau ít mƣa, từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm nhiều mƣa.

- Độ ẩm bình quân: Khoảng 83 - 87%, thấp nhất là 50%. Lƣợng bốc hơi trung bình từ 770 - 780 mm/năm.

- Ánh sáng: Thời gian chiếu sáng nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9; ít nhất từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau. Tổng giờ nắng trong năm khoảng 1.620 - 1.760 giờ. Lƣợng bức xạ thực tế đến mặt đất bình quân cả năm đạt 45%. Thích hợp phát triển các loại động thực vật á nhiệt đới, ôn đới và các loại cây lƣơng thực, thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp.

- Gió: Do đặc điểm địa hình lòng máng chạy theo hƣớng Đông Nam - Tây Bắc nên gió phần lớn thổi theo độ mở của thung lũng. Gió khô và nóng thƣờng xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm (tập trung vào tháng 5 và tháng 7). Ngày gió nóng, nhiệt độ không khí lên tới 35OC; độ ẩm giảm xuống dƣới 50%, thậm chí có khi xuống 10%. Bình quân mỗi năm có 17 ngày có gió khô nóng.

- Sương muối: Thƣờng xuất hiện từ tháng 12 năm trƣớc đến tháng 2 năm sau, mỗi ngày kéo dài từ 1 đến 2 giờ.

3.1.1.5. Đặc điểm sông ngòi

Văn Chấn gồm có 3 hệ thống ngòi suối lớn:

- Hệ thống suối Ngòi Thia: Dài 104 km, có diện tích lƣu vực 824 km2 bao gồm các nhánh: Ngòi Nhì dài 30 km, có diện tích lƣu vực 360 km2; Nậm Tăng dài 8 km, có lƣu vực 156 km2; Nậm Mƣời dài 18 km, có diện tích lƣu vực 166 km2; và Nậm Đông dài 28 km, có diện tích lƣu vực 142 km2

- Hệ thống suối Ngòi Lao: dài 66 km, diện tích lƣu vực 510 km2, gồm các nhánh: Ngòi Phà dài 14 km, có diện tích lƣu vực 50 km2

; Ngòi Tú dài 20 km, có diện tích lƣu vực 63 km2; Ngòi Mỵ dài 10 km, có diện tích lƣu vực 27 km2

.

- Hệ thống Ngòi Hút: gồm nhiều suối nhỏ với diện tích lƣu vực thuộc

Một phần của tài liệu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các mô hình canh tác lúa nước sri và fdp tại huyện văn chấn - tỉnh yên bái (Trang 36 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)